150+ câu trắc nghiệm môn SPSS
Chia sẻ hơn 150+ câu trắc nghiệm môn SPSS có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về phân loại, mã hóa và nhập liệu, phân tích định lượng kiểm định, định lượng hồi quy tuyến tính,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Nội dung được xem là hay gặp nhất trong phân tích và xử lý dữ liệu:
A. Thống kê phân tích
B. Kiểm định các trung bình
C. Kiểm định các mối quan hệ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 2:
Trong Epidata, để tạo biến có kiểu dữ liệu kiểu số, ta chọn kiểu định dạng nào sau đây?
A. Chuỗi định dạng là <IDNUM>
B. Kiểu Numeric
C. Kiểu Text
D. Kiểu data
-
Câu 3:
Trong so sánh một tỷ lệ với một tỷ lệ quần thể hay tỷ lệ lý thuyết. Giả sử ta so sánh biến nhecan (có 0 = nhẹ cân, 1 = bình thường) và cho giá trị kỳ vọng 0,07 của tất cả trẻ sinh bị nhẹ cân. Vậy ta đưa giá trị vào ô Expected Values theo thứ tự là:
A. 0,07 Enter 0,93 Enter
B. 0,07 Enter 0,03 Enter
C. 0,93 Enter 0,07 Enter
D. 0,93 Enter 0,93 Enter
-
Câu 4:
Chiến lược nhập số liệu được đưa ra lựa chọn, ngoại trừ:
A. Nhập toàn bộ số liệu hai lần bởi hai người riêng biệt
B. Nhập toàn bộ số liệu hai lầ do một người thực hiện
C. Nhập toàn bộ số liệu một lần, không kiểm tra hai lần. Không có đề nghị gì.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Để tính tần suất và tỉ lệ của biến định tính ta thực hiện:
A. Transform / Descriptive Statistics / Frequencies
B. Analyse / Descriptive Statistics / Crosstabs
C. Transform / Compare Mean / Frequencies
D. Analyse / Descriptive Statistics / Frequencies
-
Câu 6:
Màn hình quản lý dữ liệu (Data View) là:
A. Nơi lưu trữ dữ liệu nghiên cứu
B. Lưu trữ những cú pháp của một lệnh phân tích
C. Lưu giữ các kết quả như bảng biểu, đồ thị và các kết quả kiểm định.
D. Quản lý biến và các tham số liên quan đến biến.
-
Câu 7:
So sánh giá trị trung vị của nhiều nhóm:
A. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / Independent-Sample
B. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / 2 Related Samples
C. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / K Independent Samples
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Trong chương trình EpiData, để khai báo bộ câu hỏi ta sử dụng công cụ tiến trình nào sau đây?
A. Define Data
B. Define .QES
C. Make Data File
D. Enter Data
-
Câu 9:
Các bước vẽ biểu đồ tương quan của 2 biến định lượng liên tục đã xác định có tương quan:
A. Analyse/ Scatter/ Simple/ Define
B. Graph/ Scatter/ Simple/ Define
C. Analyse/Descriptive Statistics/Frequencies/ Chart
D. Tất cả các câu trên đều sai.
-
Câu 10:
Khi khởi động SPSS muốn hướng dẫn làm quen SPSS chọn đối tượng nào (hình ảnh)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
So sánh giá trị trung bình mẫu nghiên cứu với một giá trị quần thể hoặc giá trị lý thuyết ta thực hiện lệnh.
A. Analyse/ Compare means/ Independent sample T-test
B. Analyse/ Compare means/ one-way ANOVA
C. Analyse/ Compare means/ One sample T-test
D. Analyse/ Compare means/ Pair sample T-test
-
Câu 12:
Để mô tả mối tương quan giữa 2 biến định lượng liên tục có phân phối chuẩn ta nhấp vào ô:
A. Ô pearson trong phần correlation coeficients
B. Ô spearman trong phần correlation coeficients
C. Ô kendall trong phần correlation coeficients
D. Ô Flag significant correlation trong correlation coeficients
-
Câu 13:
Trường hợp biến được xem như xấp xỉ phân phối chuẩn nếu thỏa mãn các điều kiện, ngoại trừ:
A. Giá trị trung bình giao động trong khoảng ± 10% giá trị trung vị
B. Giá trị trung bình giao động trong khoảng ± 15% giá trị trung vị
C. Giá trị trung bình ± 3SD xấp xỉ giá trị Min và Max
D. Giá trị Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng ± 3 và Biểu đồ Histogram có dạng hình chuông.
-
Câu 14:
Màn hình hiển thị kết quả (Output) là:
A. Lưu trữ những cú pháp của một lệnh phân tích
B. Lưu giữ các kết quả như bảng biểu, đồ thị và các kết quả kiểm định.
C. Nơi lưu trữ dữ liệu nghiên cứu.
D. Quản lý biến và các tham số liên quan đến biến.
-
Câu 15:
Measure trong khung Variable View có ý nghĩa:
A. Kiểu đo lường
B. Giá trị khuyết
C. Nhãn biến
D. Kiểu biến
-
Câu 16:
So sánh giá trị trung bình của hai nhóm ở biến định lượng:
A. Analyse / Nonparametric Tests / One-Sample T Test
B. Analyse / Compare Mean / One-Sample T Test
C. Analyse / Compare Mean / Independent-Samples T
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Để tạo biến cho việc nhập liệu trong phần mềm SPSS ta thực hiện thao tác đầu tiên là:
A. View / Variable View
B. Edit / Variable View
C. Variable View
D. Data window / Variable View
-
Câu 18:
Có mấy cách kiểm tra tính phân phối chuẩn của biến định lượng trong SPSS:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Để tạo biến mới ta dùng thực đơn lệnh:
A. Data/ select cases
B. Tranform/ compute
C. Transform/ recode/ into different variables
D. Tranform/ recode/ into same variables
-
Câu 20:
Để mô tả một biến định lượng liên tục có phân phối chuẩn ta dùng giá trị nào sau đây để mô tả?
A. Trung bình và trung vị
B. Trung bình và khoảng
C. Trung vị và khoảng
D. Trung bình và độ lệch chuẩn
-
Câu 21:
SPSS có thể tham gia các giai đoạn của quá trình NCKH.
A. thiết kế đề cương NCKH
B. thiết kế phương án thu thập thông tin trong NCKH
C. thu thập thông tin
D. phân tích, xử lý thông tin
-
Câu 22:
Lệnh Compute dùng để?
A. Mã hóa lại dữ liệu đang quan sát
B. Tách dữ liệu đang quan sát thành nhóm nhỏ
C. Lựa chọn những nhóm nhỏ của dữ liệu đang quan sát
D. Tính toán giữa các giá trị trong các biến
-
Câu 23:
Gồm các biến định lượng đúng:
A. Cân nặng, chiều cao, hình dáng
B. Cân nặng, số con, số trứng
C. Cân nặng, nghề nghiệp, chiều cao
D. Cân nặng, chiều cao, giới tính
-
Câu 24:
Biến số nhằm thể hiện một đặc tính là biến số định tính, được chia ra làm mấy loại:
A. Được chia ra làm 2 loại
B. Được chia ra làm 3 loại
C. Được chia ra làm 4 loại
D. Được chia ra làm 5 loại
-
Câu 25:
Hệ số tương quan r = 0,6 là:
A. Tương quan rất mạnh
B. Tương quan mạnh.
C. Tương quan vừa
D. Tương quan yếu