350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xã hội hóa giáo dục bao gồm các nội dung:
A. Huy động đóng góp tài chính từ phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội
B. Giáo dục hóa xã hội; cộng đồng trách nhiệm; đa dạng hóa loại hình; đa dạng hóa nguồn lực; thể chế hóa chủ trương
C. Cộng đồng trách nhiệm với giáo dục
D. Huy động đóng góp tài chính từ phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội
-
Câu 2:
Phổ cập giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay là:
A. Trẻ em 5 tuổi
B. Trẻ em 6 tháng tuổi
C. Trẻ em 3 tuổi
D. Tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi
-
Câu 3:
Đổi mới quản lí giáo dục là giải pháp có tính chất như thế nào để phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020:
A. Quyết định
B. Đột phá
C. Then chốt
D. Quan trọng
-
Câu 4:
"Thực hiện thể chế và cải cách thể chế trong phạm vi quản lý nhà nước về Giáo dục – Đào tạo” là:
A. Mục tiêu cải cách hành chính nhà nước về Giáo dục – Đào tạo
B. Nguyên tắc cải cách hành chính nhà nước về Giáo dục – Đào tạo
C. Phương pháp cải cách hành chính nhà nước về Giáo dục – Đào tạo
D. Nội dung cải cách nhà nước về Giáo dục – Đào tạo
-
Câu 5:
Những đặc điểm phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở? (Chọn 1 đáp án):
A. Đặc điểm phát phát triển tâm lý và nhân cách
B. Đặc điểm phát triển thể chất và nhân cách
C. Đặc điểm phát triển thể chất và tâm lý
D. Đặc điểm phát triển thể chất và nhận thức
-
Câu 6:
Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở? (Chọn 1 đáp án):
A. Hoạt động học tập và hoạt động vui chơi
B. Hoạt động giao lưu và hoạt động giao tiếp
C. Hoạt động học tập và hoạt động giao lưu
D. Hoạt động giao lưu và hoạt động vui chơi
-
Câu 7:
Mục tiêu của tư vấn học đường là? (Chọn 1 đáp án)
A. Tạo ra động lực cho sự phát triển ở học sinh, phòng ngừa và khắc phục các vấn đề cản trở quá trình phát triển của học sinh trong trường học
B. Tạo ra động lực cho sự phát triển ở học sinh
C. Phòng ngừa các sự kiện đẩy học sinh, giáo viên đến bất lực hoặc cản trở quá trình phát triển của học sinh trong trường học
D. Khắc phục những vấn đề hiện có cản trở quá trình phát triển của học sinh trong trường học
-
Câu 8:
Kỹ năng tư vấn cá nhân trong tư vấn học đường gồm? (Chọn 1 đáp án)
A. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tóm tắt, kỹ năng củng cố
B. Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi và kỹ năng tóm tắt
C. Kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tóm tắt, kỹ năng củng cố
D. Kỹ năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tóm tắt, kỹ năng củng cố
-
Câu 9:
Nhiệm vụ của tư vấn học đường là? (Chọn 1 đáp án)
A. Can thiệp và khắc phục những hành vi không phù hợp của học sinh
B. Phòng ngừa các hành vi nguy cơ và can thiệp, khắc phục những hành vi, cảm xúc không phù hợp của học sinh đang cản trở sự phát triển của học sinh trong trường học
C. Can thiệp những hành vi, cảm xúc không phù hợp của học sinh đang cản trở sự phát triển của học sinh trong trường học
D. Khắc phục những hành vi, cảm xúc không phù hợp của học sinh đang cản trở sự phát triển của học sinh trong trường học
-
Câu 10:
Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp học sinh gồm? (Chọn 1 đáp án)
A. Hành vi quan tâm; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phản hồi cảm xúc; Kỹ năng đối mặt; Kỹ năng tập trung; Kỹ năng phản hồi ý tưởng
B. Kỹ năng phản hồi cảm xúc; Kỹ năng đối mặt; Kỹ năng tập trung; Kỹ năng phản hồi ý tưởng
C. Hành vi quan tâm; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phản hồi cảm xúc; Kỹ năng đối mặt; Kỹ năng tập trung;
D. Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phản hồi cảm xúc; Kỹ năng đối mặt; Kỹ năng tập trung; Kỹ năng phản hồi ý tưởng
-
Câu 11:
Nội dung của tư vấn học đường là? (Chọn 1 đáp án)
A. Tư vấn cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi và những học sinh gặp khó khăn trong học tập, định hướng nghề nghiệp
B. Tư vấn cho những học sinh về định hướng nghề nghiệp
C. Tư vấn cho những học sinh gặp
D. Tư vấn cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi
-
Câu 12:
Phương pháp tư vấn học đường gồm? (Chọn 1 đáp án):
A. Tư vấn cá nhân
B. Tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm
C. Tư vấn nhóm
D. Tư vấn cộng đồng
-
Câu 13:
Kỹ năng tư vấn nhóm trong tư vấn học đường gồm? (Chọn 1 đáp án)
A. Kỹ năng kết nối; Kỹ năng ngăn cản; Kỹ năng tổng hợp; Kỹ năng củng cố
B. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ; Kỹ năng kết nối; Kỹ năng ngăn cản; Kỹ năng tổng hợp
C. Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng kết nối; Kỹ năng ngăn cản; Kỹ năng tổng hợp
D. Kỹ năng ngăn cản; Kỹ năng tổng hợp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi
-
Câu 14:
Các liệu pháp sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp học sinh gồm?
A. Liệu pháp nhận thức - hành vi
B. Liệu pháp kể chuyện và liệu pháp tập trung vào giải pháp
C. Liệu pháp kể chuyện
D. Liệu pháp
-
Câu 15:
Theo cấp độ quản lý, “chương trình giáo dục” được phân thành các loại sau:
A. Chương trình chung; chương trình riêng; chương trình cụ thể
B. Chương trình của Bộ GD-ĐT; chương trình của Sở GD-ĐT; chương trình của phòng GD-ĐT
C. Chương trình quốc gia; chương trình địa phương; chương trình nhà trường
D. Chương trình tổng thể; chương trình môn học; chương trình ngoại khóa
-
Câu 16:
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được tiến hành theo quy trình nào dưới đây?
A. Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện→Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường
B. Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường →Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện
C. Phân tích tình hình thực tiễn→ Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện→Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường
D. Phân tích tình hình thực tiễn→ Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường →Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện
-
Câu 17:
Hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những hoạt động nào dưới đây (Chọn các hoạt động tương ứng)
1. Xây dựng và thực hiện KH hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý KH cá nhân của tổ viên theo KHGD, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp GV và các quy định khác hiện hành;
3. Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
4. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
5. Dự giờ;
6. Tham gia các hội thảo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ Hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những hoạt động là :
A. . 3,4,5,6
B. 2,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,2,3,4
-
Câu 18:
Chương trình giáo dục được phân loại theo:
A. Cấp độ quản lý; Giai đoạn triển khai chương trình; Tiếp cận nội dung hay năng lực
B. Cấp quốc gia hay địa phương; Chu trình phát triển chương trình; Tiếp cận nội dung hay năng lực
C. Cấp độ quản lý; Giai đoạn triển khai chương trình; Cách tiếp cận phát triển chương trình
D. Cấp độ quản lý; Chu trình phát triển chương trình; Cách tiếp cận phát triển chương trình
-
Câu 19:
Chương trình giáo dục nhà trường là:
A. Bản kế hoạch do nhà trường tự biên soạn theo điều kiện riêng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tình hình kinh tế chính trị… của mỗi trường
B. Chương trình do tự nhà trường thiết kế
C. Bản thiết kế lại của chương trình giáo dục tổng thể cho phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…giúp học sinh ở trường đều học được và phải đạt chuẩn chung
D. Sự cụ thể hóa bản thiết kế chung của chương trình giáo dục quốc gia cho phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường học giúp học sinh ở trường đều học được và phải đạt chuẩn chung
-
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây là của tác giả Peter F.Oliva về khái niệm “Chương trình giáo dục”?
A. “Chương trình giáo dục là tất cả những gì xảy ra trong nhà trường, bao gồm cả các hoạt động ngoại khoá, sự giảng dạy và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau”
B. “Chương trình giáo dục là một bản thiết kế kế hoạch giảng dạy, ngoại khóa, trải nghiệm… xảy ra trong nhà trường phổ thông”
C. “Chương trình giáo dục là tất cả các hoạt động giảng dạy, ngoại khóa và các hoạt động khác xảy ra trong nhà trường”
D. “Chương trình giáo dục là tất cả các hoạt động giảng dạy và giáo dục trong trong nhà trường”
-
Câu 21:
Theo quan điểm hiện đại, “chương trình giáo dục” gồm các thành tố nào dưới đây?
A. Mục tiêu dạy học; Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập; Phương pháp, hình thức tổ chức học tập; Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
B. Mục tiêu dạy học; Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập; Phương pháp, hình thức tổ chức học tập; Đánh giá kết quả học tập
C. Mục tiêu dạy học; Kế hoạch dạy học và hoạt động ngoại khóa; Phương pháp, hình thức tổ chức học tập; Đánh giá kết quả học tập
D. Mục tiêu dạy học; Cấu trúc nội dung học tập; Hình thức tổ chức học tập; Đánh giá kết quả học tập
-
Câu 22:
Phát triển chương trình là quá trình:
A. Dựa trên nhu cầu, lợi ích của người học, tính chất xã hội hoặc cộng đồng để hoạch định chương trình; thực thi chương trình; đánh giá chương trình; cải tiến chương trình
B. Gồm 4 giai đoạn: hoạch định chương trình; thực thi chương trình; đánh giá chương trình; cải tiến chương trình
C. Dựa trên nhu cầu, lợi ích của người học, tính chất xã hội hoặc cộng đồng để xây dựng chương trình dạy học cho phù hợp
D. Thiết kế bản kế hoạch dạy học cụ thể dựa trên nhu cầu, lợi ích của người học, tính chất xã hội hoặc cộng đồng
-
Câu 23:
Mô hình SWOT dùng để phân tích điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông khi thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gồm các thành tố sau:
A. Điểm cần phát huy; điểm đã ổn định; hướng triển khai; hướng khắc phục
B. Điểm yếu; Điểm mạnh; Thách thức; Cơ hội
C. Điểm yếu; Điểm mạnh; Điểm cần khắc phục; hướng triển khai
D. Điểm yếu; Điểm mạnh; Hạn chế; Cơ hội
-
Câu 24:
Cấu trúc của chương trình nhà trường gồm những nội dung nào dưới đây (Chọn các nội dung tương ứng): 1.Triết lý giáo dục/tầm nhìn của nhà trường; 2.Mục tiêu giáo dục; 3.Kế hoạch dự giờ; 4.Các chủ đề, mạch nội dung, yêu cầu cần đạt được; 5.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh; 6.Kế hoạch giảng dạy của từng khối lớp theo năm; 7.Kế hoạch họp tổ chuyên môn; 8.Kế hoạch họp phụ huynh học sinh Cấu trúc của chương trình nhà trường gồm các nội dung:
A. 1,2,4,5,6
B. 1,2,3,4,5
C. 3,4,5,6,8
D. 1,2,4,5,7
-
Câu 25:
Viên chức thăng hạng từ chức danh GV THCS hạng III lên chức danh GV THCS hạng II phải có thời gian giữ chức danh GV THCS hạng III hoặc tương đương bao nhiêu năm?
A. 6 năm trở lên
B. 4 trở lên
C. 5 năm trở lên
D. 3 trở lên