350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Tư vấn viên nên:
A. Ngồi tương tự như cách ngồi của người được tư vấn
B. Ngồi với dáng vẻ thoái mái, nhẹ nhàng tạo cho người đối diện cảm giác gần gũi, sẵng sàng đón nhận, chia sẻ
C. Thường xuyên bộc lộ sự thân thiện qua nụ cười, sự quan tâm qua ánh mắt
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 2:
“Giáo dục hướng về hiện đại hóa ; Giáo dục hướng ra thế giới ; Giáo dục hướng tới tương lai ;Giáo dục phải phục vụ việc nâng cao tố chất con người ; Giáo dục phục vụ phát triển kinh tế, kinh tế là nền tảng của xã hội.” Thuộc về:
A. Chính sách giáo dục Hoa Kỳ của Chính quyền Obama
B. Những mục tiêu lớn phát triển giáo dục của Hàn Quốc
C. Phương châm chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc
D. Tất cả các đáp án
-
Câu 3:
Mô hình SWOT dùng để phân tích điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông khi thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gồm các thành tố sau:
A. Điểm cần phát huy; điểm đã ổn định; hướng triển khai; hướng khắc phục
B. Điểm yếu; Điểm mạnh; Thách thức; Cơ hội
C. Điểm yếu; Điểm mạnh; Điểm cần khắc phục; hướng triển khai
D. Điểm yếu; Điểm mạnh; Hạn chế; Cơ hội
-
Câu 4:
Phẩm chất nào sau đây của học sinh không được nhắc đến trực tiếp trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 của nước ta:
A. Nhân ái
B. Dũng cảm
C. Chăm chỉ
D. Yêu nước
-
Câu 5:
Quan điểm dạy học tích cực hóa và tiếp cận toàn thể là quan điểm của vận dụng dạy học:
A. Giải quyết vấn đề
B. Theo tình huống
C. Định hướng hành động
D. Truyền thống
-
Câu 6:
Mục tiêu về thái độ của hoạt động trải nghiệm là:
A. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
B. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
C. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
D. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
-
Câu 7:
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được tiến hành theo quy trình nào dưới đây?
A. Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện→Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường
B. Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường →Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện
C. Phân tích tình hình thực tiễn→ Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện→Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường
D. Phân tích tình hình thực tiễn→ Xây dựng KHGD của nhà trường → Tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường → Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, KHGD của nhà trường →Đánh giá chương trình, KHGD đã thực hiện
-
Câu 8:
Bản chất của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông là:
A. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học có kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
B. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
C. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
D. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục
-
Câu 9:
Hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ hoc sinh và nhà trường để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đến học đường được gọi là?
A. Tư vấn học đường
B. Tư vấn tâm lí
C. Tư vấn định hướng nghề nghiệp
D. Tư vấn hướng nghiệp
-
Câu 10:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có ý nghĩa:
A. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
B. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
C. Giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
D. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học
-
Câu 11:
Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn bao nhiêu yêu cầu?
A. Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có
B. Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau
C. Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS
D. HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề
-
Câu 12:
Sự khác nhau giữa trải nghiệm trong hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (hoạt động giáo dục) thể hiện ở bao nhiêu yếu tố?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
-
Câu 13:
Tư vấn học đường có mấy phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Các chương trình giáo dục phổ cập hiện nay:
A. Phổ cập giáo dục tiểu học (3 mức độ)
B. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
C. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (3 mức độ)
D. Tất cả các đáp án
-
Câu 15:
Trong bước xác định chuẩn ở các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên phải xác định được bao nhiêu chuẩn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 16:
Chọn phát biểu đúng khi nói về việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên cốt cán:
A. Không chỉ tác động đến học sinh trong lớp mình mà còn là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
B. Không tác động đến học sinh trong lớp mình mà chỉ là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
C. Chỉ tác động đến học sinh trong lớp mình mà không là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.
D. Không tác động đến học sinh trong lớp mình, cũng không phải là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
-
Câu 17:
Trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
A. Chỉ có nghiên cứu định tính
B. Chỉ có nghiên cứu định lượng
C. Có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
D. Tất cả đáp án trên đều sai
-
Câu 18:
Đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS cần thỏa mãn bao nhiêu điều kiện cần và đủ sau ? (I) Đạt hoặc vươt chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS. (II) Được thừa nhận về uy tín trong tập thể sư phạm. (III) Có năng lực nghề nghiệp đáp ứng tối thiểu từ mức độ 3(mức xuất sắc)so với những quy định trong chuẩn nghề nghiệp GV THCS:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Những quy tắc của một bài học kiến tạo là:
A. Giáo viên có thể làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động
B. Giáo viên không làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá tập trung vào quá trình
C. Giáo viên có thể làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động
D. Giáo viên không làm thay học sinh; Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp; Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh; Tiến trình dạy học linh hoạt; Đánh giá thông qua kết quả hoạt động
-
Câu 20:
Những đặc điểm phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở? (Chọn 1 đáp án):
A. Đặc điểm phát phát triển tâm lý và nhân cách
B. Đặc điểm phát triển thể chất và nhân cách
C. Đặc điểm phát triển thể chất và tâm lý
D. Đặc điểm phát triển thể chất và nhận thức
-
Câu 21:
Liệu pháp tư vấn hướng nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp mà các tư vấn viên dùng để gúp người được tư vấn:
A. Tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ
B. Tìm ra giải pháp và giải quyết nó
C. Giải quyết những vấn đề
D. Tìm ra nguyên nhân
-
Câu 22:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là hoạt động dành cho:
A. Những nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục
B. Những nhà nghiên cứu và giáo viên trực tiếp đứng lớp
C. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp
D. Những nhà nghiên cứu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
-
Câu 23:
Nhóm năng lực nào sau đây là năng lực đặc thù/chuyên biệt trong dạy học môn Văn học:
A. NL mô hình hóa toán học
B. NL nhận biết cảm xúc bản thân, làm chủ cảm xúc, nhận biết cảm xúc người khác
C. Năng lực cảm thụ âm nhạc
D. NL thực hiện trong phòng thí nghiệm
-
Câu 24:
Tổ chức chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu giáo dục của tổ là hoạt động nào dưới đây của giáo viên cốt cán?
A. Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán
B. Hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán
C. Tổ chức dạy học, giáo dục của học sinh
D. Phát triển môi trường học tập cho giáo viên và học sinh cốt cán
-
Câu 25:
Đánh giá kết quả học tập của người học theo dạy học định hướng phát triển năng lực là:
A. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập
B. Tiêu chí đánh giá dựa vào sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn
C. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn
D. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn