260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 260 câu hỏi trắc nghiệm Thủ tục hải quan - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa:
A. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
B. Chi cục hải quan cửa khẩu
C. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở bảo hành, sửa chữa
D. Tất cả các địa điểm trên
-
Câu 2:
Việc theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được thực hiện:
A. Trên Hệ thống. Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì thủ tục tái xuất, tái nhập và theo dõi lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy
B. Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định
C. Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 3:
Các hình thức tái nhập đối với hàng hoá đã xuất khẩu bao gồm:
A. Tái nhập để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất
B. Tái nhập để tiêu thụ nội địa hoặc để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác
C. Tái nhập để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài)
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 4:
Địa điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trở lại đối với hàng hóa đã xuất khẩu:
A. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. Trường hợp hàng trả lại về Việt Nam qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu
B. Chi cục hải quan thuận tiện nhất, do doanh nghiệp lựa chọn
C. Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 5:
Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá:
A. 60 ngày kể từ ngày tái nhập
B. 90 ngày kể từ ngày tái nhập
C. 275 ngày kể từ ngày tái nhập
D. 365 ngày kể từ ngày tái nhập
-
Câu 6:
Các hình thức tái xuất hàng hoá đã nhập khẩu bao gồm:
A. Xuất trả lại cho khách hàng ở nước ngoài
B. Tái xuất sang nước thứ ba
C. Tái xuất vào khu phi thuế quan
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 7:
Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất trả hàng hoá đã nhập khẩu:
A. Chi cục hải quan thuận tiện nhất, do doanh nghiệp lựa chọn
B. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất trả cho khách hàng nướcngoài qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất
C. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất trả cho khách hàng nước ngoài qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cảng đến cửa khẩu xuất
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế bao gồm:
A. Hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định
B. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư
C. Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh
D. Câu a và b
-
Câu 9:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đầu tư miễn thuế bao gồm:
A. Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế
B. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển
C. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu
D. Tất cả các địa điểm trên
-
Câu 10:
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đầu tư miễn thuế bao gồm:
A. Các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC
B. Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan
C. Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác
D. Tất cả chứng từ trên
-
Câu 11:
Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bao gồm:
A. Hàng hoá nêu tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
B. Hàng hóa thuộc khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 18, khoản 21 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
C. Hàng hóa được xét miễn thuế
D. Câu a và b
-
Câu 12:
Đối tượng đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bao gồm:
A. Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa
B. Nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ
C. Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa
D. Tất cả các đối tượng trên
-
Câu 13:
Thời điểm đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế là:
A. Trước khi triển khai dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng
B. Trong quá trình thực hiện dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng
C. Trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 14:
Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ gì để khai báo danh mục hàng hóa miễn thuế:
A. OLA
B. HYS
C. TEA
D. CEA
-
Câu 15:
Hàng hoá XK, XK tại chỗ là:
A. Hàng hoá do thương nhân ở nước ngoài XK cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại VN cho thương nhân VN khác
B. Hàng hoá do DN chế xuất XK cho thương nhân nước ngoài ở trong nước nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại VN cho thương nhân VN khác
C. Hàng hoá do thương nhân VN (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; DN chế xuất) XK cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại V N cho thương nhân VN khác
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 16:
Hàng hoá XK, XK tại chỗ bao gồm:
A. Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐCP
B. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
C. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam
D. Tất cả các hàng hóa trên
-
Câu 17:
Căn cứ để xác định hàng hoá XK, XK tại chỗ đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công là:
A. Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu
B. Phải tuân thủ quy định về hàng hóa nhập khẩu, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
C. Phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
D. Câu a và b
-
Câu 18:
Căn cứ để xác định hàng hoá XK, XK tại chỗ đối với hàng hóa khác (ngoài sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công; hàng hóa có vốn đầu tư nước ngoài) là:
A. Phải có hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam; Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mượn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam
B. Không cần phải có hai hợp đồng riêng biệt giữa người mua và người bán
C. Phải có hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu tại chỗ và người nhập khẩu tại chỗ
D. Phải có hợp đồng mua bán giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam
-
Câu 19:
Thời hạn người người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ:
A. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa
B. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa
C. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi người xuất khẩu giao hàng, giao hóa đơn giá trị gia tăng cho người nhập khẩu
D. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu
-
Câu 20:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như sau:
A. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện trước, thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện sau
B. Thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện trước, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện sau
C. Người xuất khẩu tại chỗ, người nhập khẩu tại chỗ thực hiện cùng lúc
D. Doanh nghiệp được lựa chọn làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ hoặc nhập khẩu tại chỗ