1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong bát cương thì dương chứng được hình thành:
A. Lý hư hàn
B. Hư hàn
C. Biểu thực nhi
D. A và C đúng.
-
Câu 2:
Dựa vào quy loại của ngũ hành, trong cơ thể con người có:
A. Hỏa thì ngũ quan là mắt
B. Thổ thì ngũ quan là mũi
C. Kim thì ngũ quan là miệng
D. Thủy thì ngũ quan là tai
-
Câu 3:
Trường hợp phần dương của nội tạng Hư yếu, hàn tà nhập lý nên dùng thuốc:
A. Thuốc giải biểu
B. Thuốc khư hàn
C. Thuốc trừ thấp
D. Thuốc phần khí
-
Câu 4:
Pháp điều trị của cảm mạo phong hàn là:
A. Khu phong tán hàn
B. Ôn thông kinh lạc
C. Phát tán phong hàn
D. Tân lương giải biểu
-
Câu 5:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên KHÔNG CẦN chú trọng mục nào dưới đây:
A. Tổ chức tư vấn về vấn đề bệnh tật và tâm lý
B. Tuyên truyền và giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng
C. Phục hồi tình trạng liệt dây VII ngoại biên bằng châm cứu, xoa bóp
D. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân và phương pháp tự xoa bóp
-
Câu 6:
Người có bệnh chóng mặt, da xanh, móng khô là biểu hiện bệnh ở tạng:
A. Ở tạng can
B. Ở tạng tâm
C. Ở tạng tỳ
-
Câu 7:
Thủ thuật bổ tả được tiến hành ngay từ khi châm đến sau khi rút kim xong:
A. Nói như thế là sai
B. Nói như thế là đúng
C. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim đã đạt được đắc khí
D. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim qua da
-
Câu 8:
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh:
A. Của chất tạo keo
B. Là bệnh thấp khớp
C. Chủ yếu gặp ở nam giới
D. Chủ yếu gặp ở phụ nữ
-
Câu 9:
Các vị thuốc nào sau đây thuốc nhóm thuốc ôn hóa đàm hàn. Ngoại trừ:
A. Bán hạ
B. Cát cánh
C. Bạch giới tử. ( tạo giác; thiên nam tinh)
D. Phòng phong
-
Câu 10:
Thủ thuật châm cứu tốt nhất để điều trị cảm lạnh là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Ôn châm
D. Cứu
-
Câu 11:
Thủ thuật châm cứu thích hợp nhất điều trị thần kinh toạ thể phong hàn thấp là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Ôn châm
D. Bình bổ bình tả
-
Câu 12:
Bệnh nhân nữ 64 tuổi, người gầy, sáng ngủ dậy thấy mặt bên trái tê, soi gương thấy miệng méo sang bên phải, mắt trái nhắm không kín, súc miệng thấy nước trào ra ở mép bên trái, huyết áp bình thường. Anh (chị) chẩn đoán liệt dây VII ngoại biên thể nào dưới đây:
A. Do phong nhiệt
B. Do phong hàn
C. Do huyết ứ
D. Do thấp nhiệt
-
Câu 13:
Ứng dụng trong chế biến của đậu xanh:
A. Giảm độc tính một sồ vị thuốc độc như mã tiền
B. Giúp cơ thể giải độc: Flavonoid có ưong vò hạt làm hạn chế tổn thương gan chuột gây ra bởi C14 hoặc một số thuốc trừ sâu
C. Tăng tác dụng bổ dưỡng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Kinh túc dương minh Vị. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Sắc mặt đen
B. Ngại gặp người và lửa
C. Lạnh run
D. Tất cả đúng
-
Câu 15:
Theo học thuyết ngũ hành, giận quá sẽ làm tổn thương đến:
A. Tâm
B. Can
C. Tỳ
D. Phế
-
Câu 16:
Pháp điều trị đau vai gáy mạn tính là:
A. Khu phong, tán hàn, bổ huyết, hoạt huyết
B. Thanh nhiệt trừ phong thấp, bổ khí huyết
C. Bổ khí huyết, hoạt huyết, an thần
D. Hành khí, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp
-
Câu 17:
Bệnh nhân nổi mẩn dị ứng do ăn uống, trong bài thuốc thường gia thêm:
A. Sơn tra, thần khúc
B. Táo nhân, viễn chí
C. Khương hoạt, tần giao
D. Trần bì, táo nhân
-
Câu 18:
Thuốc thanh nhiệt được chia thành:
A. Tiêu nhiệt, tả nhiệt
B. Sinh nhiệt, tà nhiệt
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 19:
Đau đầu cấp thường có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Đau kịch liệt, không ngừng, có khi đau giật nhói
B. Thường do mắc ngoại cảmhoặc do khí huyết hư suy
C. Người bệnh khó chịu, chóng mặt hoặc buồn nôn
D. Thường do can dương vượng, đờm trọc thực tích
-
Câu 20:
Bài thuốc dùng điều trị Đau thắt lưng do chấn thương:
A. Tứ vật đào hồng
B. Định suyễn thang
C. Huyết phủ trục ứ thang
D. Hữu quy hoàn
-
Câu 21:
Kê đơn thuốc theo toa căn bản, thì vị thuốc có tác dụng giải độc cơ thể. Ngoại trừ:
A. Cam thảo đất
B. Ké đầu ngựa
C. Cỏ mần trầu
D. Tế tân
-
Câu 22:
Các phương pháp hỏa chế (bào chế thuốc bằng lừa) là:
A. Nung, lùi, tẩm, rủa, chưng, sao
B. Nung, sao, ngâm, chưng, lùi, chích
C. Nung, bào, lùi, sao, sấy, chích
D. Nung, thủy phi, tôi, sấy, ngâm, sao
-
Câu 23:
Phép trị thể Huyết ứ trong Viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Khu phong chỉ thống
B. Bình can giáng hỏa
C. Hoạt huyết, tiêu ứ chỉ huyết
D. Bổ can thận âm
-
Câu 24:
Thốn F được quy ước:
A. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy
B. Bằng chiều dài của đốt đầu tiên ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy
C. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 4 của chính cơ thể người ấy
D. Bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 2 của chính cơ thể người ấy
-
Câu 25:
Thuốc có vị mặn vào tạng nào?
A. Tỳ
B. Vị
C. Tiểu trường
D. Thận
-
Câu 26:
Nguyên nhân gây bệnh bên trong bao gồm: ( hỷ, nộ, ai, ái, ố, cụ, dục: vui, giận, buồn, thương, ghét, sợ, dục)
A. Vui, buồn
B. Giận, lo
C. Nghĩ, kinh, sợ
D. Tất cả đúng
-
Câu 27:
Di chứng tai biến mạch máu não. Chứng mắt nhắm. Y học cổ truyền gọi là:
A. Tiểu trường tuyệt
B. Đại trường tuyệt
C. Vị tuyệt.
D. Can tuyệt
-
Câu 28:
Thuốc ôn trung đa số:
A. Có vị cay, mùi thơm
B. Dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 29:
Huyệt Cách du chủ trị:
A. Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt
B. Trị lao phổi, phổi viêm
C. Trị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu
D. Trị các bệnh về mắt mạn tính, mộng thịt ở mắt
-
Câu 30:
Pháp điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn là:
A. Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết
B. Phát tán phong hàn, lương huyết
C. Phát tán phong hàn, điều hoà dinh vệ
D. Khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết