268 câu trắc nghiệm ôn thi chuyên viên chính
Tổng hợp 268 câu trắc nghiệm "Ôn thi chuyên viên chính" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc liên tục, kế thừa
B. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
C. Nguyên tắc không vì lợi nhuận
D. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
-
Câu 2:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam?
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch,vững mạnh, từng bước hiện đại hóa
B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
C. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
D. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước
-
Câu 3:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản nào dưới đây?
A. Nghị định
B. Thông tư
C. Nghị định, quyết định
D. Nghị định, Chỉ thị
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của quản lý tài chính công ở nước ta?
A. Quản lý tài chính công là một loại quản lý hành chính nhà nước
B. Quản lý tài chính công được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước
C. Quản lý tài chính công là một phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội
D. Đảm bảo kỷ luật tài khoá tổng thể
-
Câu 5:
Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND
B. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm
C. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ
D. Giải quyết những kiến nghị của HĐND
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tài chính công ở nước ta?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ
B. Nguyên tắc không vì lợi nhuận
C. Nguyên tắc hiệu quả
D. Nguyên tắc thống nhất
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc phải tuân thủ trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức?
A. Nguyên tắc bình đẳng
B. Nguyên tắc công khai
C. Nguyên tắc ưu tiên
D. Nguyên tắc dân chủ
-
Câu 8:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản nào dưới đây?
A. Ban hành Quyết định
B. Ban hành Thông tư
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị
-
Câu 9:
Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Chính phủ CHXHCN Việt Nam?
A. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước
B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
C. Lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở
D. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật
-
Câu 10:
Hình thức hoạt động nào dưới đây là hình thức hoạt động của Chính phủ CHXHCN Việt Nam?
A. Sự lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ
B. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
C. Thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
D. Thống nhất công tác đối ngoại
-
Câu 11:
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với UBND cấp tỉnh, thành phố là:
A. Hướng dẫn và chỉ đạo UBND cấp tỉnh, thành phố về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý
B. Phê duyệt biên chế hành chính nhà nước của cấp tỉnh trong lĩnh vực mình quản lý
C. Bổ nhiệm Giám đốc Sở quản lý ngành, lĩnh vực thuộc Bộ
D. Phê bình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố khi có khuyết điểm trong quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý
-
Câu 12:
Vai trò chủ yếu của tài chính công ở nước ta là:
A. Đầu tư cho sản xuất kinh doanh
B. Thực hiện công bằng xã hội
C. Thúc đẩy kinh tế đối ngoại
D. Thực hiện tập trung dân chủ
-
Câu 13:
Cán bộ, công chức có chức vụ nào dưới đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức ( sửa đổi, bổ sung năm 2003):
A. Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Trưởng thôn, trưởng bản
-
Câu 14:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp
B. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ
C. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
D. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
-
Câu 15:
Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là:
A. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
B. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân
C. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước ta giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách thể chế
B. Cải cách tài chính công
C. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
-
Câu 17:
Quyết định quản lý hành chính Nhà nước có đặc điểm nào dưới đây?
A. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành
B. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới Luật, nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
C. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành
D. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta?
A. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
B. Tính dân chủ
C. Tính pháp quyền
D. Tính liên tục
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội trong chính sách xã hội ở nước ta?
A. Phân tích thực trạng của cơ cấu xã hội, các vấn đề xã hội để xác định nội dung các loại chính sách xã hội
B. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế văn hóa phát triển, kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi
C. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước
D. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đốivới nhà nước và xã hội
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta?
A. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ
C. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội
D. Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan thuộc quyền tư pháp
-
Câu 21:
Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
A. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, thực hiện chức năng cầm quyền trong hệ thống chính trị
B. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của hệ thống chính trị
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là lực lượng lãnh đạo của hệ thống chính trị
D. Quốc hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hạt nhân của hệ thống chính trị
-
Câu 22:
Chức năng nào dưới đây là chức năng của Quốc hội?
A. Tổ chức thực hiện thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
B. Chức năng đối nội, đối ngoại
C. Chức năng lập hiến, lập pháp
D. Tổ chức các kỳ họp Quốc hội
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của tài chính công ở nước ta?
A. Tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội ( chức năng quản lý nhà nước và cung ứng các dịch vụ công)
B. Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước
C. Tài chính công phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc của đa số
D. Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt
-
Câu 24:
Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước có trình tự sau đây:
A. Xin ý kiến chỉ đạo của Đảng
B. Lấy đủ số ý kiến các cá nhân và các cơ quan có liên quan
C. Trình kế hoạch tài chính cho hoạt động này
D. Gửi và lưu giữ văn bản
-
Câu 25:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp
B. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ
C. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
D. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu đối với quản lý tài chính công ở nước ta?
A. Huy động các nguồn tài chính bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
B. Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường
C. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở tầm vĩ mô và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở những đơn vị trực tiếp sử dụng
D. Nâng cao được tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính công
-
Câu 27:
Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò chủ yếu của tài chính công ở nước ta?
A. Tạo ra các cơ hội như nhau cho các tầng lớp dân cư và cá nhân phát huy tài năng, tham gia lao động, tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội
B. Huy động các nguồn tài chính bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
C. Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước
D. Tài chính công bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị của đất nước
-
Câu 28:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ra văn bản nào dưới đây?
A. Quyết định, Thông tư
B. Quyết định
C. Thông tư
D. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
-
Câu 29:
Một trong những chức năng của pháp luật là:
A. Chức năng kiểm tra công tác của các cơ quan, tổ chức
B. Chức năng đánh giá hoạt động kinh doanh
C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
D. Chức năng định hướng các chủ trương, biện pháp lớn
-
Câu 30:
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội
B. Ban hành các Quyết định, Chỉ thị và Thông tư
C. Bãi bỏ những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
D. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ