150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh
Với hơn 150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một quốc gia muốn thực hiện hoạt động pháp điển hóa thành công bên cạnh điều kiện có chủ quyền cần điều kiện tiên quyết nữa là?
A. Có sự phát triển đủ mạnh và gây ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.
B. Xây dựng nhiều điều ước quốc tế thống nhất một số lĩnh vực pháp luật.
C. Cải cách pháp luật quốc gia.
D. Hỗ trợ các cơ quan lập pháp xây dựng luật.
-
Câu 2:
Một bản án muốn trở thành án lệ phải đáp ứng mấy điều kiện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Một trong những thành tố chính của Luật La Mã là?
A. Luật 12 Bảng
B. Tự do ngôn luận
C. Quyền con người
D. Quyền tự do cá nhân
-
Câu 4:
Một trong hai điều kiện tiên quyết để một quốc gia có thể thực hiện hoạt động pháp điển hóa thành công là gì?
A. Quốc gia đó phải có kỹ thuật lập pháp
B. Quốc gia đó phải am hiểu về pháp luật quốc tế
C. Quốc gia đó phải có chủ quyền
D. Phải nghiên cứu tư duy pháp lý
-
Câu 5:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật công ở các quốc gia thuộc dòng họ Civil law là?
A. Được thiết lập theo một hệ thống
B. Xây dựng nhà nước pháp quyền
C. Tự do bình đẳng
D. Tự do thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể
-
Câu 6:
Mọi sự vật hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau. Khẳng định này có đúng không?
A. Đúng
B. Sai
C. Đúng khi chúng có điểm chung
D. Chỉ đúng khi chúng có những điểm chung nhất định
-
Câu 7:
Nội dung chính của Kinh Koran là chứa đựng điều gì?
A. Quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân
B. Lời giáo huấn của thánh Allah đối với các giáo dân
C. Đảm bảo cơ quan tư pháp độc lập
D. Đảm bảo quyền công dân và quyền con người được tôn trọng
-
Câu 8:
Những Bộ luật nổi tiếng nhất trong giai đoạn Trung Quốc truyền thống nằm ở triều đại nào?
A. Thanh
B. Đường
C. Minh
D. Nguyên
-
Câu 9:
Những quy định được đưa ra trong kinh Koran có thể được bổ sung, làm rõ ở Sunna không?
A. Không
B. Bổ sung, làm rõ một vài quy định để nâng cao hiệu lực thi hành
-
Câu 10:
Nhằm hạn chế sự khác biệt giữa các văn bản luật thuộc cùng một lĩnh vực giữa các tiểu bang ở Mỹ, loại luật nào đã được nghiên cứu và ban hành?
A. Luật công
B. Luật tư
C. Luật thống nhất (Uniform State Laws)
D. Luật XHCN
-
Câu 11:
Nguồn phái sinh trong hệ thống nguồn luật của Luật Hồi giáo là?
A. Ijma
B. Qias
C. Sunna
D. A và B đúng
-
Câu 12:
Nguyên nhân mở rộng của dòng họ Civil law và Common law có điểm chung nhất định là gì?
A. Quá trình thuộc địa hóa
B. Cải cách hệ thống toà án
C. Xích lại gần Civil Law nhưng không hoà đồng
D. Pháp điển hoá pháp luật
-
Câu 13:
Nghiên cứu Luật So sánh giúp cho người nghiên cứu có thể nâng cao hiểu biết về lĩnh vực gì?
A. Văn hóa
B. Lịch sử
C. Chính trị
D. Tôn giáo
-
Câu 14:
Toàn bộ nội dung kinh Koran được tập hợp lại đầy đủ sau khoảng thời gian bao lâu sau khi Mohammed qua đời?
A. 5 năm
B. 10 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
-
Câu 15:
Tác phẩm Institutes của tác giả Gaius có giá trị rất lớn trong Luật La Mã cổ đại và vẫn tiếp tục được phát triển là vì lý do?
A. Tập hợp các chế định luật Dân sự
B. Đảm bảo công lí trong xã hội
C. Chấm dứt tình trạng hỗn mang trong xã hội
D. Được coi là quyển sách giáo khoa về pháp luật
-
Câu 16:
Tất cả các loại nguồn pháp luật ở các nước thuộc dòng họ Civil law theo quan điểm thực tiễn đều có giá trị ràng buộc áp dụng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trên tổng số các loại nguồn luật?
A. 1/3
B. 3/5
C. 2/3
D. 4/5
-
Câu 17:
Thụy Sỹ là quốc gia thành công nhất trong hoạt động pháp điển hóa ở thế kỷ 20 là vì học hỏi kinh nghiệm và loại bỏ những yếu tố bất hợp lý của quốc gia nào?
A. Pháp
B. Anh
C. Đức
D. Mỹ
-
Câu 18:
Theo quan điểm của các tín đồ Hồi giáo trung thành, các văn bản do nhà nước ban hành có ý nghĩa như thế nào đối với luật Hồi giáo?
A. Gải thích các nguồn luật cơ bản
B. Ghi chép lối sống, cách hành xử của Mohammed
C. Hạn chế quyền lực nhà nước
D. Vừa bổ sung, vừa làm sáng tỏ luật Hồi giáo
-
Câu 19:
Theo quan điểm của các nhà làm luật cũng như các học giả ở các nước XHCN, các quy phạm pháp luật được rút ra từ đâu?
A. Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành
B. Chế độ chính trị
C. Hệ thống pháp luật XHCN
D. Hệ thống pháp luật Tư sản
-
Câu 20:
Thẩm phán tòa án Tối cao ở Nhật Bản nghỉ hưu ở tuổi nào?
A. 90
B. 80
C. 70
D. 60
-
Câu 21:
Trước đây, thẩm phán của các tòa án ở các nước XHCN được hình thành theo nguyên tắc nào?
A. Tạo ra một khung pháp lý và cung cấp cho thẩm phán các hướng dẫn để đưa ra quyết định
B. Không thành văn, áp dụng mềm dẻo tuỳ theo phán quyết của thẩm phán
C. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán ra đời đã thay thế nguyên tắc bầu thẩm phán
D. Thẩm phán có vai trò quan trọng trong sáng tạo và phát triển quy phạm pháp luật
-
Câu 22:
Trước năm 1945, Luật so sánh ở Việt Nam chủ yếu tồn tại lĩnh vực so sánh gì?
A. So sánh tư duy pháp lý
B. So sánh lập pháp
C. So sánh thủ tục pháp lý
D. So sáng quan điểm tư pháp
-
Câu 23:
Truyền thống pháp luật của các quốc gia là thành viên của dòng họ pháp luật XHCN có giống nhau không?
A. Có
B. Không
C. Có cả những nét tương đồng và khác biệt
-
Câu 24:
Trong quá khứ, các học thuyết pháp lý của các tác giả nổi tiếng đã từng có vai trò như thế nào trong các hệ thống pháp luật châu Âu lục địa?
A. là nguồn luật chính
B. là nguồn luật học
C. giải thích chế định pháp luật
D. tìm kiếm các giải pháp cho luật
-
Câu 25:
Trong các bước tiến hành một công trình nghiên cứu Luật so sánh, bước nào là bước quan trọng nhất?
A. Bước thứ nhất
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước thứ tư