1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong hô hấp tế bào, quá trình đường phân là:
A. Quá trình biến đổi cacbohiđrat trong tế bào
B. Quá trình biến đổi đường mantôzơ và saccarôzơ trong tế bào
C. Quá trình biến đổi phân tử glucôzơ xảy ra ở tế bào chất
D. Quá trình biến đổi cacbohiđrat trong tế bào cũng chính là quá trình biến đổi đường mantôzơ và saccarôzơ trong tế bào
-
Câu 2:
Chất nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào?
A. Lipit
B. Prôtêin
C. Monosaccarit
D. Cả 3 chất được đưa ra
-
Câu 3:
Trong hô hấp tế bào, quá trình đường phân diễn ra ở:
A. Màng trong ti thể
B. Chất nền ti thể
C. Màng ngoài ti thể
D. Tế bào chất
-
Câu 4:
Ở các tế bào của sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu ở:
A. Ribôxôm
B. Không bào
C. Lục lạp
D. Ti thể
-
Câu 5:
Trong hô hấp tế bào, chu trình Crep diễn ra ở:
A. Màng trong ti thể
B. Tế bào chất
C. Chất nền ti thể
D. Màng ngoài ti thể
-
Câu 6:
Các quá trình xảy ra trong biến đổi quang hóa (của quang hợp)?
I. Quang phân li nước
II. Hình thành chất có tính khử mạnh (NADPH ở thực vật hoặc NADH ở vi khuẩn quang hợp)
III. Tổng hợp ATP
A. I, II
B. II, III
C. I, II, III
D. I, III
-
Câu 7:
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là:
A. Hợp chất có 2 cacbon
B. Hợp chất có 4 cacbon
C. CO2
D. Hợp chất co 3 cacbon
-
Câu 8:
Các cơ thể quang hợp sử dụng sản phẩm nào của pha sáng để tổng hợp cacbohiđrat từ CO2?
A. Năng lượng được giải phóng từ các chất hữu cơ
B. NADPH (NADH)
C. ATP, NADPH (NADH)
D. ATP
-
Câu 9:
Trong quang hợp O2 được sinh ra từ:
A. H2O
B. CO2
C. H2O và CO2
D. CO
-
Câu 10:
Phân tử chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp là:
A. Các sắc tố quang hợp
B. ADP
C. NADH và FADH2
D. NAD và FAD
-
Câu 11:
Pha tối của quang hợp diễn ra ở:
A. màng ngoài của lục lạp
B. màng tilacôit
C. màng trong của lục lạp
D. chất nền lục lạp
-
Câu 12:
Những nhóm sinh vật có khả năng quang hợp:
A. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn
B. Thực vật, tảo và vi khuẩn
C. Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số động vật nguyên sinh đơn bào
D. Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số nấm
-
Câu 13:
Trong nguyên phân, giai đoạn phân chia vật chất di truyền thực chất xảy ra ở:
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
-
Câu 14:
Trình tự các pha trong chu kì tế bào là:
A. Nguyên phân, G1, S, G2
B. Nguyên phân, G1, G2 , S
C. Nguyên phân, S, G1, G2
D. S, nguyên phân, G1, G2
-
Câu 15:
Trong nguyên phân, diễn biến " các NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện" xảy ra ở:
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
-
Câu 16:
Trong nguyên phân, việc phân chia tế bào chất ở tế bào động vật xảy ra khi:
A. Hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. Hoàn thành việc phân chia vật chất di truyền, màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào
C. NST co xoắn cực đại
D. NST phân li về 2 cực tế bào
-
Câu 17:
Khi hoàn thành kì sau nguyên phân, số NST trong tế bào là:
A. 2n, trạng thái đơn
B. 2n, trạng thái kép
C. 4n, trạng thái kép
D. 4n, trạng thái đơn
-
Câu 18:
Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
B. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
C. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
D. Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia
-
Câu 19:
Điểm kiểm soát (điểm R) là thời điểm mà tế bào vượt qua được thì mới tiếp tuc các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào. Điểm kiểm soát R thuộc vào cuối:
A. Kì đầu của nguyên phân
B. Pha G2 của kì trung gian
C. Pha G1 của kì trung gian
D. Kì sau của nguyên phân
-
Câu 20:
Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về:
A. Pha G1
B. Pha S
C. Kì trung gian
D. Các kì nguyên phân
-
Câu 21:
Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
A. Giúp NST trượt nhanh trên thoi vô sắc
B. Giúp NST di chuyển nhanh về 2 cực của tế bào
C. Để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối
D. Giúp NST phân chia đồng đều vật chất di truyền
-
Câu 22:
Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Trao đổi chéo NST
B. Phân li NST
C. Nhân đôi NST
D. Tiếp hợp NST
-
Câu 23:
Ý nào sau đây là diễn biến của kì cuối của giảm phân I?
A. Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
B. Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của tế bào.
C. Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
D. Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
-
Câu 24:
Sau lần giảm phân I, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST kép là:
A. 3n NST kép
B. 2n NST kép
C. 4n NST kép
D. n NST kép
-
Câu 25:
Thế nào là giảm phân?
A. Là quá trình gồm 2 lần phân bào nhưng chỉ có 1 kì trung gian.
B. Là quá trình phân bào của sinh vật nhân thực
C. Là hình thức phân bào giảm nhiễm (số lượng NST ở tế bào con bằng một nửa số lượng NST của tế bào mẹ)
D. Là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở sinh vật bậc cao
-
Câu 26:
Ý nào sau đây là diễn biến của kì sau của giảm phân I?
A. Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của tế bào.
B. Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
C. Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
D. Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
-
Câu 27:
Xác định câu sai trong số các câu sau:
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân, kết hợp với quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
B. Sự tan biến và tái hiện của màng nhân ở hai phân bào của giảm phân, về cơ bản, tương tự như ở nguyên phân
C. Trong kì đầu giảm phân II, các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi chéo.
D. Qua thụ tinh (sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái), bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi
-
Câu 28:
Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân là:
I. Nguyên phân gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tất cả dạng tế bào còn giảm phân gồm 2 lần phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dục ở giai đoạn chín.
II. Nguyên phân không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST kekps tương đồng còn giảm phân có.
III. Một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ; từ một tế bào mẹ giảm phân tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa.
IV. Nguyên phân có vai trò trong sinh sản vô tính, giảm phân có vai tro trong sinh sản hữu tính.
V. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục
VI. Nguyên phân không tạo ra sự đa dạng di truyền tái tổ hợp, còn giảm phân có.
A. II, IV, V, VI
B. I, III, IV, V
C. I, II, III, IV, VI
D. II, III, IV, V, VI
-
Câu 29:
Ý nào sau đây là diễn biến của kì đầu của giảm phân I?
A. Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
B. Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
C. Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của tế bào.
D. Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
-
Câu 30:
Ở một loài sinh vật, có 100 tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân bình thường. Số giao tử cái sau giảm phân là:
A. 50 giao tử
B. 400 giao tử
C. 200 giao tử
D. 100 giao tử