Đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021
Trường THCS Ngô Thời Nhiệm
-
Câu 1:
Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?
A. Tạo ra từ trường
B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng
C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm
D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.
-
Câu 2:
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4 lần
B. Giảm 4 lần
C. Tăng 2 lần
D. Giảm 2 lần
-
Câu 3:
Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn dây thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là 220V. Hiệu điện thế U bằng?
A. 20 V
B. 22 V
C. 12 V
D. 24 V
-
Câu 4:
Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
-
Câu 5:
Đặt vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật
B. ảnh thật, cùng chiều với vật
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật
-
Câu 6:
Đặt vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ lớn như thế nào?
A. Lớn hơn vật
B. Nhỏ hơn vật
C. Bằng vật
D. Bằng 1 nửa vật
-
Câu 7:
Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật
B. ảnh thật, cùng chiều với vật
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật
-
Câu 8:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về máy ảnh?
A. máy ảnh là dụng cụ để thu ảnh của vật trên phim
B. hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối
C. vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
D. ảnh thu được trên phim là ảnh ảo.
-
Câu 9:
Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão?
A. chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn
B. nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần mắt
C. có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường
D. có khoảng cực cận lớn hơn so với mắt bình thường
-
Câu 10:
Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng
A. 10cm
B. 20cm
C. 500cm
D. 100cm
-
Câu 11:
Câu nào dưới đây về màu sắc là không đúng?
A. Màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng đỏ vàng lục lam)
B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng
C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng
D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
-
Câu 12:
Trong ba nguồn sáng bút laze, mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?
A. Bút laze, mặt trời
B. Chỉ mặt trời
C. Mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng
D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.
-
Câu 13:
Nhà máy phát điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
A. Nhà máy phát điện gió
B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời
C. Nhà máy thủy điện
D. Nhà máy nhiệt điện.
-
Câu 14:
Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng nào dưới đây?
A. Năng lượng ánh sáng
B. Nhiệt năng
C. Hóa năng
D. Cơ năng
-
Câu 15:
Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B. Chỉ có điện năng và thế năng
C. Chỉ có nhiệt năng và động năng
D. Chỉ có động năng.
-
Câu 16:
Đường dây truyền tải điện có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải. Dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở 0,2Ω. Công suất hao phí trên đường dây Php = 160000W. Tính công suất cung cấp ở nơi truyền tải.
A. 3000kW
B. 300kW
C. 30kW
D. 3kW
-
Câu 17:
Vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm, cho 1 ảnh thật cao 2cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
A. f=10/3cm
B. f=103cm
C. f=10,3cm
D. f=1,03cm
-
Câu 18:
Trường hợp nào dưới đây quả bóng không có cơ năng?
A. Quả bóng nằm yên trên sân
B. Quả bóng đang lăn trên sân chậm dần
C. Quả bóng đang lăn trên sân nhanh dần
D. Quả bóng nảy lên và rơi xuống.
-
Câu 19:
Trong quá trình quả bóng rơi xuống và nảy lên, độ cao giảm dần do
A. Cơ năng của quả bóng chuyển hóa thành nhiệt năng
B. Lực hút của trái đất tác dụng lên quả bóng
C. Chỉ có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại
D. Động năng bị mất dần đi.
-
Câu 20:
Chọn câu phát biểu đúng nhất về bảo toàn năng lượng?
A. Khi chuyển hóa thành bất kỳ dạng năng lượng nào, năng lượng cũng đều được bảo toàn.
B. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.
C. Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 21:
Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của vật có năng lượng?
A. Khi vật thực hiện công
B. Vật cho ánh sáng truyền qua
C. Khi vật đang chuyển động chậm
D. Nước đá đang tan
-
Câu 22:
Năng lượng cần thiết cho cuộc sống vì
A. Năng lượng làm cho các máy móc hoạt động được
B. Năng lượng làm cho các loại xe cộ, phương tiện giao thông chuyển động được
C. Năng lượng làm cho tất cả các thiết bị hoạt động được
D. Tất cả lí do A, B, C .
-
Câu 23:
Trong trường hợp nào sau đây không phải thế năng biến thành động năng
A. Thả hòn đá từ trên cao xuống
B. Đi xe đạp từ trên dốc xuống chân dốc
C. Dòng nước đổ từ thác nước xuống
D. Viên đạn bay cắm vào bia
-
Câu 24:
Ta trực tiếp nhận biết được năng lượng nhờ những biểu hiện nào sau đây
A. Khi vật thực hiện công hoặc nóng lên
B. Khi vật nóng lên hoặc phản chiếu ánh sáng
C. Khi vật có dòng điện chạy qua hoặc dẫn nhiệt
D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng
-
Câu 25:
Ta nhận biết trực tiếp được một vật có điện năng khi vật đó có khả năng
A. Làm tăng thể tích vật khác
B. Làm phát sáng một vật khác
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
D. Làm nóng một vật khác
-
Câu 26:
(1)….Không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ (2)… từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
A. (1)điện lượng; (2) tác dụng
B. (1)dòng điện; (2) biến đổi
C. (1)cơ năng; (2) truyền
D. (1)năng lượng; (2)biến đổi
-
Câu 27:
Ngâm một dây điện trở vào bình 1,5 lit nước ở 20oC thì trong thời gian 30 phút nước sôi. Tính phần điện năng mà dòng điện truyền cho nước, biết nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/kgk
A. Q = 504000J
B. Q = 54000J
C. Q = 36000J
D. Q = 60000J
-
Câu 28:
Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?
A. i > r
B. khi i tăng thì r cũng tăng
C. khi i tăng thì r giảm
D. khi i = 00 thì r = 00
-
Câu 29:
Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm
A. trong mặt phẳng tới
B. trong cùng mặt phẳng với tia tới
C. trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường
D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.
-
Câu 30:
Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của TKPK. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. ảnh thật, cùng chiều với vật
B. ảnh thật, ngược chiều với vật
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật
D. ảnh ảo, ngược chiều với vật
-
Câu 31:
Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKPK như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau?
A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật
B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật
D. Một câu trả lời khác.
-
Câu 32:
Cùng một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500 000V với khi dùng hiệu điện thế 100 000V.
A. tăng 20 lần
B. giảm 20 lần
C. tăng 25 lần
D. giảm 25 lần