100 câu trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng hợp và chia sẻ bộ đề trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ Lâm sản là gì?
A. Là sản phẩm khai thác từ thực vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng
B. Là sản phẩm khai thác từ động vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng
C. Là sản phẩm khai thác từ vi sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 2:
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây?
A. Có giấy phép kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
B. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật
C. Có nhà xưởng, kho chứa rộng trên 1.000 m2 trở lên
D. Có nhân viên chế biến thực phẩm, hoá thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản
-
Câu 3:
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, cơ sở chăn nuôi tập trung động vật trên cạn phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y như thế nào?
A. Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
B. Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở
C. Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách tham quan
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 4:
Theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, việc hướng dẫn xây dựng phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã là trách nhiệm của cơ quan nào?
A. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
B. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
C. Ủy ban nhân dân tỉnh
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
-
Câu 5:
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, nội dung nào sau đây được quy định là nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?
A. Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng
B. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
C. Định giá rừng
D. Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng
-
Câu 6:
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản phải có các điều kiện nào sau đây?
A. Có giấy phép kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
B. Có nơi bày bán rộng rãi, thoáng mát, hàng hóa có ghi nhãn hàng hóa rõ ràng, dễ đọc
C. Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có trình độ trung cấp trở lên
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 7:
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn bao nhiêu % lao động xã hội.
A. Còn 30%
B. Còn 40%
C. Còn 35%
D. Còn 45%
-
Câu 8:
Công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ của ai?
A. Của Nhà nước
B. Của nông dân
C. Của doanh nghiệp
D. Của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
-
Câu 9:
Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam chỉ có giá trị khi nào?
A. Hơn ½ số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý.
B. 2/3 số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý.
C. 100% số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý.
D. ¾ số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý.
-
Câu 10:
Trong quan điểm nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn nông dân đóng vai trò gì của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới.
A. Là thành viên
B. Là đối tượng
C. Là chủ thể
-
Câu 11:
Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, lực lượng nào giữ vị trí là chủ thể?
A. Phụ nữ
B. Thanh niên
C. Công nhân
D. Nông dân
-
Câu 12:
Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X bàn về lĩnh vực nào sau đây?
A. Nông nghiệp, nông thôn.
B. Nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn.
D. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
-
Câu 13:
Hãy cho biết “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” của Việt Nam có mốc thời gian như thế nào?
A. 2009 - 2020
B. 2010 - 2020
C. 2011 - 2020
D. 2012 - 2020
-
Câu 14:
Hệ thống tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành mấy cấp? Gồm những Cấp nào?
A. 1 cấp (Trung ương)
B. 2 cấp (Trung ương, tỉnh)
C. 3 Cấp (TW, tỉnh, huyện)
D. 4 cấp (TW, tỉnh, huyện, xã)
-
Câu 15:
Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp người khiếu nại về pháp luật, luật sư phải xuất trình giấy tờ gì sau đây:
A. Thẻ luật sư
B. Giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại
C. Giấy giới thiệu của các tổ chức hành nghề luật sư đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
D. Cả 3 loại giấy tờ trên
-
Câu 16:
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận ủy quyền trong những trường hợp nào sau đây:
A. Trường hợp đại diện cho người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
B. Trường hợp đại diện cho người ốm đau, già yếu có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại
C. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 17:
Khi công dân đến đề nghị xác nhận ủy quyền khiếu nại thì Ủy ban nhân dân cấp xã cần tiến hành những thủ tục gì sau đây:
A. Xác định xem người đề nghị có phải là người ủy quyền và người được ủy quyền cư trú tại địa phương của mình không
B. Xác định xem người ủy quyền có đúng là ốm đau, già yếu có nhược điểm về thể chất hoặc lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại được không
C. Người được ủy quyền có đủ năng lực hành vi dân sự không. Nội dung văn bản ủy quyền có đúng thể thức không
D. Tất cả những nội dung trên
-
Câu 18:
Công chức bị kỷ luật, sau khi khiếu nại mà người giải quyết khiếu nại lần đầu vẫn giữ nguyên kỷ luật thì có quyền khiếu nại tiếp theo như thế nào?
A. Khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo
B. Khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật
C. Có thể khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án đối với quyết định buộc thôi việc
-
Câu 19:
Pháp lệnh số 34/2007/ PL- UBTVQH quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định như thế nào?
A. Uỷ ban Nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua
B. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân
C. Cả hai nội dung A và B
-
Câu 20:
Điều 24 Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH quy định hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân như thế nào?
A. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
B. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
C. Cả hai hình thức trên