190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng
Với hơn 190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Luật sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án chuyển giao bắt buộc được hiểu là gì?
A. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
B. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
C. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
D. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho NHNN Việt Nam.
-
Câu 2:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Chính phủ
-
Câu 3:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
B. Bộ Tài chính
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
-
Câu 4:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được chấm dứt trong các trường hợp nào?
A. (i) TCTD khắc phục được tình trạng dẫn đến bị đặt vào kiểm soát đặc biệt; (ii) Được sáp nhập, hợp nhất vào TCTD khác hoặc bị giải thể; (iii) Được Tòa án chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản.
B. (i) TCTD khắc phục được tình trạng dẫn đến bị đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật; (ii) Được sáp nhập, hợp nhất vào TCTD khác hoặc bị giải thể; (iii) Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản.
C. (i) TCTD khắc phục được tình trạng dẫn đến bị đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định của pháp luật; (ii) Được sáp nhập, hợp nhất vào TCTD khác hoặc bị phá sản; (iii) Được áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
D. (i) TCTD đạt được các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật; (ii) Được sáp nhập, hợp nhất vào TCTD khác hoặc bị giải thể, phá sản; (iii) Được áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
-
Câu 5:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quy định hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
B. Bộ Tài chính
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
-
Câu 6:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ, quyền hạn chung nào đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. (i) Chỉ đạo TCTD thực hiện các nội dung đã được quy định; (ii) Chỉ đạo TCTD xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định ; (iii) Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của TCTD; (iv) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát đối với nhân sự cấp cao của TCTD; (v) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.
B. (i) Chỉ đạo TCTD thực hiện các nội dung đã được quy định; (ii) Chỉ đạo TCTD thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định; (iii) Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của TCTD; (iv) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát của Tổng giám đốc/Giám đốc TCTD; (v) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.
C. (i) Chỉ đạo TCTD xây dựng phương án cơ cấu lại theo quy định ; (ii) Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của TCTD; (iii) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát đối với nhân sự cấp cao của TCTD; (iv) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát của Tổng giám đốc/Giám đốc TCTD.
D. (i) Chỉ đạo TCTD thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định ; (iii) Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của TCTD; (iv) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát đối với nhân sự cấp cao của TCTD; (v) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát của Tổng giám đốc/Giám đốc TCTD.
-
Câu 7:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong đánh giá tổng thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Đề xuất với NHNN Việt Nam chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
B. Yêu cầu TCTD thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng trong 30 ngày, nếu không xong thì chỉ định TC kiểm toán độc lập; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Đề xuất với NHNN Việt Nam chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
C. Yêu cầu TCTD thuê TC kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Quyết định chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
D. Tự mình thực hiện kiểm toán, rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng TCTD; Nhận đề xuất của các tổ chức, cá nhân độc lập về chủ trương cơ cấu lại TCTD; Quyết định chủ trương cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
-
Câu 8:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tối thiểu phải có những nội dung gì?
A. (i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn Điều lệ và các quỹ dự trữ; (ii) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống báo cáo tình hình; (iii) Tình hình kinh doanh và các bạn hàng, các hợp đồng đã và đang thực hiện.
B. (i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn Điều lệ và các quỹ dự trữ; (ii) Thực trạng về tổ chức nhân sự lãnh đạo của TCTD; (iii) Tình hình kinh doanh và các bạn hàng, các hợp đồng đã và đang thực hiện.
C. (i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn Điều lệ và các quỹ dự trữ; (ii) Thực trạng về tổ chức nhân sự lãnh đạo của TCTD, điều hành, hệ thống thông tin; (iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh.
D. (i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn Điều lệ và các quỹ dự trữ; (ii) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin; (iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh và các bạn hàng, các hợp đồng đang thực hiện.
-
Câu 9:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ Tài chính
C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
D. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
-
Câu 10:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu tổ chức tín dụng không hoàn thành phương án phục hồi hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với tổ chức tín dụng đó?
A. Tùy từng trường hợp mà quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD theo quy định pháp luật.
B. Tùy từng trường hợp mà Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương mua, sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD theo quy định pháp luật.
C. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD theo quy định pháp luật.
D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định chủ trương mua, sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD theo quy định pháp luật.
-
Câu 11:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án phục hồi tối thiểu phải có những nội dung gì?
A. (i) Phương án giảm vốn Điều lệ; (ii) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; (iii) Phương án cơ cấu lại tổ chức; (iv) Phương án xử lý nợ khó đòi, nợ xấu; (v) Phương án chi trả tiền gửi, tiền vay; (vi) Biện pháp hỗ trợ.
B. (i) Phương án tăng vốn Điều lệ; (ii) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; (iii) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; (iv) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém; (v) Phương án chi trả tiền gửi, tiền vay; (vi) Biện pháp hỗ trợ.
C. (i) Phương án vay vốn để tăng vốn Điều lệ; (ii) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; (iii) Phương án tổ chức lại quản trị, điều hành; (iv) Phương án chi trả tiền lương, tiền thuế, tiền vay; (vi) Biện pháp hỗ trợ.
D. (i) Phương án giảm vốn Điều lệ; (ii) Phương án thu nhỏ phạm vi kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; (iii) Phương án tổ chức lại quản trị, điều hành; (iv) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém; (v) Phương án trả lương, tiền vay; (vi) Biện pháp hỗ trợ.
-
Câu 12:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ Tài chính
C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
D. Ban kiểm soát đặc biệt
-
Câu 13:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu tổ chức tín dụng không hoàn thành phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với TCTD đó?
A. NHNN Việt Nam xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
B. Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD đó.
C. Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương giải thể hoặc phá sản TCTD đó.
D. Ban kiểm soát đặc biệt biệt xem xét, trình Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
-
Câu 14:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đã được phê duyệt?
A. Ban kiểm soát đặc biệt
B. Ngân hàng Nhà nước
C. Bộ Tài chính
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 15:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt cần đáp ứng các điều kiện gì?
A. (i) Thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
B. (i) Thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có TCTD tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
C. (i) Đã có chủ trương hoặc thuộc một trong các trường phải hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có TCTD hoặc nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn Điều lệ theo pháp luật.
D. (i) Đã có chủ trương hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng theo pháp luật; (ii) Có nhà đầu tư tiếp nhận; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm hoạt động theo pháp luật.
-
Câu 16:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Ban kiểm soát đặc biệt quyết định
B. Ngân hàng Nhà nước quyết định theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt
C. Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính
D. Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-
Câu 17:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Chính phủ quyết định giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
A. Khi TCTD đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.
B. Khi TCTD mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
C. Khi TCTD hội tụ đủ điều kiện phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
D. Khi TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và cần phải giải thể để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
-
Câu 18:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Bộ Tài chính
B. Ngân hàng Nhà nước
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
-
Câu 19:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Ngân hàng Nhà nước
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chính phủ
D. Bộ Tài chính
-
Câu 20:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
A. Khi TCTD hội tụ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và cần phải chuyển giao bắt buộc để bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng.
B. Khi TCTD mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và cần phải chuyển giao bắt buộc để bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng.
C. Khi TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và cần phải chuyển giao bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
D. Khi giá trị thực của vốn Điều lệ và các quỹ dự trữ âm và khi có đề nghị của bên nhận chuyển giao.
-
Câu 21:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu NH thương mại không hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với tổ chức tín dụng đó?
A. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì Ban Kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét.
B. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
C. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ cho giải thể NH thương mại đó.
D. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc để NHNN Việt Nam xem xét quyết định.
-
Câu 22:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu tổ chức tín dụng không hoàn thành phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với tổ chức tín dụng đó?
A. NHNN Việt Nam xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
B. NHNN Việt Nam xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
C. NHNN Việt Nam xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
D. NHNN Việt Nam quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
-
Câu 23:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. Ngân hàng Nhà nước
B. Chính phủ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Bộ Tài chính
-
Câu 24:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với TCTD được KSĐB, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản
B. Ban Kiểm soát đặc biệt chủ trì, phối hợp với TCTD được KSĐB, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản
C. Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với TCTD được KSĐB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng phương án phá sản
D. Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng phương án phá sản
-
Câu 25:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Tổ chức tín dụng hỗ trợ được hiểu là gì?
A. Là doanh nghiệp được chỉ định tham gia quản trị, điều hành, hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt về mặt tổ chức nhân sự, kinh doanh và các hoạt động khác.
B. Là TCTD được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
C. Là doanh nghiệp tự nguyện tham gia điều hành, hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt về mặt tổ chức nhân sự, phương án kinh doanh và các hoạt động khác.
D. Là TCTD được mời tham gia quản trị, điều hành, hỗ trợ TCTD được kiểm soát đặc biệt về mặt tổ chức, điều hành và hoạt động kinh doanh.