250 câu trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để chuẩn bị cho kì thi sắp đến đạt kết quả cao, tracnghiem.net đã chia sẻ 250 câu hỏi trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng có đáp án dưới đây. Đề thi có nội dung xoay quanh các kiến thức về tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, nghiệp vụ tín dụng... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, Công ty cho thuê tài chính có được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của:
A. Cá nhân
B. Tổ chức
C. Cả cá nhân và tổ chức
D. Tất cả đều không được
-
Câu 2:
Các khoản nợ được xem là “Nợ có vấn đề” là các khoản nợ:
A. Không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả thuận trong HĐTD (từ nhóm 2 đến nhóm 5)
B. Có dấu hiệu không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả thuận trong HĐTD (nhóm 1)
C. Các khoản “nợ xấu” (từ nhóm 3 đến nhóm 5)
D. Cả a và b
-
Câu 3:
Một khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại Vietinbank số tiền 100 tỷ đồng, có nhu cầu cầm cố để vay tại chi nhánh Agribank số tiền 95 tỷ đồng. Chi nhánh thẩm định và quyết định cho vay số tiền 90 tỷ đồng. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai so với quy định tại Quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN của NHNo Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Một khách hàng đề nghị chi nhánh Agribank nhận cầm cố bằng cổ phiếu của Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (ABIC) để cho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Chi nhánh thực hiện nhận cầm cố và cho vay. Theo Bạn, việc cho vay có đúng với quy định của Luật các TCTD năm 2010?
A. Có
B. Không
-
Câu 5:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 là:
A. Không quá 10% đối với một khách hàng
B. Không quá 15% đối với một khách hàng
C. Không quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan
D. Không quá 15% đối với một khách hàng và không quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan
-
Câu 6:
Doanh nghiệp A có tổng số tiền lãi phải trả cho khoản vay là 5 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã trả 3,5 tỷ đồng. Do khó khăn khách quan về SXKD, doanh nghiệp có đơn đề nghị. Chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính. Theo Bạn, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 513/QĐ-HĐQT-TCKT, doanh nghiệp này được TSC phê duyệt giảm lãi tối đa là bao nhiêu?
A. Số tiền 1,5 tỷ đồng
B. Số tiền 1 tỷ đồng
-
Câu 7:
Ông A vay 200 triệu đồng với lãi suất cố định là 1,5%/tháng, thời hạn vay là 24 tháng, đã trả được 8 tháng tiền lãi. Do rủi ro bất khả kháng (trâu bị dịch bệnh) nên có đơn đề nghị chi nhánh xét giảm lãi bằng cách thu theo lãi suất chi nhánh đang áp dụng cho các khoản vay tại thời điểm đề nghị là 1,2%/tháng. Theo Bạn, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 513/QĐ-HĐQT-TCKT, chi nhánh có được thu theo lãi suất 1,2%/tháng không?
A. Có
B. Không
-
Câu 8:
Ông A có một sổ tiền gửi tiết kiệm, đã cầm cố để vay tại Phòng giao dịch B. Do bị bệnh, ông A đã chết, nhưng có di chúc để lại số tiền chênh lệch thừa (sau khi trả hết nợ vay) cho bà vợ. Anh K là con ông A đến phòng giao dịch xuất trình CMND của Anh K; bản chính giấy chứng tử và bản sao có công chứng; đơn xin rút tiền tiết kiệm (đứng tên Anh K, có xác nhận của UBND xã) để trả nợ, đề nghị ngân hàng thu nợ (tuy khoản nợ chưa đến hạn) và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K để mang về cho vợ ông A. Cán bộ phòng giao dịch xử lý thế nào?
A. Thu nợ và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K
B. Thu nợ nhưng không trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K mà đem gửi vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ thanh toán
C. Chờ đến hạn mới thu nợ và sẽ xử lý số tiền thừa sau
D. Thu nợ và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K với điều kiện Anh K phải xuất trình thêm bản chính di chúc hợp pháp của Ông A cho bà vợ và bản sao có công chứng kèm theo giấy uỷ quyền (có xác nhận của UBND xã) của mẹ Anh K cho phép Anh K được đại diện để thanh toán với phòng giao dịch
-
Câu 9:
Doanh nghiệp A đồng ý bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp B với điều kiện doanh nghiệp B phải ứng trước 10% giá trị hợp đồng mua bán và phải được chi nhánh Agrbank phát hành “bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước”. Tuy nhiên hết thời hạn bảo lãnh, doanh nghiệp A đã vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, chi nhánh Agrbank sẽ:
A. Trả ngay cho doanh nghiệp B 10% giá trị hợp đồng mua bán và lãi, phí (nếu có); đồng thời ghi nợ cho doanh nghiệp A số tiền tương ứng (nếu doanh nghiệp A không ký quỹ) và theo dõi thu hồi nợ từ doanh nghiệp A
B. Trích trả doanh nghiệp B một phần từ tiền ký quỹ (nếu có) và thoả thuận với doanh nghiệp B sẽ thu hồi nợ từ doanh nghiệp A để trả hết số còn lại
C. Thoả thuận với doanh nghiệp B sẽ thu hồi nợ từ doanh nghiệp A để trả hết số tiền 10% giá trị hợp đồng mua bán và lãi, phí (nếu có); đồng thời khấu trừ phần thu hồi từ tiền ký quỹ, số tiền chênh lệch thiếu sẽ ghi nợ doanh nghiệp A
-
Câu 10:
Tập đoàn ô tô Đức Phương nhập khẩu một lô hàng là linh kiện xe tải nhẹ, toàn bộ chi phí đã thanh toán xong cho bên bán. Riêng tiền thuế nhập khẩu, tập đoàn đề nghị chi nhánh Agribank phát hành bảo lãnh với cơ quan có thẩm quyền. Chi nhánh có được thực hiện không?
A. Có
B. Không
-
Câu 11:
Doanh nghiệp A có khoản nợ quá hạn 215 ngày. Theo Bạn, khoản nợ này sẽ trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nào?
A. 5%
B. 20%
C. 50%
D. 100%
-
Câu 12:
Chi nhánh Agribank phát hành bảo lãnh dự thầu cho doanh nghiệp A. Do doanh nghiệp vi phạm, chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay và ghi nợ số tiền 2.000 triệu đồng. Khoản trả thay quá hạn 150 ngày. Theo Bạn, khoản nợ này sẽ trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nào?
A. 5%
B. 20%
C. 50%
D. 100%
-
Câu 13:
Doanh nghiệp A có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chi nhánh B thẩm định, xét thấy đủ điều kiện đã phát hành thư bảo lãnh nhưng Ngân hàng Phát triển không chấp nhận vì không đúng theo quy định tại Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD. Theo Bạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xử lý như vậy đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Một khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3. Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, khoản nợ này sẽ được phân loại vào nhóm nào?
A. Nhóm 3
B. Nhóm 4
C. Nhóm 5
-
Câu 15:
Anh A được chi nhánh Agribank phát hành thẻ MasterCard. Sau khi mua hàng tại một siêu thị, Anh A lập thủ tục thanh toán (cà thẻ vào máy POS) và trên tài khoản của Anh A ở chi nhánh thể hiện một số dư phù hợp với số tiền hàng Anh A đã thanh toán. Số dư trên tài khoản là một khoản cấp tín dụng của chi nhánh cho Anh A. Theo Bạn đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Khi mở cho doanh nghiệp một L/C để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, nguồn thanh toán là vốn vay ngân hàng, cán bộ tín dụng có phải thực hiện tác nghiệp:
A. Thẩm định các điều kiện, nếu đủ sẽ yêu cầu khách hàng lập đơn xin vay, HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành, đồng thời ghi rõ ngày thanh toán bộ chứng từ là ngày nhận nợ vay; yêu cầu doanh nghiệp ký và đóng dấu đơn vị
B. Chỉ thẩm định các điều kiện và chỉ yêu cầu khách hàng ký HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành khi thanh toán bộ chứng từ
-
Câu 17:
Khi mở cho doanh nghiệp một L/C để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, nguồn thanh toán là vốn ký quỹ đủ 100% (bao gồm cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C, nếu có), cán bộ tín dụng có phải thực hiện tác nghiệp:
A. Thẩm định các điều kiện, nếu đủ sẽ yêu cầu khách hàng lập đơn xin vay, HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành, đồng thời ghi rõ ngày thanh toán bộ chứng từ là ngày nhận nợ vay; yêu cầu doanh nghiệp ký và đóng dấu đơn vị
B. Không phải thẩm định, mà cán bộ phòng thanh toán quốc tế trình thẳng giám đốc chi nhánh phê duyệt
-
Câu 18:
Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A được áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng để thực hiện phương án kinh doanh năm 2010. Qúy 3/2010 có nhu cầu vay trung hạn, mua một xe ô tô để vận chuyển hàng hoá. Chi nhánh có được áp dụng 02 phương thức cho vay: theo hạn mức tín dụng và theo dự án đầu tư?
A. Có
B. Không
-
Câu 19:
Theo quy định tại Thông tư số 22/TT-NHNN ngày 29/10/2010 của NHNN Việt Nam, các TCTD có được huy động vốn bằng vàng sau đó chuyển đổi thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để cho vay?
A. Có
B. Không
-
Câu 20:
“Thị giá” của cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được hiểu là:
A. Mệnh giá
B. Giá của cổ phiếu khi đấu giá thành (IPO)
C. Giá của cổ phiếu do bên vay và bên cho vay thoả thuận
D. Giá của cổ phiếu công bố trên sàn giao dịch chứng khoán tại thời điểm xét cho vay
-
Câu 21:
Khoảng thời gian của một kỳ hạn nợ phải được xác định:
A. Nhỏ hơn thời hạn cho vay
B. Bằng thời hạn cho vay
C. Nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn cho vay
-
Câu 22:
Ai là đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã theo quy định của Luật HTX năm 2003:
A. Chủ nhiệm HTX (nếu Ban quản lý và Ban Quản trị HTX là một)
B. Trưởng Ban Quản trị (nếu Ban quản lý và Ban Quản trị HTX được hình thành riêng biệt)
C. Trong mọi trường hợp thì Chủ nhiệm HTX đều là đại diện theo pháp luật
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 23:
Khi thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất, ngân hàng nơi cho vay phải yêu cầu khách hàng:
A. Công chứng Hợp đồng bảo đảm tiền vay
B. Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay
C. Công chứng và Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay
-
Câu 24:
Ngày 30 tháng 10 năm 2010 là ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp A. Theo quy định của Luật Phá sản, sau bao nhiêu ngày ngân hàng nơi cho vay phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án (trong đó nêu cụ thể, chi tiết các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả) kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh về các khoản nợ đó?
A. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 30/10/2010
B. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 30/10/2010
C. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày 30/10/2010
D. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 30/10/2010
-
Câu 25:
Ngân hàng nơi cho vay có quyền xử lý tài sản sau bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm?
A. Không được trước 10 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn)
B. Không được trước 07 ngày đối với động sản hoặc 30 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn)
C. Không được trước 07 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn)