Đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
-
Câu 1:
Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính hội tụ?
A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm
C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo
D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo
-
Câu 2:
Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính phân kỳ ?
A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.
C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.
D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.
-
Câu 3:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực
C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.
-
Câu 4:
Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
-
Câu 5:
Vật AB đặt trước TKHT có tiêu cự f và cách thấu kính khoảng một khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ cùng chiều và cao bằng hai lần vật AB.
Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
-
Câu 6:
Một vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của TKHT và cách TK 15cm. Ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là
A. 40cm
B. 30cm
C. 20cm
D. 10cm
-
Câu 7:
Con người có thể biết được một vật có năng lượng khi vật có
A. Khả năng thực hiện công hay làm nóng vật khác
B. Cơ năng và điện năng
C. Quang năng và điện năng
D. Khả năng truyền nhiệt
-
Câu 8:
Vì sao điện năng lại được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế?
A. Điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác
B. Điện năng dễ sản xuất và truyền tải
C. Điện năng được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp hiện đại như: tự động hóa, vô tuyến điện, viễn thông, công nghệ thông tin
D. Vì tất cả các lí do trên.
-
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây vật không có cơ năng?
A. Quả bóng đặt ở chấp 11m
B. Bánh xe đang lăn trên đường
C. Lò so bị nén
D. Viên đạn đang bay
-
Câu 10:
Chỉ ra kết luận không đúng. Khi máy biến thế hoạt động thì:
A. Dạng năng lượng ban đầu là điện năng
B. Dạng năng lượng cuối cùng thu được là điện năng
C. Dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra cuộn dây
D. Lượng điện năng thu được lớn hơn điện năng thu vào
-
Câu 11:
Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
C. Không đúng vì động năng của xe giảm dần
D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng
-
Câu 12:
Mặt hồ của nhà máy thủy điện có diện tích mặt nước là 2km2 ở độ cao 150m, biết hiệu suất của các máy phát điện này là 80% điện năng sinh ra khi có 1 lớp nước dầy 1m chảy vào tuabin của máy phát điện là bao nhiêu?
A. 2,4.109(kJ)
B. 2,6.109(kJ)
C. 2,8.109(kJ)
D. 2,2.109(kJ)
-
Câu 13:
Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 8000V. Công suất hao phí trên đường dây tải điện là bao nhiêu?
A. 783,25W
B. 784,25W
C. 782,25W
D. 781,25W
-
Câu 14:
Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng 20km, có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu nơi truyền tải. dây dẫn tải cứ 1km có điện trở 0,25Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php=160000W. Tính công suất cung cấp ở nơi truyền tải?
A. 3000W
B. 30KW
C. 300KW
D. 3000KW
-
Câu 15:
Quan sát 1 con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?
A. Phản xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Luôn truyền thẳng
D. Không tuân theo hiện tượng nào.
-
Câu 16:
Nhìn một ngọn đèn phát ra ánh sáng xanh qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy gì?
A. Màu gần như đen
B. Màu xanh
C. Màu đỏ
D. Màu trắng.
-
Câu 17:
Các tấm lọc màu có tác dụng gì?
A. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua
B. Trộn màu ánh sáng truyền qua
C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua
D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc.
-
Câu 18:
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng ?
A. Hiện tượng cầu vồng
B. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng
C. Màu trên lớp váng dầu
D. Ánh sáng qua lớp nước.
-
Câu 19:
Chiếu ánh sáng đỏ vào toàn bộ bề mặt của tờ giấy trắng thì tờ giấy có màu nào dưới đây?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Trắng
D. Gần như đen
-
Câu 20:
Chọn câu sai trong các câu sau về sự tán xạ?
A. Vật màu trắng tán xạ tốt với mọi ánh sáng
B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng
C. Vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng
D. Vật có màu nào (trừ màu đen), thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
-
Câu 21:
Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
-
Câu 22:
Các vật có màu sắc khác nhau là vì:
A. Vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu
B. Vật không tán xạ bất kỳ ánh sáng màu nào
C. Vật phát ra các màu khác nhau.
D. Vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.
-
Câu 23:
Chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau về sự tán xạ của vật đen?
A. Vật màu đen không tán xạ bất kỳ ánh sáng nào
B. Ta “nhìn thấy” vật màu đen là do vật đó đặt giữa những vật sáng khác.
C. Chiếu ánh sáng trắng lên vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền đến mắt ta.
D. Vật màu đen tán xạ mạnh ánh sáng màu đen.
-
Câu 24:
Chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau về sự hấp thụ năng lượng của các vật?
A. Các vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh nhất
B. Các vật màu trắng hấp thụ năng lượng ánh sáng ít nhất
C. Các vật có màu sắc khác nhau thì khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng khác nhau.
D. Các vật nói chung không hấp thụ năng lượng ánh sáng
-
Câu 25:
Điện năng có thể biến đổi thành dạng:
A. Cơ năng và hóa năng
B. Quang năng và nhiệt năng
C. Cơ năng và nhiệt năng
D. Các dạng năng lượng ở trường hợp A, B, C
-
Câu 26:
Bếp đun cải tiến lợi hơn bếp kiềng 3 chân vì lý do nào sau đây?
A. Bếp đun được các loại nồi to hơn
B. Bếp đun có công suất lớn hơn nên mau sôi hơn
C. Bếp đun này không có khói
D. Bếp đun giữ được nhiệt, ít mất mát ra ngoài nên tiết kiệm hơn.
-
Câu 27:
Con người có thể trực tiếp nhận biết các dạng năng lượng:
A. Cơ năng và điện năng
B. Nhiệt năng và điện năng
C. Quang năng và điện năng
D. Cơ năng và nhiệt năng.
-
Câu 28:
Một vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?
A. Nhiệt năng, điện năng, và thế năng.
B. Chỉ có điện năng và thế năng
C. Chỉ có nhiệt năng và điện năng
D. Chỉ có điện năng.
-
Câu 29:
Nhà máy thủy điện Hòa Bình có 5 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 400MW. Tính điện năng nhà máy cung cấp trong 1 ngày đêm ra đơn vị kWh (biết 1MW = 106 W)
A. 24. 106 kWh
B. 48. 106 kWh
C. 30. 106 kWh
D. 400. 106 kWh
-
Câu 30:
Một ấm đun nước có ghi 220V – 1000W, được cắm vào nguồn điện 220V và đun 2 lít nước sau thời gian 15 phút thì nước sôi, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Tìm hiệu suất của ấm đun nước đó.
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 35%
-
Câu 31:
Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Hãy chỉ ra kết luận không đúng?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học
B. Tác dụng quang
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng sinh lí
-
Câu 32:
Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế (nguồn điện) thế nào?
A. Hiệu điện thế một chiều
B. Hiệu điện thế nhỏ
C. Hiệu điện thế lớn
D. Hiệu điện thế xoay chiều