Đề thi HK2 môn Toán 8 năm 2021
Trường THCS Thạch Xá
-
Câu 1:
Giải phương trình sau: \({2\left( {4x - 7} \right) = 3\left( {x + 1} \right) + 18}\)
A. \(x = 3\)
B. \(x = 9\)
C. \(x = 7\)
D. \(x = 5\)
-
Câu 2:
Giải phương trình sau: \({\frac{{3x + 2}}{2} + \frac{{5 - 2x}}{3} = \frac{{11}}{6}}\)
A. \(x = - 1\)
B. \(x = 1\)
C. \(x = - 2\)
D. \(x = 2\)
-
Câu 3:
Giải phương trình sau: \({\left| {x - 1} \right| + 7 = 3x}\)
A. \(x = 4\)
B. \(x = 3\)
C. \(x = 2\)
D. \(x = 5\)
-
Câu 4:
Giải phương trình sau: \({\frac{{x + 2}}{{x + 3}} + \frac{{2x - 1}}{{x - 3}} = \frac{{13x - 9}}{{{x^2} - 9}}}\)
A. \(x = 3\)
B. \(x = 2\)
C. \(x = 0\)
D. \(x = 1\)
-
Câu 5:
Một ô tô đi từ A đến B trong một thời gian dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 40 km/h thì đến B chậm hơn 30 phút so với thời gian dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì đến B sớm hơn 24 phút so với thời gian dự đinh. Tính chiều dài quãng đường AB.
A. \(190\,\,km\)
B. \(160\,\,km\)
C. \(180\,\,km\)
D. \(170\,\,km\)
-
Câu 6:
Chọn khẳng định đúng về khẳng định hai phương trình của các câu sau:
A. Hai phương trình x2 – 2x + 1 = 0 và x2 – 1 = 0 là hai phương trình tương đương
B. Hai phương trình x2 – 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) không tương đương vì x = 1 là nghiệm của phương trình (1) nhưng không là nghiệm của phương trình (2).
C. Hai phương trình x2 – 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) không tương đương vì x = -1 là nghiệm của phương trình (1) nhưng không là nghiệm của phương trình (2).
D. Hai phương trình x2 – 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) không tương đương vì x = -1 là nghiệm của phương trình (2) nhưng không là nghiệm của phương trình (1).
-
Câu 7:
Số x0 được gọi là nghiệm của phương trình A(x) = B(x) khi
A. A(x0) < B(x0)
B. A(x0) > B(x0)
C. A(x0) = -B(x0)
D. A(x0) = B(x0)
-
Câu 8:
Nếu phương trình P(x) = m có nghiệm x = x0 thì x0 thỏa mãn:
A. P(x) = x0
B. P(m) = x0
C. P(x0) = m
D. P(x0) = -m
-
Câu 9:
Phương trình 5 – x2 = -x2 + 2x – 1 có nghiệm là:
A. x = 3
B. x = -3
C. x = ±3
D. x = 1
-
Câu 10:
Phương trình 2x – 3 = 12 – 3x có bao nhiêu nghiệm?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số nghiệm
-
Câu 11:
Giả sử \(x_0\) là một số thực thỏa mãn 3 – 5x = -2. Tính giá trị của biểu thức S = ta đươc
A. S = 1
B. S = -1
C. S = 4
D. S = -6
-
Câu 12:
Gọi x0 là một nghiệm của phương trình 5x – 12 = 4 - 3x. x0 còn là nghiệm của phương trình nào dưới đây?
A. 2x – 4 = 0
B. -x – 2 = 0
C. x2 + 4 = 0
D. 9 – x2 = -5
-
Câu 13:
Một xưởng dệt theo kế hoạch mỗi ngày phải dệt 30 áo. Trong thực tế mỗi ngày xưởng dệt được 40 áo nên đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày, ngoài ra còn làm thêm đươc 20 chiếc áo nữa. Hãy chọn câu đúng. Nếu gọi thời gian xưởng làm theo kế hoạch là x (ngày, x > 30). Thì phương trình của bài toán là:
A. 40x = 30(x – 3) – 20
B. 40x = 30(x – 3) + 20
C. 30x = 40(x – 3) + 20
D. 30x = 40(x – 3) – 20
-
Câu 14:
Một hình chữ nhật có chu vi 372 m nếu tăng chiều dài 21m và tăng chiều rộng 10m thì diện tích tăng 2862m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:
A. 132m
B. 124m
C. 228m
D. 114m
-
Câu 15:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 56m. Nếu tăng chiều dài 4m và giảm chiều rộng 2m thì diện tích tăng 8m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:
A. 16m
B. 18m
C. 15m
D. 32m
-
Câu 16:
Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?
A. 13 tuổi
B. 14 tuổi
C. 15 tuổi
D. 16 tuổi
-
Câu 17:
Hãy chọn câu đúng, x = -3 không là nghiệm của bất phương trình nào dưới đây?
A. 2x + 1 > -5
B. 7 - 2x ≤ 10 - x
C. 3x - 2 ≤ 6 - 2x
D. -3x > 4x + 3
-
Câu 18:
Hình vẽ dưới dây biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào?
A. 2(x - 1) < x.
B. 2(x - 1) ≤ x - 4.
C. 2x < x - 4.
D. 2(x - 1) < x - 4.
-
Câu 19:
Hình vẽ dưới đây biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào?
A. 2(x - 1) < x + 1
B. 2(x - 1) > x + 1
C. -x > x - 6
D. -x ≤ x - 6
-
Câu 20:
Với giá trị của m thì phương trình x - 2 = 3m + 4 có nghiệm lớn hơn 3?
A. m ≥ 1
B. m ≤ 1
C. m > -1
D. m < -1
-
Câu 21:
Cho x - 3 ≤ y - 3, so sánh x và y. Chọn đáp án đúng nhất?
A. x < y
B. x = y
C. x > y
D. x ≤ y
-
Câu 22:
Cho a > b khi đó
A. a - b > 0
B. a - b < 0
C. a - b = 0
D. a - b ≤ 0
-
Câu 23:
Cho a > b > 0. So sánh a3……b3, dấu cần điền vào chỗ chấm là?
A. >
B. <
C. =
D. Không đủ dữ kiện để so sánh
-
Câu 24:
Với mọi a, b, c. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. a2 + b2 + c2 ≤ 2ab + 2bc - 2ca
B. a2 + b2 + c2 ≥ 2ab + 2bc - 2ca
C. a2 + b2 + c2 = 2ab + 2bc - 2ca
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng về phương trình vô nghiệm?
A. -|x + 1| = 1
B. |x| = 9
C. 3|x – 1| = 0
D. |x – 1| = 10
-
Câu 26:
Cho các khẳng định sau:
(1) |x – 3| = 1 chỉ có một nghiệm là x = 2
(2) x = 4 là nghiệm của phương trình |x – 3| = 1
(3) |x – 3| = 1 có hai nghiệm là x = 2 và x = 4
Các khẳng định đúng là:
A. (1); (3)
B. (2); (3)
C. Chỉ (3)
D. Chỉ (2)
-
Câu 27:
Số nghiệm của phương trình |3x – 1| = 3x – 1 là
A. 1
B. 2
C. 0
D. Vô số
-
Câu 28:
Nghiệm lớn nhất của phương trình 5 - |2x| = -3x là:
A. -5
B. -1
C. 0
D. 5
-
Câu 29:
Các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' là CC'= 4 cm, DC = 6 cm, CB = 3 cm. Chọn kết luận không đúng:
A. AD = 3 m
B. D'C' = 4 cm
C. AA' = 4 cm
D. A'B' = 6 cm
-
Câu 30:
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các số đo trong lòng bể là: dài 4 m, rộng 3 m, cao 2, 5 m. Biết 3/4 bể đang chứa nước. Hỏi thể tích phần bể không chứa nước là bao nhiêu?
A. 30 m3
B. 22, 5 m3
C. 7, 5 m3
D. 5, 7 m3
-
Câu 31:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Các đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng (EFGH)?
A. AE, AB, BF, CG
B. AE, BF, AB, DH
C. AE, DH, CG, BF
D. AE, AB, CD, CG
-
Câu 32:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Mặt phẳng nào sau đây không là mặt của hình hộp chữ nhật:
A. mp (ABC'D')
B. mp (A'B'C'D')
C. mp (ABB'A')
D. mp (AA'D'D)
-
Câu 33:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D', chọn khẳng định đúng.
A. AC' và DB' cắt nhau
B. AC' và BC cắt nhau
C. AC và DB không cắt nhau
D. AB và CD cắt nhau
-
Câu 34:
Hãy kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'.
A. AB = A'B'
B. DC = D'C'
C. AB = C'D'
D. DC = DD'
-
Câu 35:
Hình chóp ngũ giác đều có bao nhiêu mặt?
A. 5
B. 4
C. 6
D. 7
-
Câu 36:
Diện tích xung quanh hình chóp đều được tính theo công thức:
A. Tích nửa diện tích đáy và chiều cao
B. Tích nửa chu vi đáy và trung đoạn
C. Tích chu vi đáy và chiều cao
D. Tổng chu vi đáy và trung đoạn
-
Câu 37:
Hình chóp đều có chiều cao h, diện tích đáy S. Khi đó, thể tích V của hình chóp đều bằng
A. S = 3S.h
B. V = S.h
C. \(V = \frac{1}{3}.S.h\)
D. \(V = \frac{1}{2}.S.h\)
-
Câu 38:
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là:
A. Các hình bình hành
B. Các hình thang cân
C. Các hình chữ nhật
D. Các hình vuông
-
Câu 39:
Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng
A. Song song với nhau
B. Bằng nhau
C. Vuông góc với hai đáy
D. Có cả ba tính chất trên
-
Câu 40:
Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thang vuông (\(\widehat A = \widehat B = {90^0}\)). Có bao nhiêu cạnh song song với mặt phẳng (BCC'B')?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5