100 câu trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng hợp và chia sẻ bộ đề trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cấp nào?
A. Chính phủ
B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
C. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
-
Câu 2:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; thì số lượng các phòng chuyên môn, văn phòng và thanh tra thuộc Sở được quy định là bao nhiêu (Đối với Sở thuộc UBND thành phố trực thuộc Trung ương)?
A. Không quá 10
B. Không quá 7
C. Không quá 8
D. Không quá 9
-
Câu 3:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, số lượng các Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở được quy định là bao nhiêu tổ chức?
A. Không quá 6
B. Không quá 9
C. Không quá 8
D. Không quá 7
-
Câu 4:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc cấp nào?
A. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp xã
C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
-
Câu 5:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và phòng Kinh tế các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng gì ở địa phương?
A. Hoạt động sự nghiệp khoa học
B. Hoạt động sản xuất kinh doanh
C. Quản lý nhà nước
D. Hoạt động sự nghiệp kinh tế
-
Câu 6:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cấp nào sau đây?
A. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
B. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
C. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Uỷ ban nhân dân cấp xã
-
Câu 7:
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã quy định bao gồm bao nhiêu tiêu chí về xã nông thôn mới?
A. Có 19 tiêu chí
B. Có 20 tiêu chí
C. Có 21 tiêu chí
D. Có 22 tiêu chí
-
Câu 8:
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã quy định: tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng là bao nhiêu để đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới?
A. Đạt 75%
B. Đạt 90%
C. Đạt 85%
D. Đạt 80%
-
Câu 9:
Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định việc Kiểm tra đập định kỳ sau mùa mưa lũ hàng năm nhằm mục đích:
A. Nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng đã có của đập
B. Để xây dựng phương án phòng, chống lụt, bão của đập
C. Để đánh giá chung về ổn định đập
D. Để xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du
-
Câu 10:
Theo quy định về cấp độ rủi ro thiên tai tại Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ, cấp độ nào là tình trạng khẩn cấp về thiên tai?
A. Cấp độ 5
B. Trên cấp 10
C. Trên cấp 12
D. Cấp độ 7
-
Câu 11:
Những nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc quản lý an toàn đập quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập?
A. Bảo đảm an toàn đập trong xây dựng, quản lý, khai thác
B. Bảo đảm tính liên tục trong quản lý an toàn đập
C. Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 12:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ việc giao công trình thủy lợi cho Tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
A. Phải có cán bộ phụ trách kỹ thuật có chứng chỉ về nghiệp vụ thủy lợi do cơ sở đào tạo thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp hoặc bằng tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp (ngành thủy lợi) trở lên
B. Xác định đúng giá trị tài sản tại thời điểm chuyển giao
C. Trường hợp là cá nhân thì phải thành lập doanh nghiệp tư nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 13:
Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT theo Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ là:
A. Chi cục Quản lý thị trường; Chi cục Thú y; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Lâm nghiệp
B. Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Thú y; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Lâm nghiệp
C. Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Thuế; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Hải quan
D. Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Thuế; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
-
Câu 14:
Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định việc Kiểm tra đập định kỳ trước mùa mưa lũ hàng năm nhằm mục đích:
A. Theo dõi diễn biến các hư hỏng đã có của đập
B. Rút kinh nghiệm công tác phòng chống lũ, bão
C. Đánh giá chung về ổn định đập
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 15:
Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
B. Ủy ban nhân dân tỉnh
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
-
Câu 16:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, những nội dung nào sau đây là quyền của Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi trong hoạt động công ích?
A. Kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác
B. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao
C. Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật
D. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao
-
Câu 17:
Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu năm?
A. 15 năm
B. 10 năm
C. 5 năm
D. 7 năm
-
Câu 18:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, mức giảm thủy lợi phí căn cứ vào tiêu chí nào?
A. Tỷ lệ phần trăm (%) thiệt hại sản lượng
B. Tiền Thủy lợi phí bị thất thu
C. Cả a và b sai
D. Cả a và b đúng
-
Câu 19:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, những nội dung nào sau đây là quyền của Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi trong hoạt động kinh doanh?
A. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị từ nguồn vốn do hoạt động kinh doanh mang lại
B. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao
C. Đặt chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 20:
Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng?
A. Chỉ đạo lực lượng công an xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản
B. Thực hiện quản lý về săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã
C. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản; trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận việc điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
D. Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng