250 câu trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để chuẩn bị cho kì thi sắp đến đạt kết quả cao, tracnghiem.net đã chia sẻ 250 câu hỏi trắc nghiệm Tín dụng ngân hàng có đáp án dưới đây. Đề thi có nội dung xoay quanh các kiến thức về tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, nghiệp vụ tín dụng... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Anh A là chủ Doanh nghiệp tư nhân “Đức An”, có số tài sản là: quyền sử dụng đất gắn với Nhà ở; 01 xe ô tô 4 chỗ; 01 xe ô tô tải; 20.000 cổ phiếu của Vinamilk. Tất cả những tài sản này có phải là của Doanh nghiệp “Đức An”.
A. Đúng. Vì tài sản của Anh A là của doanh nghiệp
B. Không đúng. Vì khi thành lập doanh nghiệp “Đức An”, Anh A không đăng ký 01 xe ô tô 4 chỗ; 20.000 cổ phiếu của Vinamilk
-
Câu 2:
Theo Điều lệ, Cty TNHH Bình Minh có 4 thành viên, cam kết góp số vốn là 2 tỷ đồng (mỗi người 500 triệu đồng), thời hạn góp vốn là 03 tháng kể từ ngày 20/9/2010. Đến ngày 20/12/2010, có 3 thành viên đã góp đủ, còn một thành viên mới 8 góp được 200 triệu đồng, số còn thiếu cam kết sẽ góp chậm nhất là 28/02/2011. Cty có nhu cầu xin vay NHNo một số tiền. Cán bộ tín dụng xác định vốn Điều lệ Công ty là 1,7 tỷ đồng. Theo Bạn, việc xác định đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, thời hạn hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả tài sản là:
A. Năm (5) năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất)
B. Không xác định thời hạn đối với tất cả tài sản (chỉ hết hiệu lực khi người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xoá đăng ký giao dịch và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện xoá đăng ký)
-
Câu 4:
Khi mở cho doanh nghiệp một L/C để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, nguồn thanh toán là vốn ký quỹ đủ 100% (bao gồm cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C, nếu có), cán bộ tín dụng có phải thực hiện tác nghiệp:
A. Thẩm định các điều kiện, nếu đủ sẽ yêu cầu khách hàng lập đơn xin vay, HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành, đồng thời ghi rõ ngày thanh toán bộ chứng từ là ngày nhận nợ vay; yêu cầu doanh nghiệp ký và đóng dấu đơn vị
B. Không phải thẩm định, mà cán bộ phòng thanh toán quốc tế trình thẳng giám đốc chi nhánh phê duyệt
-
Câu 5:
Vai trò của ngân hàng phát hành:
A. Thông báo L/C
B. Kiểm tra chứng từ
C. Mở và thanh toán L/C
D. b và c đúng
-
Câu 6:
Doanh nghiệp A có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chi nhánh B thẩm định, xét thấy đủ điều kiện đã phát hành thư bảo lãnh nhưng Ngân hàng Phát triển không chấp nhận vì không đúng theo quy định tại Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD. Theo Bạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xử lý như vậy đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Khoảng thời gian của một kỳ hạn nợ phải được xác định:
A. Nhỏ hơn thời hạn cho vay
B. Bằng thời hạn cho vay
C. Nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn cho vay
-
Câu 8:
Quyền phán quyết quy định tại Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN có được áp dụng đối với khách hàng là tổ chức tín dụng không?
A. Có
B. Không
-
Câu 9:
Theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam, khi cho vay cầm cố chứng khoán, chi nhánh xác định mức tiền cho vay sẽ căn cứ vào:
A. Mệnh giá của một cổ phần - giá của một cổ phần ghi trên cổ phiếu
B. Thị giá của một cổ phần - giá của một cổ phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
-
Câu 10:
Doanh nghiệp A được chi nhánh K phê duyệt một hạn mức tín dụng 30 tỷ đồng. Thời hạn của hạn mức tín dụng là 12 tháng kể từ ngày 30/6/2009. Ngày 20/5/2010 phát sinh một khoản vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào quy định hiện hành, xác định thời hạn cho vay 2 tháng, hạn trả nợ cuối cùng là ngày 20/7/2010. Theo Bạn, việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp với thời hạn của hạn mức tín dụng như thế là sai hay đúng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Một khoản vay dư nợ 10 tỷ đồng, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trị giá 15 tỷ đồng. Quý I khoản nợ được phân vào nhóm 2, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 125 triệu đồng. Quý II khoản nợ được phân vào nhóm 4, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 1.250 triệu đồng. Quý III khoản nợ được phân vào nhóm 5, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 2.500 triệu đồng. Theo Bạn, tổng số tiền dự phòng chi nhánh phải trích là:
A. Tổng số là 3.775 triệu đồng (125+1.250+2.500)
B. Tổng số là 2.500 triệu đồng
-
Câu 12:
Khi thẩm định dự án đầu tư phân xưởng sản xuất cồn (tận dụng nguyên liệu nhà máy đường), các điều kiện liên quan đến nhà máy cồn đều thoả mãn. Nhà máy đường hàng năm đều có lãi, vay trả sòng phẳng. Riêng giá trị hiện tại ròng (NPV), cán bộ tín dụng xác định NPV = 0. Giữa cán bộ tín dụng và Trưởng phòng kinh doanh đã đề xuất 02 phương án xử lý. Theo Bạn phương án nào là đúng:
A. Cán bộ tín dụng: kiên quyết không đồng ý đầu tư (vì dự án chỉ hoà vốn)
B. Trưởng phòng kinh doanh: vẫn có thể đầu tư, vì đây không phải là dự án độc lập, lợi nhuận nhà máy đường là nguồn trả nợ
-
Câu 13:
Vì sao khi xem xét, quyết định cho vay TCTD lại quy định khách hàng vay phải có tối thiểu 10% vốn tự có (đối với ngắn hạn) và 20% (đối với trung, dài hạn) tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh?
A. Để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
B. Gắn và tăng cường trách nhiệm của người vay
C. Tiết kiệm chi phí tài chính (giảm chi phí trả lãi) cho phương án, dự án
D. Cả 3 mục tiêu trên
-
Câu 14:
Một Công ty cho thuê tài chính của Agribank (ALC) có 02 khoản vay tại 02 chi nhánh; chi nhánh A phân loại khoản nợ vào nhóm 2 và trích dự phòng rủi ro là 5%; chi nhánh B phân loại khoản nợ vào nhóm 4 và trích dự phòng là 50%. Theo Bạn việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của 02 chi nhánh đó theo quy định hiện hành đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa vì:
A. Lạm phát
B. Thâm hụt cán cân vãng lai
C. Việc thanh toán cổ tức
D. Khấu hao
-
Câu 16:
Doanh nghiệp A có khoản nợ quá hạn 215 ngày. Theo Bạn, khoản nợ này sẽ trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nào?
A. 5%
B. 20%
C. 50%
D. 100%
-
Câu 17:
Một khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch số 1 của chi nhánh A thuộc NHNo Việt Nam số tiền 30 tỷ đồng, có nhu cầu cầm cố để vay cũng tại Phòng giao dịch đó số tiền 25 tỷ đồng. Phòng giao dịch hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên phê duyệt vượt quyền phán quyết. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai so với quy định tại Quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN của NHNo Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
TCTD mua các giấy tờ có giá của khách hàng trước khi đến hạn thanh toán được hiểu là:
A. Tái cấp vốn
B. Tái chiết khấu
C. Chiết khấu
D. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
-
Câu 19:
Do khó khăn về nguồn vốn trung, dài hạn nên ngày 22/10/2009 chi nhánh cho Công ty B vay tạm thời ngắn hạn 100 tỷ đồng, chia làm 2 kỳ trả nợ để thực hiện dự án đầu tư. Trong quá trình vay, Công ty B trả lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Riêng tiền gốc kỳ 1 chỉ trả được 20 tỷ đồng, nên phải chuyển quá hạn và phân loại vào nhóm 3. Đến tháng 9/2010, theo đề nghị của Công ty B và được Trụ sở chính cân đối bổ sung vốn trung hạn, đồng ý về nguyên tắc, chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục, chuyển khoản vay từ ngắn hạn sang trung hạn (thu nợ ngắn hạn, hạch toán trung hạn và ký phụ lục HĐTD) nhưng vẫn tính thời hạn cho vay bắt đầu từ ngày 22/10/2009. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Khi công ty trả lãi cổ tức, bảng cân đối kế toán sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Tài sản có và vốn chủ sở hữu không thay đổi
B. Tài sản có giảm và vốn chủ sử hữu tăng
C. Tài sản có và tài sản nợ giảm
D. Tài sản có và vốn chủ sở hữu giảm
-
Câu 21:
Trong điều kiện đồng tiền của một quốc gia được tự do chuyển đổi khi tỷ giá hối đoái được thả nổi thì trong dài hạn tỷ giá của đồng bản tệ so với đồng ngoại tệ sẽ tăng nếu:
A. Ngân hàng trung ương bán đồng ngoại tệ ra nước ngoài nhiều hơn
B. Luồng vốn ra nước ngoài tăng lên
C. Tỷ lệ lạm phát giảm tương đối so với lạm phát của các quốc gia khác
D. Sản lượng toàn cầu giảm
-
Câu 22:
Theo quy định tại Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, ngoại tệ nào sau đây chi nhánh được sử dụng cho vay đối với khách hàng:
A. Đôla Mỹ (USD)
B. Tất cả các loại ngoại tệ lưu hành trên thị trường Việt Nam
C. Chỉ có các ngoại tệ mạnh: Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Ơrô (EUR); đối với ngoại tệ khu vực biên giới: Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riên Cămpuchia thì phải theo quy định riêng của NHNN
D. Theo yêu cầu của khách hàng
-
Câu 23:
Trong hợp đồng bán khoản phải thu, các bên có thể thoả thuận nội dung/điều khoản: “bên mua có quyền truy đòi đối với bên bán khoản phải thu”?
A. Có
B. Không
-
Câu 24:
Thế nào là cho vay đảm bảo bằng tài sản?
A. Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có uy tín lớn
B. A và tài sản hình thành từ vốn vay; tài sản cầm cố
C. Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ 3 bằng tài sản
D. C ; tài sản hình thành từ vốn vay
-
Câu 25:
Trong các loại tài sản đảm bảo dưới đây, loại nào tốt nhất đối với ngân hàng:
A. Đất có giấy tờ hợp pháp tại khu du lịch
B. Nhà tại trung tâm thương mại của thành phố
C. Bảo lãnh của bên thứ ba bất kỳ, kể cả của ngân hàng
D. Số tiết kiệm do chính ngân hàng cho vay phát hành