525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc
tracnghiem.net chia sẻ 525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Nếu G = (V,E) là một đơn đồ thị vô hướng thì: (Chọn phương án đúng)
A. Ma trận kề gồm các phần tử đối xứng nhau qua đường chéo chính
B. Ma trận kề gồm các phần tử không đối xứng nhau qua đường chéo chính
C. Các phần tử trên đướng chéo chính bằng 1
D. Các phần tử trên đường chéo phụ bằng 1
-
Câu 2:
Tìm số các số nguyên dương không vượt quá 100 hoặc là số lẻ hoặc là bình phương của một số nguyên?
A. 50
B. 60
C. 55
D. 65
-
Câu 3:
Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số được tạo từ tập các chữ số {1,3,5,7,9}.
A. 125
B. 60
C. 65
D. 120
-
Câu 4:
Một học viên phải trả lời 8 trong số 10 câu hỏi cho một kỳ thi. Học viên này có bao nhiêu sự lựa chọn nếu học viên phải trả lời ít nhất 4 trong 5 câu hỏi đầu tiên?
A. 75
B. 35
C. 45
D. 30
-
Câu 5:
Đồ thị K4 có số đỉnh và số cạnh tương ứng là?
A. 4,6
B. 4,8
C. 5,8
D. 4,4
-
Câu 6:
Cho tập A = {a, b, c, {3, 4, 5}, (a,b), \(\emptyset \)}. Lực lượng của A bằng:
A. 8
B. 5
C. 6
D. 9
-
Câu 7:
Có bao nhiêu cách xếp các chữ a, b, c, d, e sao cho chữ b không đi liền sau chữ a và d không đi liền sau chữ c?
A. 120
B. 78
C. 72
D. 96
-
Câu 8:
Cho hàm số \(f(x) = 2x\) và \(g(x) = 4x^2 +1\), với x \(\in\) ℝ . Khi đó f.g(-2) bằng:
A. 65
B. 34
C. 68
D. -65
-
Câu 9:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau : Nếu An học giỏi thì An sẽ tốt nghiệp loại A. Và nếu An tốt nghiệp loại A thì An sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm khi ra trường. Vậy nếu An học giỏi thì An sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm khi ra trường.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật từng trường hợp
-
Câu 10:
Có bao nhiêu phần tử trong hợp của 4 tập hợp, nếu các tập hợp tương ứng có 50, 60, 70, 80 phần tử, mỗi cặp 2 tập hợp có chung 5 phần tử, mỗi bộ 3 tập hợp có 1 phần tử chung và không có phần tử nào cùng thuộc cả 4 tập hợp.
A. 260
B. 237
C. 243
D. 234
-
Câu 11:
Có thể đưa một bài toán chứng minh về loại mệnh đề nào?
A. Hội
B. Tuyển
C. Kéo theo
D. Tương đương
-
Câu 12:
Phương án nào sau đây là đúng:
A. Đồ thị G là giả đồ thị khi và chỉ khi G không có khuyên và bất kỳ hai đỉnh phân biệt nào cũng được nối với nhau bởi không quá một cạnh.
B. Đồ thị G là giả đồ thị khi và chỉ khi G có khuyên và bất kỳ hai đỉnh phân biệt nào cũng được nối với nhau bởi không quá một cạnh.
C. Đồ thị G là giả đồ thị khi và chỉ khi G không có khuyên và trong G có tồn tại một cặp đỉnh phân biệt được nối với nhau bởi nhiều hơn một cạnh.
D. Đồ thị G là giả đồ thị khi và chỉ khi G có khuyên và trong G có tồn tại một cặp đỉnh phân biệt được nối với nhau bởi nhiều hơn một cạnh
-
Câu 13:
Một đơn vị lúc bắt đầu thành lập có 14 người. Cần chọn ra một người làm trưởng phòng, một người làm phó phòng, một người làm kế toán trưởng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn mà không ai làm kiêm nhiệm?
A. 1001
B. 2184
C. 364
D. 512
-
Câu 14:
Cho biết số phần tử của A1 + A2 + A3 nếu mỗi tập có 100 phần tử và các tập hợp là đôi một rời nhau?
A. 200
B. 300
C. 100
D. 0
-
Câu 15:
Cho đơn đồ thị phẳng liên thông có số đỉnh bằng 6 và mỗi đỉnh đều bậc 4. Số miền trong biểu diễn phẳng của đồ thị là:
A. 5 miền
B. 6 miền
C. 7 miền
D. 8 miền
-
Câu 16:
Cho công thức logic mệnh đề: \(A = (p \to q) \wedge (\neg r \vee \neg q)\), hãy cho biết giá trị của A là gì?
A. 0
B. 1
C. Không xác định được
-
Câu 17:
Kết quả của một cuộc điều tra ở Hà Nội cho thấy 96% các gia đình có máy thu hình, 98% có điện thoại và 95% có điện thoại và máy thu hình. Tính tỷ lệ % các gia đình ở Hà Nội không có thiết bị nào là). ( Tỷ lệ % các gia đình có điện thoại hoặc máy thu hình là 98%+96%-95%=99%. Tỷ lệ % các gia đình không có điện thoại và không có máy thu hình là 1%)
A. 4%
B. 5%
C. 1%
D. 2%
-
Câu 18:
Nhận xét nào sau đây là SAI:
A. Một quan hệ có tính phản xạ khi và chỉ khi ma trận biểu diễn nó có tất cả các phần tử trên đường chéo chính đều bằng 1
B. Một quan hệ có tính đối xứng khi và chỉ khi ma trận biểu diễn nó là một ma trận đối xứng qua đường chéo chính
C. Một quan hệ có tính phản xạ khi và chỉ khi đồ thị biểu diễn nó tại mỗi đỉnh đều có khuyên
D. Một quan hệ có tính bắc cầu khi và chỉ khi đồ thị biểu diễn nó có cung đi từ đỉnh a đến đỉnh b thì cũng có cung đi từ đỉnh b đến đỉnh c
-
Câu 19:
Để xây dựng cây khung nhỏ nhất của đồ thị, ta dùng:
A. Tìm kiếm theo chiều sâu (DFS).
B. Thuật toán Floyd.
C. Thuật toán Prim.
D. Thuật toán Dijsktra.
-
Câu 20:
Để chứng minh “tích của 2 số hữu tỷ là một số hữu tỷ”, ta sử dụng phương pháp nào?
A. Chứng minh gián tiếp
B. Chứng minh trực tiếp
C. Chứng minh phản chứng
D. Chứng minh phân chia trường hợp
-
Câu 21:
Cho 2 tập hợp:
A = {1,2,3,4,5,a, hoa, xe máy, dog, táo, mận}
B = {hoa, 3,4 , táo}
Tập nào trong các tập dưới đây là tập con của tập AxB:
A. {(1, táo), (a, 3), (3,3), (táo, a)}
B. {(hoa, hoa), (táo, mận), (5, 4)}
C. {(1,táo), (táo, táo), (xe máy, 3)}
D. Không có tập nào trong các tập trên
-
Câu 22:
Kết quả thuật toán đệ quy:
Function Test(st:string):string;
Begin
If length(st) <=1 then Test:=st
Else Test:= st[length(st)] + Test(Copy(st,1,length(st)-1));
End;
A. Xuất mỗi kí tự của st trên một dòng
B. Đảo ngược chuỗi st
C. Đưa ra tất cả các xâu con của xâu kí tự st
D. Đưa ra độ dài của xâu st
-
Câu 23:
Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra đối với các vị trí thứ nhất, thứ nhì và thứ ba trong cuộc đua có 12 con ngựa, nếu mọi thứ tự tới đích đều có thể xảy ra?
A. 220
B. 1320
C. 123
D. 312
-
Câu 24:
Cho đồ thị như hình vẽ. Hãy cho biết kết quả thực hiện thuật toán DFS(10):
A. 10, 5, 4, 1, 2, 3, 6, 9, 8, 7
B. 10, 5, 4, 1, 2, 7, 8, 6, 9, 3
C. 10, 4, 5, 2, 1, 6, 9, 7, 8, 3
D. 10, 4, 5, 1, 2, 3, 6, 9, 8, 7
-
Câu 25:
Cho tập A = {1, 2, 3, 4, 5, 6} và quan hệ tương đương R trên A như sau: R = {(1,1), (2,2), (3,3), (4,4), (5,5), (6,6), (1,2), (2,1), (4,5), (5,4)}. Xác định phân hoạch do R sinh ra:
A. A1 = {1, 2, 3}, A2 = {4, 5, 6}
B. A1 = {1, 2}, A2 = {3}, A3 = {4,5}, A4 = {6}
C. A1 = {1}, A2 = {2,4}, A3 = {3}, A4 = {5, 6}
D. A1 = {1,2}, A2 = {3, 4}, A3 = {5, 6}
-
Câu 26:
Hãy cho biết quy tắc (Luật) nào là cơ sở của mô hình suy diễn sau:
\(\frac{\begin{array}{l} A \to B\\ \overline B \end{array}}{{\therefore \overline A }}\)
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận rời
D. Luật tam đoạn luận (bắc cầu)
-
Câu 27:
Cho thuật toán:
Procedure Test(x,i,j: Integer);
Var m:integer;
Begin
m:=trunc(i+j)/2;
If x= a[i] then vt:=m
Else If (x<a[m]) and ( i<m) then Test(x,i,m-1)
Else If ( x> a[m] ) and (j>m) then Test(x,m+1,j)
Else vt:=0;
End;
Với A = {5, 2, 9 ,8, 6, 4, 7,1}. Kết quả nào đúng trong số những kết quả dưới đây:
A. Test(3,1,8), vt = 0;
B. Test(4,1,8), vt = 5;
C. Test(6,1,8), vt = 0;
D. Test(7,1,8), vt = 8;
-
Câu 28:
Cho X là 1 biến Boole. Xác định biểu thức sai trong các biểu thức sau?
A. X.0=0
B. X.1=1
C. X+0=X
D. X+1=1
-
Câu 29:
Một dãy XXXYYY độ dài 6. X có thể gán bởi một chữ cái. Y có thể gán một chữ số. Có bao nhiêu dãy được thành lập theo cách trên:
A. 108
B. 1000000
C. 17576
D. 17576000
-
Câu 30:
Cho biết quan hệ nào dưới đây là quan hệ tương đương:
A. Quan hệ lớn hơn trên tập Z
B. Quan hệ đồng dư theo modulo 3 trên tập Z
C. Quan hệ chia hết trên tập Z
D. Quan hệ nhỏ hơn trên tập Z