1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Châm cứu được chỉ định trong trường hợp nào dưới đây:
A. Một số bệnh cơ năng và triệu chứng cơ năng
B. Cơn đau bụng ngoại khoa
C. Chỉ điều trị triệu chứng cơ năng
D. Chỉ điều trị bệnh thần kinh và khớp
-
Câu 2:
Các thủ thuật dưới đây dều được áp dụng khi châm bổ pháp. NGOẠI TRỪ:
A. Lưu kim 30 phút đến 60 phút
B. Châm xuôi đường kinh
C. Châm ngược đường kinh
D. Rút kim nhanh bịt lỗ châm
-
Câu 3:
Thủ thuật nào dưới đây được áp dụng khi châm tả pháp:
A. Không vê kim
B. Châm nhanh, rút kim từ từ
C. Châm từ từ, không bịt lỗ châm
D. Rút kim bịt lỗ châm
-
Câu 4:
Chống chỉ định của phương pháp châm trong trường hợp nào dưới đây:
A. Bệnh thuộc hư hàn
B. Bệnh thuộc chứng nhiệt
C. Bệnh thuộc chứng thực
D. Bệnh thuộc chứng biểu nhiệt
-
Câu 5:
Các tai biến sau đây đều có thể gặp khi châm kim, NGOẠI TRỪ:
A. Say kim còn gọi là vựng châm
B. Chảy máu sau khi rút kim
C. Tê buốt do châm phải dây thần kinh
D. Bại liệt do châm sai huyệt
-
Câu 6:
Khi châm đều có các biểu hiện đắc khí sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Tê, tức, nặng, chướng tại nơi châm
B. Buốt tại nơi châm
C. Đỏ bừng hoặc tái nhợt tại nơi châm
D. Kim bị mút chặt
-
Câu 7:
Các nguyên nhân dưới đây gây ra hiện tượng vựng châm, NGOẠI TRỪ:
A. Lựa chọn tư thế bệnh nhân chưa phù hợp
B. Châm lần đầu quá nhiều kim
C. Bệnh nhân quá sợ châm
D. Bệnh nhân đang bị bệnh cấp tính
-
Câu 8:
Bản chất của đắc khí là gì:
A. Là biểu hiện kim châm bị mút chặt như cá cắn câu
B. Là biểu hiện kim châm bị mút chặt như cá cắn câu
C. Là tạo ra một cung phản xạ mới ức chế cung phản xạ bệnh lý
D. Châm đã đúng vào tiết đoạn thần kinh
-
Câu 9:
Thủ thuật tả được áp dụng trong các trường hợp sau:
A. Bệnh thuộc chứng biểu thực nhiệt
B. Bệnh thuộc chứng lý hư hàn
C. Bệnh thuộc dương hư
D. Bệnh thuộc chứng âm hư
-
Câu 10:
Khi châm không có biểu hiện đắc khí cần thực hiện các động tác dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Không cần can thiệp gì
B. Tăng cường cường độ của kích thích
C. Xoay chuyển kim đi đúng vào huyệt
D. Rút kim ra châm lại
-
Câu 11:
Phương pháp cứu KHÔNG ĐƯỢC chỉ định trong các trường hợp nào:
A. Bệnh thuộc hàn
B. Bệnh thuộc nhiệt
C. Bệnh thuộc chứng hư
D. Bệnh thuộc chứng thực
-
Câu 12:
Góc châm kim tuỳ thuộc vào:
A. Cơ vùng huyệt đó dày hay mỏng
B. Thủ thuật bổ hay tả
C. Bệnh thuộc biểu chứng hay lý chứng
D. Thuộc hư chứng hay thực chứng
-
Câu 13:
KHÔNG NÊN châm kim khi bệnh nhân đang ở trong trạng thái sau:
A. Mệt mỏi do bệnh tật
B. Có bệnh tim do hở van 2 lá
C. Chưa ăn sáng hoặc nhịn ăn để làm xét nghiệm máu
D. Bệnh nhân mất ngủ
-
Câu 14:
guyên nhân KHÔNG đắc khí khi châm kim đã đúng kỹ thuật là:
A. Liệt dây thần kinh cảm giác vùng châm
B. Châm không đúng chỉ định
C. Do liệt thần kinh vận động
D. Do bệnh nhân quá sợ hãi
-
Câu 15:
Thủ thuật bổ tả được tiến hành ngay từ khi châm đến sau khi rút kim xong:
A. Nói như thế là sai
B. Nói như thế là đúng
C. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim đã đạt được đắc khí
D. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim qua da
-
Câu 16:
Giai đoạn quan trọng nhất của châm kim là:
A. Chọn huyệt chính xác
B. Sát trùng da đúng kỹ thuật
C. Qua da nhanh, dứt khoát, nhẹ nhàng
D. Châm vào huyệt tìm được cảm giác đắc khí
-
Câu 17:
Trong thời gian lưu kim bệnh nhân kêu khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, việc cần làm ngay:
A. Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở
B. Rút kim ngay cho nằm đầu thấp
C. Châm huyệt Nhân trung
D. Tiêm thuốc trợ tim
-
Câu 18:
Theo Y học cổ truyền, huyệt là nơi:
A. Thần khí đi và đến, nơi ngoại tà xâm nhập, chính khí thoát ra
B. Khí của tạng phủ đi và đến, nơi chẩn đoán bệnh, phòng bệnh
C. Là nơi kinh khí vận hành và ngoại tà xâm nhập vào cơ thể
D. Thần khí, khí của tạng phủ đi và đến, nơi áp dụng thủ thuật châm cứu
-
Câu 19:
Hệ thống kinh lạc bao gồm các tác dụng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Là nơi kinh khí vận hành
B. Giúp chẩn đoán bệnh, phòng bệnh
C. Là nơi chính khí cơ thể thoát ra
D. Nơi áp dụng thủ thuật châm cứu
-
Câu 20:
Để xác định huyệt vị trong châm cứu KHÔNG DỰA vào cách thức nào dưới đây:
A. Cốt độ pháp (chia đoạn từng phần cơ thể)
B. Thốn đồng thân, đơn vị đo lường cm
C. Mô hình châm cứu cổ điển, tấc đồng thân
D. Dựa vào tiết đoạn thần kinh
-
Câu 21:
Lấy điểm đau làm huyệt thì gọi là:
A. Du huyệt
B. Kinh kỳ ngoại huyệt
C. Á thị huyệt
D. Hội huyệt
-
Câu 22:
Các huyệt có vị trí nằm trên đường kinh có cách gọi nào dưới đây:
A. Du huyệt
B. Kinh kỳ ngoại huyệt
C. Á thị huyệt
D. Thống điểm
-
Câu 23:
Theo Y học cổ truyền đau đầu có các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tiên thiên bất túc
B. Ngoại cảm phong tà
C. Can khí thượng nghịch
D. Khí huyết suy yếu
-
Câu 24:
Có 1 nhận xét dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về sự liên quan về vị trí đau đầu với đường kinh:
A. Đau 2 bên đầu do kinh thiếu dương đởm, tam tiêu
B. Đau đầu vùng đỉnh do kinh quyết âm tâm bào lạc
C. Đau đầu vùng cổ gáy do kinh thái dương bàng quang
D. Đau đầu vùng trán do kinh dương minh vị
-
Câu 25:
Nhận định đau đầu do nội thương thể can dương vượng KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm xác
B. Đầu choáng và căng đau
C. Dễ cáu gắt và ngủ không yên giấc
D. Gặp trong bệnh tăng huyết áp
-
Câu 26:
Nhận định đau đầu do ngoại cảm phong, hàn, thấp, nhiệt có triệu chứng sau:
A. Đau dữ dội, phát sau cảm gió, cảm nhiệt, cảm lạnh
B. Đau âm ỉ, buồn nôn, đo huyết áp thường tăng
C. Dễ cáu gắt và ngủ không yên giấc, ợ chua, táo bón
D. Đau âm ỉ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp
-
Câu 27:
Nhận định đau đầu do khí hư KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Suy nghĩ quá độ, làm việc căng thẳng đau tăng
B. Mệt mỏi, ngại nói, hơi thở ngắn, mạch nhu nhược
C. Thường lúc đau, lúc không đau, chất lưỡi nhợt
D. Đau âm ỉ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp
-
Câu 28:
Nhận định triệu chứng đau đầu do huyết hư:
A. Suy nghĩ quá độ, làm việc căng thẳng đau tăng
B. Đau âm ỉ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp
C. Thường lúc đau, lúc không đau, chất lưỡi nhợt
D. Đau dữ dội, dễ cáu gắt và ngủ không yên giấc
-
Câu 29:
Nhận định đau đầu do đờm trọc thực tích KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt
B. Đầu luôn căng đau, hay buồn nôn, chảy rãi
C. Bụng ấm ách, ợ chua, táo bón
D. Gặp trong bệnh ngoại cảm phong hàn
-
Câu 30:
Đau đầu cấp thường có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Đau kịch liệt, không ngừng, có khi đau giật nhói
B. Thường do mắc ngoại cảmhoặc do khí huyết hư suy
C. Người bệnh khó chịu, chóng mặt hoặc buồn nôn
D. Thường do can dương vượng, đờm trọc thực tích