860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Cho biết nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 98% có d = 1,84 g/ml:
A. 36,8 N
B. 35,3 N
C. 28,5 N
D. 45 N
-
Câu 2:
Chọn câu sai. Ưu điểm của các phương pháp hóa học:
A. Dễ thực hiện
B. Chi phí thấp
C. Không cần thiết bị đắt tiền
D. Độ nhạy rất cao
-
Câu 3:
Phản ứng oxy hoá - khử là phản ứng tương ứng với sự trao đổi electron giữa hai hợp chất: một chất cho electron - gọi là chất .....A.... và một chất nhận electron -gọi là chất ....B.....
A. (A) = khử và (B) = oxy hoá
B. (A) = acid và (B) = base
C. (A) = acid liên hợp và (B) = base liên hợp
D. (A) = oxy hoá và (B) = khử
-
Câu 4:
Cho 10 mL CH3COOH 0,5 M + 40 mL CH3COONa 0,125 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKCH3COOH = 4,75.
A. 4,625
B. 4,75
C. 4,875
D. 5
-
Câu 5:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 20ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,532
B. pH = 1
C. pH = 1,845
D. pH = 2,543
-
Câu 6:
Trong phương pháp định lượng Permanganat, khi tới điểm tương đương:
A. Dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu
B. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng
C. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu tím
-
Câu 7:
Phương pháp định lượng nitrit dùng dung dịch chuẩn là:
A. H2SO4
B. Natri nitrit (NaNO2)
C. KMnO4
D. Na2S2O3
-
Câu 8:
Để pha 200ml dung dịch KMnO4 0,5M thì cần phải cân bao nhiêu gam KMnO4?
A. 7
B. 7,9
C. 15,8
D. 3,95
-
Câu 9:
Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH3 16% (có khối lượng riêng 0,936 gam/ml) ở 20˚C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A về 0˚C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
A. 2,515 gam
B. 2,927 gam
C. 3,014 gam
D. 3,428 gam
-
Câu 10:
Muốn pha 1000ml dung dịch NaOH 0,2M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 10M.
A. 1
B. 10
C. 20
D. 2
-
Câu 11:
Chuẩn độ 50ml base yếu BOH 0,1M có Kb = 10-5 bằng dung dịch HCl 0,1M. Khi chuẩn độ đến VHCl = 25ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 9
B. pH = 9,5
C. pH = 10
D. pH = 10,5
-
Câu 12:
Cho 2,055 gam kim loại X vào lượng dư dung dịch CuCl2, thấy có tạo một khí thoát ra và tạo 1,47 gam kết tủa. X là kim loại gì?
A. Na
B. K
C. Ca
D. Ba
-
Câu 13:
pH vùng chuyển màu của chỉ thị methyl da cam:
A. 3,1-4,4
B. 4,4-6,0
C. 8,0-9,6
D. 8,3-10
-
Câu 14:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 150ml dung dịch HCOOH 0,01M với 100ml dung dịch HCOOH 0,02M. Biết pKaHCOOH = 3,75.
A. pH = 2,8
B. pH = 3,2
C. pH = 2,3
D. pH = 2,5
-
Câu 15:
Tiến hành chuẩn độ 50ml NaOH 0,1N bằng HCl 0,1N. Khi chuẩn độ đến thể tích VHCl = 49,99ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 9
B. pH = 9,5
C. pH = 10
D. pH = 10,5
-
Câu 16:
Để định lượng các chất có tính oxy hoá, dùng dung dịch chuẩn độ là:
A. Chất oxy hóa
B. Chất khử
C. Acid
D. Bazơ
-
Câu 17:
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là:
A. Tác dụng với phi kim để tạo muối
B. Tác dụng với axit thông thường tạo muối và khí hiđro
C. Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
D. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa tạo hợp chất của kim loại
-
Câu 18:
Yêu cầu tạp chất trong hóa chất tinh khiết chuẩn độ phải <... %.
A. 1
B. 0,1
C. 0,01
D. 0,5
-
Câu 19:
Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ Permanganat
C. Chuẩn độ bằng iod
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Cân bằng hoá học là trạng thái .......... mà trong đó chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. Tốc độ mất đi và xuất hiện của chúng bằng nhau.
A. động
B. đứng yên
C. tĩnh
D. khí
-
Câu 21:
Phản ứng oxy hoá - khử là phản ứng trao đổi ....... từ chất tham gia này sang chất tham gia kia.
A. H+
B. OH-
C. cation
D. electron
-
Câu 22:
Dạng tủa và dạng cân:
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Có thể giống hoặc khác
D. Đều là muối
-
Câu 23:
Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Nếu V = 6,16 lít, thì % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 40%; 10%; 50%
B. 35,55%; 10,25%; 54,20%
C. 42,86%; 15,37%; 41,77%
D. 36,36%; 9,09%; 54,55%
-
Câu 24:
Khi định lượng một base mạnh bằng một acid mạnh, ta chọn chỉ thị:
A. Phenolphtalein, đỏ methyl, methyl da cam
B. Murexid
C. Phenolphtalein, thymolphtalein
D. Calcon
-
Câu 25:
Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có:
A. 7,26 gam Fe(NO3)3
B. 7,2 gam Fe(NO3)2
C. Cả A và B
D. Một trị số khác
-
Câu 26:
Natri nitrit (NaNO2) là dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit
-
Câu 27:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 10ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,3
B. pH = 1,845
C. pH = 2,543
D. pH = 1
-
Câu 28:
Chuẩn độ dung dịch Na2CO3 0,1 N bằng HCl 0,1 N. Cho biết Ka1 = 3.10-7 và Ka2 = 6.10-11. pH tại điểm tương thứ nhất = ..........
A. 3,8
B. 8,4
C. 5,5
D. 6,7
-
Câu 29:
Phương pháp định lượng Permanganat là phương pháp định lượng:
A. Dựa vào khả năng oxy hoá của MnO4-
B. Dựa vào khả năng khử của MnO4-
C. Dựa vào khả năng oxy hoá của CrO42-
D. Dựa vào khả năng khử của CrO42-
-
Câu 30:
Tính pH của dung dịch acid yếu HA 0,1M có Kb của base liên hợp = 10-8,5.
A. 3
B. 3,25
C. 3,5
D. 3,75
-
Câu 31:
Khái niệm Nồng độ đương lượng là:
A. Số gam chất tan trong 100ml dung dịch
B. Số đương lượng gam chất tan trong 100ml dung dịch
C. Số mol chất tan trong 100ml dung dịch
D. Tất cả đều sai
-
Câu 32:
Dạng cân có phân tử lượng càng nhỏ thì hệ số chuyển sẽ:
A. Càng nhỏ
B. Càng lớn
C. Bằng 0
D. Không đổi
-
Câu 33:
Công thức tính độ tan trong nước nguyên chất của chất điện ly ít tan dạng AB (cùng hoá trị):
A. \({S_{AB}} = \frac{1}{f}\sqrt {{T_{AB}}}\)
B. \({S_{AB}} = \sqrt {{T_{AB}}}\)
C. \({S_{AB}} = \sqrt {2{T_{AB}}}\)
D. \({S_{AB}} = \frac{1}{f}\sqrt {2{T_{AB}}}\)
-
Câu 34:
Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. pH của điểm tương đương thứ nhất = .........
A. 1,55
B. 4,65
C. 12,7
D. 13,45
-
Câu 35:
Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch HClđđ (P% = 36,5; d = 1,2 g/ml) để pha được 200ml dung dịch HCl 0,6N.
A. 5ml
B. 10ml
C. 50ml
D. 100ml
-
Câu 36:
Thừa số chuyển là:
A. Tỷ số giữa khối lượng phân tử gam hay ion gam của chất ở dạng cân và khối lượng phân tử gam của chất cần xác định
B. Tỷ số giữa khối lượng của một hay nhiều phân tử hoặc nguyên tử của dạng cần biểu diễn hàm lượng và khối lượng phân tử của dạng cân
C. Tỷ số giữa khối lượng của chất cần xác định và khối lượng của chất ở dạng cân
D. Tỷ số giữa khối lượng của chất ở dạng cân và khối lượng của chất cần xác định
-
Câu 37:
Hg2+ + NH4OH dư → ?
A. Hg(OH)2↙ trắng
B. Phức [Hg(NH3)4]2+
C. Hg2(OH)2↙ trắng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 38:
Kỹ thuật chuẩn độ thể tích gồm ....., ngoại trừ:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B. Phân tích khối lượng
C. Chuẩn độ ngược
D. Chuẩn độ thế
-
Câu 39:
Nhóm nào sau đây là nhóm mang màu:
A. Nhóm Amin
B. Nhóm Cacboxyl
C. Nhóm Sulfo
D. Nhóm Quinon
-
Câu 40:
Khi phân tích mẫu với hàm lượng siêu vi lượng, ta chọn phương pháp phân tích:
A. Phương pháp hoá học
B. Phương pháp phân tích công cụ
C. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy cao
D. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy rất cao