1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Trẻ bị tiêu chảy khi cho uống ORS bị nôn cần phải:
A. Ngưng cho uống ORS và thay bằng nước sôi để nguội
B. Cho thuốc chống nôn
C. Chuyển sang chuyền tĩnh mạch
D. Đợi 10 phút sau và cho uống ORS chậm hơn
-
Câu 2:
Những dị tật bẩm sinh của tim thường xảy ra nhất vào thời gian nào trong thai kỳ:
A. Trong tuần đầu
B. Trong 2 tuần đầu
C. Trong tháng đầu
D. Trong 2 tháng đầu
-
Câu 3:
Triệu chứng ECG đặc trưng trong bệnh thông sàn nhĩ-thất đơn thuần là:
A. Dày 2 thất
B. Trục điện tim lệch trái trong khoảng -900 ± -300.
C. Trục phải, dày thất phải.
D. Trục phải, dày thất phải, bloc nhánh phải không hoàn toàn
-
Câu 4:
Nêu lên một điểm không phù hợp khi nói đến viêm cơ tim trong bạch hầu họng thanh quản:
A. Viêm cơ tim có thể xảy ra trong bạch hầu thể nặng hoặc thể nhẹ.
B. Viêm cơ tim chỉ xảy ra khi có sự cộng sinh của liên cầu khuẩn.
C. Khi tổn thương màng giả lan rộng do vi khuẩn tiết độc tố tox (+).
D. Viêm cơ tim xảy ra khi trì hoản chỉ định kháng độc tố.
-
Câu 5:
Theo chiến lược IMCI, mọi bệnh nhi từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi đều được khám và phát hiện dấu hiệu đầu tiên là:
A. Dấu hiện có khả năng nhiễm trùng.
B. Sởi biến chứng mắt
C. Sốt rét nặng
D. Suy tim.
-
Câu 6:
Thức ăn hổn hợp cơ bản bao gồm:
A. Gạo và thịt
B. Gạo và mở
C. Thịt và rau quả
D. Mở và rau quả
-
Câu 7:
Theo IMCI phân loại nào sau đây phải chuyển bệnh viện:
A. Sốt rét
B. Sởi biến chứng mắt, miệng
C. Thiếu máu
D. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
-
Câu 8:
Nội dung cấu thành chiến lược IMCI là:
A. Giúp trẻ em nghèo được đến trường học
B. Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
C. Giảm tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi
D. Cải thiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng
-
Câu 9:
Một trẻ 8 tuổi, mẹ khai hai hôm nay, có nhiều lần mẹ thấy trẻ dùng tay phải mân mê nút áo, vẻ mặt ngơ ngác, mẹ phải gọi đến 2-3 lần trẻ mới trả lời lại. Mẹ hỏi trẻ tại sao mân mê nút áo thì trẻ bảo không biết gì hết. Cơn này nên được phân loại là:
A. Cơn vắng ý thức không điển hình.
B. Cơn tâm thần vận động.
C. Cơn cục bộ phức tạp với triệu chứng tâm thần vận động.
D. Không thuộc xếp loại nào kể trên cả.
-
Câu 10:
Muốn khẳng định một dị ứng nguyên là thủ phạm gây hen cần phải có:
A. Test gây hen thử dương tính
B. Test RAST dương tính
C. IgE tòan phần tăng mạnh
D. Câu A và B đúng
-
Câu 11:
Khi đang đi trên đường mà thấy một trẻ bị hôn mê thì cần lập tức làm ngửa cổ trẻ để giữ thông đường thở trên. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 12:
Tác dụng dược lý của Albendazol đối với giun, sán:
A. Ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
B. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
C. Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic làm sán ngộ độc mà chết.
D. Làm tổn thương tế bào ruột của giun
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây không đúng về đường đưa thuốc ngả hậu môn ở trẻ em:
A. Liều hậu môn thường gấp ba liều uống
B. Cần biết chắc khả năng hấp thu tại hậu môn trước khi quyết định xử dụng đường này
C. Lượng thuốc không quá 60ml
D. Rất có ích do dễ thực hiện và hấp thu nhanh
-
Câu 14:
Để có kế hoạch chăm sóc sơ sinh tốt phải biết phân loại trẻ sơ sinh. Phân loại trẻ sơ sinh dựa vào:
A. Đánh giá mức độ trưởng thành theo tuổi thai
B. Đánh giá tuổi thai và mức độ dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao, vòng đầu so với tuổi thai )
C. Các chỉ số cân, nặng, vòng đầu, chiều cao.
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng
-
Câu 15:
Nguyên nhân thường gặp nhất của trẻ sơ sinh có các triệu chứng suy giáp và bướu giáp là:
A. Rối loạn tổng hợp hocmôn giáp
B. Mẹ mắc bệnh bướu giáp
C. Mẹ dùng thuốc kháng giáp
D. Lạc chỗ tuyến giáp
-
Câu 16:
Dấu hiệu nào cần phải tìm đầu tiên khi trẻ bị nôn:
A. Tắc ruột
B. Nhiễm trùng
C. Thần kinh
D. Thiếu máu
-
Câu 17:
Lúc mới sinh, HbA bằng:
A. 10%
B. 30%
C. 50%
D. 80%
-
Câu 18:
Những tai biến nào có thể xảy ra khi gây nôn, ngoại trừ:
A. Sặc chất nôn vào đường thở
B. Nhiễm toan máu do nôn nhiều
C. Phản xạ phế vị gây ngừng thở ngừng tim
D. Rách thực quản gây xuất huyết.
-
Câu 19:
Trong đêm trực, một bà mẹ hớt hải bồng một trẻ 2 tuổi chạy vào phòng cấp cứu, bạn nhìn thấy trẻ đang co giật nhẹ môi bên trái, nhưng vẫn thở đều, hồng hào, mạch rõ, tay ấm, không có dấu xuất huyết bất thường và không thiếu máu. Việc nên làm là:
A. Cắt ngay cơn giật bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 mg/kg Seduxen.
B. Tiêm tĩnh mạch ngay 0,5 - 1 g Glucose/kg.
C. Nên làm cả 3 việc trên.
D. Trấn an bà mẹ, hỏi bệnh sử rồi khám lâm sàng cẩn thận trước khi có bất kỳ quyết định nào khác.
-
Câu 20:
Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp?
A. Methicilline + Gentamycine
B. Cephalexine + Gentamycine
C. Cefalotine + Nebcine
D. Fosfomycine + Methicilline.
-
Câu 21:
Digoxin là thuốc được chỉ định trong trường hợp suy tim do thiếu máu nặng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Bé trai 17 tháng tuổi có thể đạt được tiết mục nào sau đây trong mục giao tiếp với xã hội:
A. Thực hiện được một vài mệnh lệnh đơn giản.
B. Thích sở hữu một mình những đồ chơi chung
C. Thích nhiều đồ chơi
D. Kêu mẹ khi muốn đái
-
Câu 23:
Năm tiêu chuẩn chính trong thấp tim là:
A. Viêm cơ tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.
B. Viêm màng ngoài tim, viêm đa khớp, múa vờn, hạt Meynet, ban vòng.
C. Viêm tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.
D. Viêm màng trong tim, viêm đa khớp, múa giật, hạt Meynet, ban vòng.
-
Câu 24:
Bất kỳ tình trạng kinh giật nào cũng có lúc tự chấm dứt do đó ta không nên vội vàng can thiệp. Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 25:
Theo IMCI, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là:
A. Hội chứng thận hư
B. Viêm cơ tim cấp
C. Viêm phổi
D. Thấp tim
-
Câu 26:
Trong điều trị viêm bàng quang cấp, uống kháng sinh thời gian từ:
A. 5-7 ngày
B. 7-10 ngày
C. 10-15 ngày
D. 15- 17 ngày
-
Câu 27:
Nằm đệm nước hay đệm hơi là biện pháp tốt nhất để đề phòng loét mục cho bệnh nhân bị hôn mê. Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Chẩn đoán biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ lớn dựa vào tiêu chuẩn sau:
A. Rất sợ bị mập phì, hết lo sợ khi đã giảm cân
B. Sự sợ tăng cân dựa trên những nhận xét khách quan
C. Cố giảm cân nặng thấp hơn mức tối thiểu của cân nặng bình thường theo tuổi và chiều cao
D. Không thấy kinh trong 2 chu kỳ liên tiếp trong lúc lẽ ra phải có.
-
Câu 29:
Đường gây bệnh thông thường nhất của uốn ván rốn là:
A. Đường ngoài da
B. Đường tai giữa
C. Đường máu
D. Đường rốn
-
Câu 30:
Nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ trai là:
A. Do chấn thương
B. Dị tật hệ tiết niệu
C. Giảm sức đề kháng của cơ thể
D. Vệ sinh kém
-
Câu 31:
Tính chất của cơn kinh giật được quyết định bởi các yếu tố nào sau đây:
A. Số lượng và vị trí của quần thể tế bào thần kinh tự động phóng xung bất thường.
B. Chức năng của quần thể tế bào thần kinh phóng xung.
C. Cường độ và thời gian mà quần thể tế bào thần kinh phóng xung.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 32:
Khi trẻ bị co giật thì việc gì sau đây không nên làm:
A. Đặt trẻ nằm tư thế thẳng, đầu cao 20 – 30 độ, cổ ngửa
B. Cho thở oxy.
C. Nới rộng quần áo cho trẻ dễ thở.
D. Lấy 1 cái đè lưỡi để ngáng răng, đề phòng trẻ cắn lưỡi.
-
Câu 33:
Đối với bệnh phình đại tràng bẩm sinh thì:
A. Đa số có chậm đào thải phân su
B. Táo bón là triệu chứng đầu tiên
C. Bụng chướng xuất hiện sớm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ gái là:
A. Vệ sinh kém
B. Niệu đạo trẻ gái ngắn, thẳng và rộng
C. Dị tật hệ tiết niệu
D. Giảm sức đề kháng của cơ thể
-
Câu 35:
Vi khuẩn nào sau đây đứng hàng đầu trong số các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng- 5 tuổi?
A. Streptococcus pneumoniae
B. Staphylococcus aureus
C. Streptococcus pyogene
D. Hemophilus influenzae
-
Câu 36:
Bệnh Hageman là bệnh xuất huyết do thiếu yếu tố sau:
A. X
B. XI
C. XII
D. V
-
Câu 37:
Loại thức ăn nào sau đây có chứa nhiều vitamin A.
A. Mỡ động vật.
B. Gan cá thu.
C. Củ cải đỏ.
D. Gạo.
-
Câu 38:
Phù trong hội chứng thận hư là do:
A. Giảm áp lực keo trong lòng mạch và thể tích máu bình thường
B. Tăng thể tích máu và giảm áp lực keo trong lòng mạch
C. Giảm thể tích máu và tăng áp lựckeo trong lòng mạch
D. Giảm thể tích máu và giảm áp lực keo trong lòng mạch
-
Câu 39:
Truyền dịch chỉ để thực hiện ở trẻ bị nôn khi:
A. Nôn tất cả mọi thứ
B. Trẻ có dấu hiệu mất nước
C. Sau khi được sử dụng thuốc chống nôn
D. Khi trẻ bắt đầu nôn
-
Câu 40:
Vùng nhiệt đới tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 41:
Về nguyên nhân tan máu do bất thường về huyết sắc tố bao gồm những bệnh lý sau ngoại trừ một trường hợp:
A. Bệnh Thalassémie
B. Bệnh HbE.
C. Bệnh Minkowski-Chauffard.
D. Bệnh HbD.
-
Câu 42:
Hiện nay, theophylline được chỉ định trong trường hợp hen cấp nhẹ và vừa:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 43:
Bạn nghi ngờ một apxe của cơ quan trong ổ bụng, bạn ưu tiên chọn xét nghiệm nào thì đầu sau đây để phát hiện:
A. Chọc dò màng bụng
B. Nước tiểu sinh hóa và tế bào vi trùng
C. Nội soi tiêu hóa trên
D. Siêu âm bụng
-
Câu 44:
Điều kiện nào sau đây là lý tưởng nhất để đếm tần số thở?
A. Trẻ đang bú, không khóc
B. Trẻ nằm yên, người đếm có đồng hồ có kim giây
C. Trẻ nằm yên, có đồng hồ chuông để đếm
D. Trẻ nằm yên, có người thứ hai trợ giúp khi đếm
-
Câu 45:
Lâm sàng viêm phổi do HI có những biểu hiện nào sau đây?
A. Bệnh cảnh rầm rộ, sốt cao, hội chứng đặc phổi điển hình
B. Bệnh cảnh thầm lặng, sốt vừa phải, hội chứng đặc phổi không điển hình
C. Ho khan, khó thở, ran ẩm nhỏ hạt
D. B và C.