180 câu trắc nghiệm Xã hội học
Tổng hợp 180 câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Khoa học xã hội. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử.... Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xác định khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật?
A. Là hoạt động soạn thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạn thảo, thông qua và công bố văn bản pháp luật
B. Là việc tuyên truyền chủ trường, đường lối của Đảng và Nhà nước tới toàn xã hội
C. Là việc tạo ra các văn bản qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý xã hội
D. Là việc trưng cầu ý kiến của toàn dân để thông qua các văn bản pháp luật quan trọng
-
Câu 2:
Yếu tố không làm ảnh hưởng đến sự hình thành lối sống nông thôn?
A. Cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi
B. Địa bàn cư trú
C. Lao động nghề nông
D. Đô thị hóa
-
Câu 3:
Yếu tố không phải là tính chất cơ bản của dư luận xã hội?
A. Tính thực tiễn
B. Tính khuynh hướng
C. Tính Lan truyền
D. Tính lợi ích
-
Câu 4:
Lãnh đạo theo công việc (hay công cụ) ám chỉ:
A. Vai trò lãnh đạo nhấn mạnh đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của một tập thể xã hội
B. Vai trò lãnh đạo nhấn mạnh đến hạnh phúc tập thể của thành viên trong tập thể xã hội
-
Câu 5:
Xã hội học và tâm lý học quan tâm nghiên cứu các nhóm người
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Sự thống nhất hữu cơ dựa trên tổng thể những vai trò được chuyên biệt hóa cao trong xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Công trình nghiên cứu của Durkheim về tự tử minh chứng rằng: Cuộc sống xã hội có thể giải thích thông qua những đặc điểm của nhóm
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Lý thuyết xung đột nhấn mạnh đến những mâu thuẩn xã hội và biến đổi xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Theo lý thuyết xung độ, biến đổi xã hội luôn tiêu cực
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Tại Việt Nam, xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng xã hội Việt Nam để làm tiền đề xây dựng chính sách kinh tế - xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Thành công về kinh tế và quyền lực thường chồng chéo lên nhau hoàn toàn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Việc lãnh đạo không hướng hoạt động của nhóm đến mục tiêu cuối cùng được xem là lãnh đạo thụ động
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thủ lĩnh tinh thần là người có quyền lực chính thức trong nhóm
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Tính khách quan và có bằng chứng là điều bắt buộc đối với riêng ngành xã hội học
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Hầu hết những gì ta cho là tự nhiên và bình thường về hành vi xã hội của con người đều dựa trên các đặc tính sinh học
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Trong giai đọan đầu của giới trẻ, trường học đóng vai trò như phương tiện điều khiển hành vi xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Sự bình đẳng về giáo dục chỉ tồn tại khi mọi người đều có quyền tiếp cận các trường học có chất lượng tương đương
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Bị bóc lột bỡi những tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia là mối quan ngại của các quốc gia phát triển
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Công nhân thuộc những ngành có vị thế nghề nghiệp thấp thường dễ thõa mãn với công việc hơn là những người có vị thế nghề nghiệo cao
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Sự tụt hậu về văn hóa xảy ra khi hai yếu tố văn hóa hoặc cấu trúc xã hội có mối liên quan chặt chẽ nhau thay đổi đột ngột hoặc ở những mức độ khác khau
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Hôn nhân theo luật định nhấn mạnh tính mở, chữ tính, và có thể thay đổi được
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Karl Marx cho rằng ý thức hệ đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự biến đổi xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Sự tiến hóa luôn theo sau bởi sự thay đổi về phong cách sống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Tài liệu viết là tài liệu thuộc dạng thứ cấp
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Phương pháp phân tích định tính là phương pháp phân tích nhằm rút ra được những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu để tìm ra những ý nghĩa hay những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu
A. Đúng
B. Sai