300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất
Chọn lọc hơn 300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về tính chất vật lý của đất, cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất, biến dạng lún của nền, sức chịu tải của đất nền, ổn định của mái đất... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2 ; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 122,7 kN/m2
B. 112,5 kN/m2
C. 132,7 kN/m2
D. 128,5 kN/m2
-
Câu 2:
Tính chất đầm chặt của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Cấp phối hạt
B. Độ ẩm
C. Công đầm chặt
D. Cả ba yếu tố trên.
-
Câu 3:
Để đánh giá mức độ rỗng của đất người ta dùng chỉ tiêu nào:
A. Hệ số rỗng
B. Độ bão hòa
C. Độ rỗng
D. A và C.
-
Câu 4:
Khi lớp đất bên trên bị hóa khô do ảnh hưởng của môi trường thì lớp đất bên dưới thuộc loại gì:
A. Đất cố kết trước
B. Đất cố kết thường
C. Đất chưa cố kết
D. Cả ba ý trên
-
Câu 5:
Một lớp đất sét pha có một nửa ở trên mực nước ngầm và một nửa ở dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu của đất trên mực nước ngầm như sau: trọng lượng riêng tự nhiên \(\gamma \) = 17,5kN/m3, tỷ trọng hạt Gs = 2,71, độ ẩm W = 34%. Hãy xác định các chỉ tiêu của phần đất dưới mực nước ngầm sau trọng lượng riêng đẩy nổi:
A. 9,05 kN/m3
B. 8,24 kN/m3
C. 9,15 kN/m3
D. 9,35 kN/m3
-
Câu 6:
Để có thể xác định được các thông số sức chống cắt trong thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết –không thoát nước (C– U) ta cần thực hiện ít nhất lần bao nhiêu lần thí nghiệm:
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Năm
-
Câu 7:
Địa tầng một khu vực gồm các lớp cát và bụi xen kẽ nhau:
+ Lớp cát có hệ số thấm đẳng hướng k=6,500.10-1mm/s, dày 15cm.
+ Lớp bụi có hệ số thấm đẳng hướng k=2,5.10-4mm/s, dày 1800mm.
Hệ số thấm tương đương theo phương ngang:
A. 502,30. 10-4 mm/s
B. 604,56. 10-4 mm/s
C. 708,21. 10-4 mm/s
D. 712,32 . 10-4 mm/s
-
Câu 8:
Đá thấm trong thí nghiệm nén cố kết có tác dụng gì:
A. Để đỡ mẫu đất
B. Để cho phép nước thoát tự do khi chịu nén
C. Để không cho phép nước thoát ra
D. Cả ba ý trên
-
Câu 9:
Tường chắn bán trọng lực là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
-
Câu 10:
Trong mô hình cố kết thấm của Terrzaghi thì van điều chỉnh thoát nước tượng trưng cho yếu tố gì trong nền đất:
A. Khung kết cấu hạt
B. Kích thước lỗ rỗng của đất
C. Hệ số thấm của đất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 11:
Một mẫu đất sét mềm, bão hòa nước có độ ẩm W = 45%, tỷ trọng hạt Gs = 2,68. Hãy xác định hệ số rỗng:
A. 0,828
B. 0,635
C. 1,110
D. 1,206
-
Câu 12:
Khi nào thì đất được coi là cố kết thường:
A. Khi OCR > 1
B. Khi OCR < 1
C. Khi OCR = 1
D. Cả ba ý trên.
-
Câu 13:
Đất cát có độ rỗng 40%; và tỷ trọng hạt Gs = 2,69. Hãy xác định khối lượng riêng khô:
A. 1,62g/cm3
B. 1,68g/cm3
C. 1,61g/cm3
D. 1,51g/cm3
-
Câu 14:
Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – không thoát nước (C– U) có nghĩa là:
A. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu
B. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không nước thoát ra khỏi mẫu
C. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu
D. Cả ba ý trên
-
Câu 15:
Từng cừ là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường và trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
-
Câu 16:
Những dạng tải trọng nào sau đây thuộc bài toán không gian khi xác định ứng suất trong nền đất:
A. Tải trọng dưới đáy móng băng
B. Tải trọng dưới đáy móng đơn
C. Tải trọng dưới nền đường
D. Cả ba yếu tố trên
-
Câu 17:
Một lớp đất sét pha có một nửa ở trên mực nước ngầm và một nửa ở dưới mực nước ngầm. Các chỉ tiêu của đất trên mực nước ngầm như sau: trọng lượng riêng tự nhiên \(\gamma \) = 17,5kN/m3 , tỷ trọng hạt Gs = 2,71, độ ẩm W = 34%. Hãy xác định các chỉ tiêu của phần đất dưới mực nước ngầm sau độ ẩm tự nhiên:
A. 29,30%
B. 39,67%
C. 15,5%
D. 25,45%
-
Câu 18:
Cho một mẫu đất hình trụ có đường kính 6cm, chiều cao 5cm. Khối lượng mẫu đất ban đầu là 255g. Khối lượng mẫu đất sau khi sấy khô là 195g. Thí nghiệm xác định được độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15%, độ ẩm giới hạn nhão WL = 30% và tỷ trọng hạt Gs = 2,66. Hãy xác định độ ẩm tự nhiên:
A. 28%
B. 30,77%
C. 31,5%
D. 32%
-
Câu 19:
Sức chống cắt của các loại đất dính như sét, sét pha, và cát pha do thành phần nào sau đây tạo ra:
A. Lực dính
B. Ma sát
C. Lực dính và ma sát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 20:
Một điểm trong đất khi ở trạng thái cân bằng bền thì quan hệ giữa vòng tròn Mohr và đường bao sức chống cắt như thế nào:
A. Cắt nhau
B. Tiếp xúc nhau
C. Vòng tròn Mohr nằm bên dưới và không tiếp xúc với đường bao sức chống cắt
D. Cả ba ý trên
-
Câu 21:
Đất dính bão hòa nước có đường bao sức chống cắt tức thời có đặc điểm nào sau đây:
A. Song song với trục hoành (trục \(\sigma\))
B. Đi qua gốc tọa độ
C. Cắt trục trung (trục \(\tau\)) tại c.
D. Cả ba ý trên
-
Câu 22:
Thí nghiệm cắt cánh xác định được thông số nào sau đây:
A. Góc ma sát φ
B. Lực dính không thoát nước cu
C. Góc ma sát φ và lực dính c
D. Cả ba ý trên
-
Câu 23:
Bài toán Plamant là bài toán dùng để tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của dạng tải trọng nào:
A. Tải tập trung tác dụng trên mặt đất
B. Tải tập dụng tác dụng trong lòng đất
C. Tải trọng phân bố theo đường thẳng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 24:
Khi đất bão hòa nước chịu tải trọng công trình thì biến dạng của nền đất chủ yếu là do:
A. Biến dạng của các hạt đất
B. Nước và khí trong lỗ rỗng bị nén lại
C. Nước và khí bị ép thoát ra khỏi lỗ rỗng
D. Cả ba ý trên
-
Câu 25:
Khi tải trọng tác dụng lên nền đất tăng lên thì bán kính vòng tròn Mohr của một điểm trong nền đất chịu tác dụng của tải trọng như thế nào.
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên