1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi phải dung chung kháng sinh họ macrolides với theophylline cần phải:
A. Giảm liều theophylline
B. Giảm liều kháng sinh
C. Tăng liều theophylline
D. Tăng liều kháng sinh
-
Câu 2:
Sự tương tác giữa phenobarbital và kháng sinh như sau:
A. Kéo dài thời gian bán huỷ của kháng sinh
B. Rút ngắn thời gian án huỷ của kháng sinh còn ½
C. Làm giảm tác dụng của kháng sinh
D. Làm giảm hấp thu kháng sinh
-
Câu 3:
Điều trị ngộ độc paracetamol ở giai đoạn muộn (sau 4 giờ) gồm:
A. Gây nôn bằng ipeca
B. Cho uống than hoạt
C. Uống hay tiêm N-acetylcysteine
D. Gây lợi niệu bằng furosemide
-
Câu 4:
Vị trí dùng để tiêm bắp thịt cho trẻ em ở mọi lứa tuổi là:
A. Cơ gluteus lateralis
B. Cơ gluteus maximus
C. Cơ vastus lateralis
D. Cơ delta
-
Câu 5:
Khi cho trẻ uống thuốc cần:
A. Pha thuốc vào một lượng lớn thức ăn (sữa, cháo v.v.) để bớt đắng
B. Trộn đều thuốc bột với các chất ngọt, không để thuốc bột nỗi trên bề mặt
C. Cần cố gắng chuẩn bị để liều thuốc uống chỉ trong 3 thìa mà thôi.
D. Dùng các biện pháp cưởng bức cho trẻ uống càng nhanh càng tốt
-
Câu 6:
Ở trẻ em, liều thuốc đưa vào theo đường hậu môn phải cao gấp:
A. 2 lần liều uống
B. 1,5 lần liều uống
C. 3 lần liều uống
D. 2,5 lần liều uống
-
Câu 7:
Sở dĩ vị trí chọn để tiêm trong da và dưới da là 1/3 giữa của phía ngoài cánh tay, vùng bụng, và 1/3 giữa của mặt trước đùi là vì:
A. Đó là những vị trí thuận tiện cho người tiêm
B. Đó là những vùng có phân bổ thần kinh cảm giác ít nhất
C. Đó là những vùng có nhiều mạch máu, thuốc dễ thấm
D. Câu A và C đúng
-
Câu 8:
Đường tiêm bắp là đường đưa thuốc:
A. Chỉ sử dụng khi đường tiêm tĩnh mạch không thưc hiện được
B. Nên tránh nếu có thể tránh được
C. Dễ gây stress cho trẻ do đau và mức khả dụng sinh học của thuốc rất bấp bênh.
D. Câu B,C,D đúng
-
Câu 9:
Lợi ích của đường tiêm tĩnh mạch là:
A. Cho phép đạt được nồng độ cao và mức khả dụng sinh học tốt
B. Không gây stress cho trẻ
C. Ít gây tai biến
D. Dễ thực hiện
-
Câu 10:
Cách chuẩn bị thuốc uống cho trẻ phải tuân thủ các nguyên tắc sau, ngoại trừ:
A. Thuốc viên phải được nghiền nhỏ
B. Làm ngọt bằng cách thêm đường
C. Cho vào bình sữa để cho trẻ bú
D. Chỉ chuẩn bị liều thuốc vừa 1 thìa
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây là không đúng về đường tiêm ở trẻ em:
A. Đây là đường đưa thuốc được sử dụng trong các trường hợp nặng
B. Thường được sử dụng ở các bệnh nhi nội trú
C. Nên được áp dụng trong mọi trường hợp để đảm bảo liều lượng
D. Không thể thiếu trong một số trường hợp
-
Câu 12:
Nhận định nào sau đây không đúng về đuờng tiêm bắp ở trẻ nhỏ:
A. Chỉ được sử dụng khi đường tĩnh mạch không thể thực hiện được
B. Nên tránh đường này khi có thể vì khối cơ của trẻ còn ít
C. Dễ bị stress do đau
D. Thường được sử dụng ở các bệnh nhi nội trú
-
Câu 13:
Những nguyên tắc trong tiêm dưới da ở trẻ em là, ngoại trừ:
A. Cần thay kim sau khi đã dùng để lấy thuốc
B. Dùng kim nhỏ cở 26-30
C. Lượng thuốc tiêm không quá 0,5ml.
D. Góc tiêm là 900 đối với những trẻ có lớp mỡ dưới da mỏng
-
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về đường tiêm tĩnh mạch ở trẻ em:
A. Cho phép đạt được nồng độ cao trong máu
B. Có thể tiêm hai loại kháng sinh vào chung một lần
C. Phần lớn thuốc tiêm tĩnh mạch cần được hòa loãng ở những nồng độ nhất định
D. Mức khả dụng sinh học tốt nhất
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây không đúng về đường đưa thuốc ngả hậu môn ở trẻ em:
A. Liều hậu môn thường gấp ba liều uống
B. Cần biết chắc khả năng hấp thu tại hậu môn trước khi quyết định xử dụng đường này
C. Lượng thuốc không quá 60ml
D. Rất có ích do dễ thực hiện và hấp thu nhanh
-
Câu 16:
Công thức để tính diện tích bề mặt da dựa vào cân nặng:
A. Diện tích da (m2) = (4W +7) / (W + 90) (W; cân nặng tính bằng kg)
B. Diện tích da (m2) = (7W +4) / (W + 9) (W; cân nặng tính bằng kg)
C. Diện tích da (m2) = (4W +7) / (5W + 9) (W; cân nặng tính bằng kg)
D. Diện tích da (m2) = (9W +7) / (4W + 90) (W; cân nặng tính bằng kg)
-
Câu 17:
Các nguyên tắc khi kê đơn thuốc cho trẻ em gồm các điểm sau, ngoại trừ:
A. Đơn thuốc phải ghi tên và địa chỉ của quầy thuốc.
B. Đơn thuốc phải ghi tên, tuổi của bệnh nhi
C. Liệu trình cần được xác định trong một thời hạn nhất định
D. Đơn phải được ghi ngày kê và có ký tên
-
Câu 18:
Ở trẻ bú mẹ, loại thuốc nào sau đây cần được điều chỉnh liều lượng thật chính xác dựa trên nồng độ thuốc trong huyết tương:
A. Insulin
B. Theophylline
C. Aminoglycoside
D. Câu B và C đúng
-
Câu 19:
Hội chứng xám là hội chúng với các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Do Chloramphenicol
B. Chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh đẻ non
C. Trẻ bị tiêu chảy
D. Có thể truỵ mạch
-
Câu 20:
Ở trẻ sơ sinh, một số thuốc kháng sinh như chloramphenicol, sulfamide bị chống chỉ định do thiếu enzyme:
A. glucuronyl transpeptidase
B. glucuronic transferase
C. glucuronyl transferase
D. glucuronic transpeptidase
-
Câu 21:
Ở trẻ bú mẹ, negram bị chống chỉ định do thuốc có thể gây:
A. Toan chuyển hoá và tăng áp lực nội sọ.
B. Tổn thương sụn khớp
C. Tổn thương xương về lâu về dài
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Tetracycline bị chống chỉ định ở trẻ dưới:
A. 5 tuổi
B. 4 tuổi
C. 6 tuổi
D. 7 tuổi
-
Câu 23:
Novobiocine bị chống chỉ định ở sơ sinh vì:
A. Thuốc có ái tính cao với protein huyết tương nên dễ gây vàng da.
B. Thuốc cần có đủ enzyme glucuronyl transferase để chuyển hoá
C. Thuốc gây độc cho gan
D. Thuốc gây độc cho tuỷ xương
-
Câu 24:
Ở trẻ bú mẹ, loại thuốc cần xác định liều thật chính xác theo nồng độ trong huyết thanh hoặc theo cân nặng là salbutamol.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Một trong những nguyên tắc kê đơn ở trẻ em là đơn thuốc phải ghi tên và địa chỉ của thầy thuốc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Trong nguyên tắc kê đơn ở trẻ em, nếu cần cho lập lại một loại thuốc thì tổng thời gian không vượt quá 3 tháng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Người bác sĩ kê đơn không chịu trách nhiệm về đơn thuốc của mình nếu xảy ra các phản ứng phụ liên quan đến thuốc quá hạn sử dụng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Nếu không có toán đồ West, diện tích da có thể được tính theo công thức chỉ dựa trên cân nặng trong trường hợp trẻ có sự phát triển cân đối giữa cân nặng và chiều cao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nếu không có toán đồ West, diện tích da được tính theo công thức MOSTELLER trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Công thức tính diện tích da MOSTELLER dựa trên cân nặng và chiều cao:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Ở trẻ sơ sinh, một số thuốc có ái tính mạnh với protein huyết tương có thể gây vàng da do gây tăng bilirubin trực tiếp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Một trong những biểu hiện của suy hô hấp sơ sinh là:
A. Nhịp thở dao động.
B. Cơn ngưng thở.
C. Kiểu thở Cheyne – Stockes.
D. Dấu thở gắng sức.
-
Câu 33:
Những dấu hiệu lâm sàng chính của suy hô hấp sơ sinh là:
A. Nhịp thở dao động, dấu thở gắng sức, tình trạng tím.
B. Rối loạn tần số thở, tình trạng tím, nhịp thở dao động.
C. Nhịp thở dao động, dấu thở gắng sức, rối loạn tần số thở.
D. Rối loạn tần số thở, tình trạng tím, dấu thở gắng sức.
-
Câu 34:
Chỉ số Silverman có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Di động ngực bụng.
B. Cánh mũi phập phồng.
C. Co kéo liên sườn.
D. Tiếng rít.
-
Câu 35:
Bệnh màng trong xảy ra:
A. Chỉ khi tiền sử có suy thai.
B. Thường ở các nước đang phát triển.
C. Chủ yếu ở trẻ đẻ non.
D. Ở trẻ cân nặng lúc sinh 1000g - 1500g.
-
Câu 36:
Đặc điểm của suy hô hấp do hít nước ối, phân su là:
A. Thời gian ối vỡ kéo dài.
B. Thường gặp ở trẻ mổ đẻ.
C. Thường xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Xảy ra một thời gian ngắn sau khi sinh.
-
Câu 37:
Viêm phổi sơ sinh có đặc điểm:
A. Tiền sử liên quan suy thai.
B. Là bệnh lý nhiễm trùng sau sinh.
C. Chỉ xảy ra khi có vỡ ối sớm.
D. Cần được nghi ngờ khi mẹ có yếu tố nhiễm trùng.
-
Câu 38:
Bệnh cảnh cơn khó thở nhanh thoáng qua có đặc điểm:
A. Hay gặp ở những trẻ mổ đẻ.
B. Không liên quan với ngạt.
C. Chỉ xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Có thở nhanh kèm tình trạng tím rất rõ.
-
Câu 39:
Cần nghĩ đến suy hô hấp do thoát vị cơ hoành khi trẻ có:
A. Ngực lõm, bụng gồ lên.
B. Rì rào phế nang nghe kém ở bên phải.
C. Dấu đùn chất xuất tiết ở miệng.
D. Vị trí tiếng tim nghe rõ ở bên phải.
-
Câu 40:
Biện pháp nào sau đây không phù hợp trong điều trị suy hô hấp sơ sinh:
A. Khai thông đường thở.
B. Thuốc trợ hô hấp.
C. Cung cấp oxy.
D. Tránh hạ đường máu, hạ thân nhiệt.
-
Câu 41:
Biện pháp nào sau đây là không thích hợp trong việc phòng suy hô hấp sơ sinh:
A. Vệ sinh và quản lý thai nghén tốt.
B. Trong đẻ mẹ dùng thuốc giảm đau nhiều.
C. Tránh kẹp rốn muộn.
D. Lau khô, ủ ấm cho trẻ.
-
Câu 42:
Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp sơ sinh:
A. Lồng ngực gồ.
B. Nhịp thở không đều.
C. Nhịp thở dao động.
D. Những cơn ngưng thở > 15 giây
-
Câu 43:
Với một trẻ sơ sinh bị suy hô hấp chưa biểu hiện tím rõ thì làm khí máu sẽ thấy PaO2 < 50 mmHg, PaCO2 > 60 mmHg.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 44:
Biểu hiện tím trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Xuất hiện sớm hơn so với trẻ lớn
B. Luôn biểu hiện ở trung tâm.
C. Thường đa dạng.
D. Hay kín đáo.
-
Câu 45:
Đặc điểm của rối loạn nhịp thở trong suy hô hấp sơ sinh là:
A. Thở nhanh ≥ 60 lần/phút.
B. Thở chậm < 30 lần/phút.
C. Thở chậm rồi thở nhanh.
D. Có thể thấy thở không đều với những cơn ngưng thở > 15 giây.