260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 260 câu hỏi trắc nghiệm Thủ tục hải quan - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch, hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra an toàn thực phẩm, căn cứ để cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản tại địa điểm kiểm dịch là:
A. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch
B. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật)
C. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 2:
Việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trong các trường hợp sau:
A. Người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ khai hải quan của người khai hải quan
B. Hàng hoá lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
C. Hàng hóa nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích, giám định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 3:
Trường hợp nào sau đây hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải lấy mẫu:
A. Để phục vụ việc khai hải quan
B. Để phục vụ phân tích, phân loại hàng hóa
C. Theo đề nghị của các cơ quan quản lý chuyên ngành
D. Để phục vụ công tác thanh khoản, hoàn thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
-
Câu 4:
Việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan được thực hiện như sau:
A. Không được xem hàng hóa trước khi khai hải quan
B. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan
C. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
D. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành
-
Câu 5:
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng:
A. Doanh nghiệp phải khai báo tờ khai hải quan mới
B. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu
C. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới
D. Câu a và b
-
Câu 6:
Trường hợp đăng ký tờ khai hải quan một lần:
A. Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán
B. Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua cùng cửa khẩu
C. Tờ khai hải quan một lần có hiệu lực trong thời hạn không quá 01 năm
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 7:
Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan; hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là:
A. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan
B. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống
C. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông:
A. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan
B. Được chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống
C. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
D. Câu a và b
-
Câu 9:
Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
A. Tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu đã được thông quan
B. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống
C. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Trường hợp áp dụng thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan:
A. Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam theo quy định
B. Hàng hóa chuyển cửa khẩu
C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
D. Câu a và b
-
Câu 11:
Đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, khi khai vận chuyển kết hợp, người khai hải quan:
A. Khai đồng thời với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
B. Khai tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kết hợp với khai vận chuyển độc lập
C. Khai tờ khai vận chuyển độc lập
D. Không phải khai thêm tờ khai nào
-
Câu 12:
Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ gì để khai báo vận chuyển độc lập:
A. HYS
B. AMA
C. OLA
D. CEA
-
Câu 13:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với trường hợp khai vận chuyển độc lập:
A. Tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đi
B. Tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đến
C. Người khai hải quan lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đi hoặc Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đến
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 14:
Các trường hợp phải niêm phong hải quan:
A. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất)
B. Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
C. Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 15:
Các trường hợp phải niêm phong hải quan:
A. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích
B. Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại
C. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (niêm phong đối với trường hợp hàng kiểm tra thực tế hoặc cửa khẩu tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập)
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 16:
Các trường hợp không phải niêm phong hải quan:
A. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất
B. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích
C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 17:
Thời hạn nộp thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là:
A. 275 ngày
B. 1 năm
C. 90 ngày
D. 365 ngày
-
Câu 18:
Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa:
A. Trước khi làm thủ tục hải quan
B. Trong quá trình làm thủ tục hải quan
C. Sau khi làm thủ tục hải quan
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 19:
Thẩm quyền xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là:
A. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
B. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
C. Bộ trưởng Bộ Tài chính
D. Chi cục trưởng hải quan
-
Câu 20:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất được làm thủ tục hải quan tại:
A. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động hoặc cơ sở sản xuất
B. Chi cục Hải quan cửa khẩu
C. Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất
D. Chi cục Hải quan cửa khẩu, chi cục hải quan ngoài cửa khẩu