320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhãn thành phẩm dạng bào chế nào luôn có chữ “Lắc kỹ trước khi dùng”:
A. Hỗn dịch
B. Hỗn dịch, dung dịch
C. Hỗn dịch, nhũ tương
D. Dung dịch, nhũ tương
-
Câu 2:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phương pháp ngưng kết, cần lưu ý:
A. Hòa tan dược chất thành các dung dịch thật loãng
B. Phối hợp các dung dịch dược chất hoặc dung dịch dược chất với chất dẫn phải từ từ từng ít một
C. Vừa phối hợp vừa phải phân tán nhanh dược chất trong chất dẫn
D. Tất cả đều
-
Câu 3:
Pha liên tục còn gọi là:
A. Pha nội
B. Pha ngoại
C. Pha phân tán
D. A và C
-
Câu 4:
CHỌN CÂU SAI. Yêu cầu đối với chất nhũ hóa:
A. Có khả năng nhũ hoá mạnh đối với nhiều loại dược chất
B. Bền vững, ít bị tác động của các yếu tố như pH, nhiệt độ, chất điện giải, chất háo nước, vi khuẩn, nấm mốc...
C. Có màu sắc hoặc mùi vị riêng
D. Không gây tương kỵ lý, hoá học với các dược chất và chất phụ hay gặp trong thuốc
-
Câu 5:
Chất tẩy rửa thường có HLB vào khoảng:
A. 7-9
B. 8-13
C. 13-15
D. 15-18
-
Câu 6:
Chất diện hoạt thường dùng làm chất nhũ hóa và gây thấm vì có tác dụng:
A. Làm dược chất dễ hấp thu
B. Làm giảm sức căng bề mặt
C. Làm tăng độ nhớt của môi trường phận tán
D. Làm giảm độ nhớt của môi trường phận tán
-
Câu 7:
Để một nhũ tương bền thì:
A. Hiệu số tỉ trọng của hai tướng gần bằng không
B. Kích thước của tiểu phân tướng nội lớn
C. Sức căng bề mặt pha phân cách lớn
D. Nồng độ của pha phân tán càng lớn
-
Câu 8:
CHỌN CÂU SAI. Phương pháp xác định kiểu nhũ tương:
A. Phương pháp pha loãng
B. Phương pháp đo dộ dẫn điện
C. Phương pháp nhuộm màu
D. Phương pháp kết tụ
-
Câu 9:
CHỌN CÂU SAI. Ưu điểm của dạng thuốc hỗn dịch:
A. Làm cho dược chất có tác dụng nhanh hơn
B. Hạn chế được nhược điểm của một số dược chất mà khi hòa tan sẽ không bền vững hoặc mùi vị khó uống
C. Có thể chế được các dược chất rắn không hòa tan hoặc rất ít hòa tan trong các chất dẫn thông thường dưới dạng thuốc lỏng
D. Hạn chế tác dụng tại chỗ của các thuốc sát khuẩn muối chì trên da hoặc trên niêm mạc nơi dùng thuốc
-
Câu 10:
Yêu cầu chất lượng của thuốc hỗn dich, “Khi để yên dược chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1-2 phút và giữ nguyên được trạng thái phân tán đều đó trong”:
A. Vài phút
B. Vài giờ
C. Vài ngày
D. Mãi mãi
-
Câu 11:
Với dược chất rắn (pha phân tán) khó thấm môi trường phân tán, muốn thu được hỗn dịch có độ ổn định như mong muốn nhất thiết phải dùng:
A. Chất bảo quản
B. Chất gây thấm
C. Chất nhũ hoá
D. Chất tăng độ nhớt
-
Câu 12:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học, giai đoạn quan trong nhất là:
A. Nghiền khô
B. Nghiền ướt
C. Phân tán khối bột mịn nhão dược chất rắn vào chất dẫn
D. Tất cả các giai đoạn trên đều quan trọng như nhau
-
Câu 13:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc hỗn dịch:
A. Tính thấm của dược chất rắn
B. Kích thước tiểu phân dược chất rắn
C. Độ nhớt của môi trường phân tán
D. Tất cả đều
-
Câu 14:
Hỗn dịch hay nhũ tương thuốc là một hệ phân tán:
A. Đồng thể
B. Dị thể thô
C. Keo
D. Vi dị thể
-
Câu 15:
DĐVN quy định tính chất của hỗn dịch: “khi để yên, hoạt chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải ……….. trong chất dẫn khi lắc ….. chai thuốc trong ……. và ……… được trạng thái phân tán đều này trong ……”:
A. giữ nguyên trạng thái phân tán đều, nhẹ, 1 – 2 giây, giữ nguyên, vài giây
B. giữ nguyên trạng thái phân tán đều, mạnh, 1 – 2 giây, giữ nguyên, vài phút vài phút
C. trở lại trạng thái phân tán đều, mạnh, 1 – 2 phút, giữ nguyên, vài giây
D. trở lại trạng thái phân tán đều, nhẹ, 1 – 2 phút, giữ nguyên,
-
Câu 16:
Các phương pháp điều chế hỗn dịch:
A. Phương pháp phân tán cơ học, phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng
B. Phương pháp phân tán cơ học, phương pháp ngưng kết
C. Phương pháp ngưng kết, phương pháp dùng dung môi chung
D. Phương pháp keo khô, phương pháp keo ướt
-
Câu 17:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học, giai đoạn quyết định độ mịn, chất lượng sản phẩm:
A. Nghiền ướt
B. Nghiền khô
C. Phối hợp chất gây thấm
D. Pha loãng hỗn dịch bằng chất dẫn
-
Câu 18:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phƣơng pháp tạo tủa hoạt chất do phản ứng hóa học cần lƣu ý:
A. Phải trộn trước dung dịch hoạt chất với các chất thân nước có độ nhớt cao như siro, glycerin, dung dịch keo thân nước
B. Sau đó đun cách thủy từng hỗn hợp và phối hợp từ từ với nhau
C. Khi vừa phối hợp hai dung dịch vừa phải khuấy đều liên tục
D. Tất cả đều
-
Câu 19:
Bột, cốm pha hỗn dịch uống áp dụng trong trường hợp:
A. Dược chất dễ bị oxy hóa
B. Dược chất dễ bị thủy phân
C. Dược chất không tan trong nước
D. Dược chất dễ hút ẩm
-
Câu 20:
Cho công thức sau: Kẽm sulfat 0,25g Chì acetate 0,25g Nước cất 180ml Hoạt chất chính trong công thức trên là:
A. Kẽm sulfat
B. Chì acetate
C. Chì sulfat
D. A và B đều