150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh
Với hơn 150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Giai đoạn lịch sử Trung Quốc hiện đại được bắt đầu được tính từ mốc thời gian nào?
A. Kể từ nhà Đường đến nay.
B. Kể từ nhà Thanh đến nay.
C. Kể từ nhà Lý đến nay.
D. Kể từ nhà Minh đến nay.
-
Câu 2:
Luật công của các quốc gia châu Âu lục địa ra đời KHÔNG dựa trên cơ sở luật nào?
A. Luật dân sự
B. Luật quốc gia
C. Bộ luật Dân sự Đức
D. Luật La Mã
-
Câu 3:
Cấu trúc pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ Common law không hề có sự phân chia thành luật công và luật tư?
A. Phân chia rõ ràng
B. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Mỹ
C. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Trung Quốc
D. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Anh
-
Câu 4:
Dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào thời điểm nào?
A. Thế kỷ XVII
B. Thế kỷ XVIII
C. Thế kỷ XIX
D. Thế kỷ XX
-
Câu 5:
Do có cùng nguồn gốc pháp luật là Luật La Mã nên hệ thống pháp luật XHCN và hệ thống pháp luật Pháp-Đức có sự tương đồng về cấu trúc phân chia pháp luật thành luật công và luật tư.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Phương pháp điều chỉnh của luật công, phương pháp điều chỉnh của luật tư:
A. Luật tư là mệnh lệnh quyền uy, luật công là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
B. Luật công là mệnh lệnh quyền uy, luật tư là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
C. Luật công và luật tư là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
D. Luật công và luật tư là mệnh lệnh quyền uy
-
Câu 7:
Bộ luật lâu đời nhất của Trung Quốc truyền thống là Bộ luật nhà Đường, ra đời vào thế kỷ nào?
A. Thế kỷ V SCN
B. Thế kỷ VI SCN
C. Thế kỷ VII SCN
D. Thế kỷ VIII SCN
-
Câu 8:
Các luật sư tranh tụng ở Anh đều được quản lý bởi cơ quan hay tổ chức nào?
A. Đoàn luật sư
B. Hội luật sư
C. Tổ chức luật sư
D. Cơ quan hành pháp
-
Câu 9:
Các quốc gia trong dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn cho rằng cấu trúc pháp luật chỉ tồn tại như thế nào?
A. Chỉ có luật công
B. Chỉ có luật tư
C. Có cả luật công và luật tư
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 10:
Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp nghiên cứu độc lập của Luật so sánh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Nghiên cứu pháp luật nước ngoài cũng là mục đích của luật so sánh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Theo quan điểm của các tín đồ Hồi giáo trung thành, các văn bản do nhà nước ban hành có ý nghĩa như thế nào đối với luật Hồi giáo?
A. Gải thích các nguồn luật cơ bản
B. Ghi chép lối sống, cách hành xử của Mohammed
C. Hạn chế quyền lực nhà nước
D. Vừa bổ sung, vừa làm sáng tỏ luật Hồi giáo
-
Câu 13:
Common law là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được hình thành từ:
A. Phong tục dân tộc
B. Tập quán pháp
C. Án lệ
D. Án lệ và cả tập quán pháp
-
Câu 14:
Công trình nghiên cứu so sánh các hình thức pháp luật được thể hiện trong các hệ thống pháp luật khác nhau là công trình so sánh ở cấp độ so sánh gì?
A. So sánh vĩ mô
B. So sánh vi mô
C. So sánh hệ thống bộ máy nhà nước
D. So sánh hệ thống pháp luật
-
Câu 15:
Trước đây, thẩm phán của các tòa án ở các nước XHCN được hình thành theo nguyên tắc nào?
A. Tạo ra một khung pháp lý và cung cấp cho thẩm phán các hướng dẫn để đưa ra quyết định
B. Không thành văn, áp dụng mềm dẻo tuỳ theo phán quyết của thẩm phán
C. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán ra đời đã thay thế nguyên tắc bầu thẩm phán
D. Thẩm phán có vai trò quan trọng trong sáng tạo và phát triển quy phạm pháp luật
-
Câu 16:
Bản chất pháp luật được quyết định bởi yếu tố lịch sử.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Kỹ thuật lập pháp trong quá trình xây dựng Luật và Bộ Luật có gì khác nhau không?
A. Xây dựng Luật phức tạp hơn
B. Xây dựng Luật nên có sự thỏa thuận chung nhất
C. Xây dựng Bộ luật phức tạp hơn
D. Xây dựng Bộ luật nhằm điều chỉnh Luật
-
Câu 18:
Sự tồn tại các tên gọi môn học khác nhau được giải thích bởi sự khác biệt về vị trí, tính ứng dụng của lĩnh vực này tại các quốc gia.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Hệ thống tòa án Cộng hòa Liên bang Đức được tổ chức như thế nào?
A. Theo chiều ngang
B. Theo chiều dọc
C. Theo chiều từ trên xuống
D. Theo chiều từ dưới lên
-
Câu 20:
Các bản hiến pháp của Việt Nam trong lịch sử trước khi Việt Nam cải cách được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nào?
A. Trung Quốc
B. Liên Xô
C. Anh
D. Mỹ
-
Câu 21:
Luật so sánh được xếp vào những ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất do chúng có cùng mục đích nghiên cứu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Khác với Việt Nam, Chủ tịch nước của Trung Quốc có vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước?
A. Không chỉ là nguyên thủ quốc gia mà còn là người đứng đầu cơ quan hành pháp
B. Đảm bảo quyền lực Nhà nước xuất phát tư nhân dân
C. Đảm bảo phân chia quyền lực và cơ chế kìm ché đội trọng giữa Lập pháp – hành pháp – tư pháp trong tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước
D. Đảm bảo quyền công dân và quyền con người được tôn trọng
-
Câu 24:
Các bộ luật nổi tiếng của các triều đại phong kiến Việt Nam được xây dựng dựa trên các bộ luật nổi tiếng của các triều đại phong kiến ở quốc gia nào?
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Mỹ
D. Pháp
-
Câu 25:
Tác phẩm Institutes của tác giả Gaius có giá trị rất lớn trong Luật La Mã cổ đại và vẫn tiếp tục được phát triển là vì lý do?
A. Tập hợp các chế định luật Dân sự
B. Đảm bảo công lí trong xã hội
C. Chấm dứt tình trạng hỗn mang trong xã hội
D. Được coi là quyển sách giáo khoa về pháp luật