228 câu trắc nghiệm môn Quản trị Logistics
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 230 câu trắc nghiệm Quản trị Logistics. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (15 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vận đơn gốc (Original B/L) là vận đơn: 1) được ký bằng tay, không có dấu “Original”; 2) có đóng dấu “Original”; 3) có thể giao dịch, chuyển nhượng được. Ý nào đúng?
A. Chỉ có ý (2) đúng
B. Ý (2), (3) đúng
C. Các ý (1), (2), (3) đúng
D. Không ý nào đúng
-
Câu 2:
Khái niệm Logistics bao gồm:
A. các loại hình vận tải khác nhau, giao nhận, kho bãi
B. vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
C. giao nhận, kho tàng, vận tải và dịch vụ hải quan
D. các lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
-
Câu 3:
Trong vận tải đường biển, người có quyền khiếu nại người chuyên chở là: 1) người gửi hàng (Shipper) nếu chưa ký hậu chuyển nhượng B/L; 2) người nhận hàng (Consignee); 3) người cầm vận đơn (Bearer of B/L); 4) người bảo hiểm (Insurer) (nguyên tắc thế quyền Subrogation). Ý nào đúng?
A. Các ý (2), (3) và (4) đúng
B. Các ý (1), (2) và (3) đúng
C. Các ý (1), (3) và (4) đúng
D. Các ý (1), (2), (3) và (4) đúng
-
Câu 4:
Vận đơn gom hàng (Cargo Consolidating Bill of Lading) là chứng từ vận tải người gom hàng cấp cho chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không. Đó là:
A. hoặc HBL hoặc HAWB, tuỳ loại hình vận tải
B. House Bill of Lading (H B/L) và giấy tờ theo yêu cầu
C. cả hai loại HBL và AWB kết hợp lại tào thành
D. House Airway Bill (HAW2) cho cả hai trường hợp
-
Câu 5:
Vận đơn (B/L) là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa:
A. người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở
B. người nhận hàng, người chuyên chở và hải quan
C. người giao nhận và chủ hàng xuất nhập khẩu
D. người bảo hiểm hàng hóa và người chuyên chở
-
Câu 6:
Dùng Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill), người nhận hàng (consignee):
A. có thể nhận được hàng hoá ngay khi tầu đến cảng dỡ
B. chỉ có thể nhận hàng sau khi có đủ bộ chứng từ gồm B/L
C. chỉ có thể nhận được hàng hoá sau khi đổi nó lấy Vận đơn (B/L)
D. không thể nhận được hàng hoá ngay khi tầu đến cảng dỡ
-
Câu 7:
Những dịch vụ mà người giao nhận (Forwarding agent) thường tiến hành là: 1) nhận hàng từ người vận tải , giao cho chủ hàng; 2) gom hàng, lựa chọn tuyến, phương thức vận tải; 3) đóng gói, phân loại, tái chế; 4) nhận, kiểm tra chứng từ;5) lưu kho, bảo quản hàng hóa; 6) thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ; 7) giúp giải quyết khiếu nại, bồi thường…. Ý nào đúng?
A. Các ý (1), (2), (3) đúng
B. Các ý (1) đến (6) đúng
C. Các ý (1), (2), (4) đúng
D. Tất cả các ý từ (1) đến (7) đúng
-
Câu 8:
“Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa:
A. người kinh doanh vận tải và người nhập khẩu
B. người xuất khẩu và người nhập khẩu
C. người kinh doanh vận tải và người xuất khẩu
D. hai người kinh doanh lĩnh vực vận tải
-
Câu 9:
Vận đơn đường biển hoàn hảo (clean B/L) là vận đơn mà trên đó:
A. tuyệt đối không có ghi chú xấu của thuyền trưởng về tình trạng, chất lượng hàng hoá
B. có ghi chú xấu của thuyền trưởng về tình trạng hàng hoá, nhưng có thêm từ “không đáng kể”
C. có thể ghi chú chú xấu của thuyền trưởng về tình trạng hàng hoá, nhưng không quá 2 ghi chú
D. có các ghi chú tốt vè chất lượng hàng hoá, tình trạng bên ngoài của hàng hoá
-
Câu 10:
Người vận tải đa phương thức MTO:
A. không phải chịu bât cứ trách nhiệm gì một hàng hoá đã được mua bảo hiểm, người bảo hiểm đã cam kết chịu các trách nhiệm thay
B. không phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công/đại lý của mình, khi thực hiện hợp đồng, những người đó tự chịu với chủ hàng
C. chỉ chịu trách nhiệm với chủ hàng phần mình thực sự chuyên ch ở dù rằng có rất nhiều người tham gia chuyên chở
D. phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công/đại lý của mình, khi sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng
-
Câu 11:
Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt vì: 1) không làm thay đổi tính chất lý hoá của đối tượng; 2) quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn liền nhau; 3) quãng đường vận chuyển càng dài thì giá trị đối tượng càng lớn; 4) sản phẩm vô hình nhưng có tính vật chất. Ý nào đúng?
A. Ý (1), (4) và (3) đúng
B. Ý (1), (2) và (4) đúng
C. Ý (1), (2) và (3) đúng
D. Các ý (1), (2), (3), (4) đúng
-
Câu 12:
Việc quy định số lượng hàng có phần giao hơn hoặc kém (more or less at owners option - MOLOO) thường được ghi trong:
A. hợp đồng thuê tàu chuyến
B. hợp đồng thuê tàu trần
C. hợp đồng thuê tàu định hạn
D. hợp đồng lưu cước tàu chợ
-
Câu 13:
Vận đơn cước trả sau (Freight to Collect B/L):
A. tiền cước phải trả ngay sau khi xếp hàng
B. tiền cước đã trả trước khi cấp vận đơn
C. tiền cước chưa trả khi cấp vận đơn
D. tiền cước phải trả trước khi mua bảo hiểm
-
Câu 14:
Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là vận đơn trên đó:
A. phải có dòng chữ “theo lệnh” bằng tiếng Việt Nam kèm theo tiếng Anh
B. không ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi “to order of” người bảo hiểm
C. không ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi “to order” hoặc “to order of…”
D. có chữ “order” ở chỗ chi tiết hàng đã xếp, hoặc bất cứ chỗ nào, ví dụ “in order”
-
Câu 15:
Một loại chứng từ được coi là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là:
A. Biên lai thu tiền hàng hóa
B. Giấy đề nghị vận chuyển
C. Giấy chấp nhận vận chuyển
D. Hoá đơn gửi hàng hoá.