620 câu trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế
Với mong muốn giúp các bạn có thêm được nguồn kiến thức chất lượng và phong phú về Thanh toán Quốc tế, Tracnghiem.net đã sưu tầm và tổng hợp được 620 câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế hay nhất (đính kèm đáp án) giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế và vai trò của nó đối với các nhà sản xuất kinh doanh.. Bộ câu hỏi được chia thành từng phần giúp các bạn ôn tập dễ dàng và có thêm chức năng thi ngẫu nhiên để các bạn củng cố lại kiến thức sau khi ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ta có các dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101 Date of Expiry: 130315. Latest day of Shipment: 121225. Công ty X giao hàng vào ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất trình chứng từ là ngày nào?
A. 16/01/2013
B. 15/01/2013
C. 15/02/2013
D. 15/03/2013
-
Câu 2:
Trong L/C có yêu cầu các chứng từ: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certiíicate of origin issued. Full set (3/3) clean on board Ocean Bill of lading. Đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người đề nghị mở LC.
Khi xuất trình Bộ chứng từ đến ngân hàng được chĩ định, ngoài những chứng từ nêu trên, còn có 1 chứng từ khác: “các điều khoản về vận đơn đường biển - Bill of Lading Terms and Conditions”. Ngân hàng được chỉ định sẽ xử lý như thế nào?
A. Bộ chứng từ bất hợp lệ, do BCT xuất trình không đúng với L/C
B. Bỏ qua Chứng từ đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ chứng từ hợp lệ
C. Yêu cầu người xuất thụ hưởng xuất trình BCT khác
D. Cả 3 ý đều sai.
-
Câu 3:
Nếu chứng từ dù bất hợp lệ mà gửi trên cơ sở nhờ thu thì nó sẽ được xử lí theo:
A. URC 522
B. ISPB 745
C. UCP 600
D. Incoterm 2010
-
Câu 4:
Ngân hàng được chỉ định có thể không thực hiện sự ủy quyền của ngân hàng phát hành nhưng họ vẫn tiếp nhận chứng từ theo yêu cầu của người hưởng. Trường hợp này, ngân hàng được chỉ định làm gì?
A. Chiết khấu
B. Cam kết
C. Tiếp nhận, gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành để thanh toán
-
Câu 5:
Hiện nay có bao nhiêu chế độ tỷ giá:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 6:
Giá các đồng tiền dự trữ của IMF gồm bao nhiêu đồng tiền?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 7:
Đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán ở Argentina là?
A. Pê-Xô (Tiền Argentina)
B. USD
C. Euro
D. Yên Nhật
-
Câu 8:
Hai chế độ tỷ giá cơ bản hiện nay là?
A. Thả nổi và cố định
B. Thả nổi và biên độ
C. Cố định và kiểm soát
D. Cố định và biên độ
-
Câu 9:
Điều kiện quan trọng nhất để được xét vào TTQT là gì?
A. Sử dụng ngoại tệ
B. Đi qua biên giới quốc gia
C. Yêu cầu của xuất khẩu
D. Yêu cầu của nhập khẩu
-
Câu 10:
Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là?
A. Thả nổi có quản lý
B. Kiểm soát
C. Không kiểm soát
D. Cố định có biên độ
-
Câu 11:
Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá nào với đồng Dollar Mỹ?
A. Cố định không biên độ
B. Cố định có biên độ
C. Kiểm soát
D. Không kiểm soát
-
Câu 12:
Bốn đồng tiền xác lập SDR là?
A. USD, EURO, GBP, Yên Nhật
B. USD, CNY, EURO, GBP
C. USD, CNY, EURO, RÚP
D. CNY, EURO, GBP, Yên Nhật
-
Câu 13:
Thanh Toán Quốc Tế là hoạt động chủ yếu giữa:
A. Các quốc gia với nhau
B. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
C. Các ngân hàng
D. Nội bộ trong một quốc gia
-
Câu 14:
Nguyên nhân Argentina tuân theo chế độ tỉ giá hối đoái của Mỹ?
A. Do USD là đồng tiền của nước này
B. Bị dollar hóa
C. Do chính phủ quy định
D. Cả 3 phương án trên đều sai
-
Câu 15:
Thị trường ngoại hối là nơi nào?
A. Diễn ra hoạt động mua bán cổ phần và trái phiếu ghi ngoại tệ
B. Giao dịch mua bán công cụ ghi ngoại tệ
C. Giao dịch mua bán kim loại quý
D. Diễn ra việc mua bán các đồng tiền khá
-
Câu 16:
Tại thời điểm t, 1 EUR = 1.3 USD, 1 GBP = 1.7 USD. Thì giá EUR/ GBP sẽ là:
A. 0.76
B. 0.765
C. 1.3077
D. 0.7647
-
Câu 17:
Giả sử tại thời điểm t, tỷ giá thị trường: 1 EUR = 1 USD, 1 GBP = 1.5 USD của ngân hàng: 2 EUR = 1 GBP, 1.5 EUR = 1 GBP. Vậy chi phí giao dịch = 0 nhà đầu tư có USD, anh ta sẽ khai thác cơ hội bằng cách nào:
A. Mua GBP với giá 1 GBP = 1.5 USD, dùng bảng mua EUR với giá: 1 GBP = 2 EUR sau đó bán EUR với giá 1 EUR = 1 USD
B. Mua EUR với giá 1 EUR = 1 USD, chuyển đổi EUR sang GBP với giá 1 GBP = 2 EUR sau đó mua đôla với giá 1 GBP = 1.5 USD
C. Bán GBP với giá 1 GBP = 1.5 USD sau đó chuyển đổi USD sang EUR sau đó bán EUR với giá 2 EUR = 1 GBP
D. Anh ta đánh giá không có cơ hội
-
Câu 18:
Tỷ giá niêm yết gián tiếp cho biết gì?
A. Bao nhiêu đơn vị tiền tệ bạn phải có để đổi lấy 1 USD
B. 1 đơn vị ngoại tệ trị giá bao nhiêu USD
C. Bao nhiêu đơn vị ngoại tệ cần có để lấy 1 đơn vị nội tệ
D. Bao nhiêu đơn vị nội tệ bạn cần để đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ:
-
Câu 19:
Giả sử tại thời điểm t, ngân hàng A niêm yết: GBP /USD = 1.7281 / 89 và JPY /USD = 0.0079/82. Vậy tỷ giá GBP / JPY sẽ là:
A. 210,74 / 218,85
B. 218.75 / 210.84
C. 210.7439 / 218.8481
D. 210.8415 / 218.7484
-
Câu 20:
Nếu tỷ giá USD/ CHF = 2.2128/30. USD / SGD= 2.7227/72 thì tỷ giá CHF /SGD là:
A. 1.2303/25
B. 1.2303/24
C. 0.8114/23
D. 0.8127/15
-
Câu 21:
Giả sử Mỹ và Anh đang ở trong chế độ bản vị vàng và giá vàng ở Mỹ được cố định ở mức 100 USD = 1 ounce và ở Anh là 50 GBP/1 ounce. Tỷ giá giữa đôla Mỹ và bảng Anh là:
A. GBP/ USD =2
B. 2 GBP = 1 USD
C. 1 GBP = 0.5 USD
D. 5 GBP = 10 USD
-
Câu 22:
Đồng tiền của Liên Minh Châu Âu được gọi là:
A. Đôla Châu Âu
B. Đồng EURO
C. Đơn vị tiền tệ
D. SDR
-
Câu 23:
Bản tổng kết tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú được gọi là:
A. Cán cân mậu dịch
B. Tài khoản vãng lai
C. Cán cân thanh toán quốc tế
D. Cán cân vốn
-
Câu 24:
Hiện nay VND đang được điều hành theo chế độ tỷ giá nào?
A. Cố định
B. Thả nổi tự do
C. Thả nổi có điều kiện
D. Ấn định
-
Câu 25:
Nếu thu nhập quốc dân > chi tiêu quốc dân thì:
A. Tiết kiệm > đầu tư nội địa
B. Thặng dư cán cân vãng lai
C. Thâm hụt cán cân vốn
D. Tất cả các câu trên đúng