300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất
Chọn lọc hơn 300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về tính chất vật lý của đất, cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất, biến dạng lún của nền, sức chịu tải của đất nền, ổn định của mái đất... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Khi độ chặt của nền đất tăng lên thì nền đất có đặc điểm gì:
A. Sức chịu tải của nền đất tăng
B. Độ lún của nền đất giảm xuống
C. Tính thấm của nền đất giảm
D. Cả ba yếu tố trên.
-
Câu 2:
Cho một mẫu đất hình trụ có đường kính 6cm, chiều cao 5cm. Khối lượng mẫu đất ban đầu là 255g. Khối lượng mẫu đất sau khi sấy khô là 195g. Thí nghiệm xác định được độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15%, độ ẩm giới hạn nhão WL = 30% và tỷ trọng hạt Gs = 2,66. Hãy xác định hệ số rỗng:
A. 0,88
B. 0,928
C. 0,91
D. 0,8
-
Câu 3:
Kết quả của thí nghiệm theo sơ đồ không cố kết – không thoát nước (U– U) được dùng để tính toán ổn định của công trình trong trường hợp nào sau đây:
A. Công trình đất đắp trên lớp sét mềm bão hòa nước thi công nhanh
B. Móng nông thi công nhanh trên nền đất sét bão hòa nước
C. Móng nông trên nền sét sau khi đã lún ổn định
D. A và B
-
Câu 4:
Độ bão hòa của đất là:
A. Tỷ số giữa trọng lượng nước với trọng lượng hạt đất:
B. Tỷ số giữa thể tích nước và thể tích lỗ rỗng
C. Tỷ số giữa độ ẩm tự nhiên và độ ẩm khi bão hòa
D. Tỷ số giữa thể tích nước và thể tích đất
-
Câu 5:
Cho một nền đất sét mềm, bão hòa nước có: hệ số nén tương đối a0 = 0,000264m2 /kN; hệ số cố kết Cv = 0,36 m2 /tháng; chiều dày H = 6m; nền đất thoát nước 2 biên. Bên trên lớp đất này là một lớp đất cát san lấp dày Hc= 4m có γc = 20kN/m3. Độ lún cuối cùng của nền đất là:
A. 10,45cm
B. 11,43cm
C. 12,66cm
D. 13,67cm
-
Câu 6:
Cho một nền đất sét mềm, bão hòa nước có: hệ số nén tương đối a0 = 0,000264m2 /kN; hệ số cố kết Cv = 0,36 m2 /tháng; chiều dày H = 6m; nền đất thoát nước 2 biên. Bên trên lớp đất này là một lớp đất cát san lấp dày Hc= 4m có γc = 20kN/m3. Nền đất có độ cố kết là 67,7% sau 9 tháng nền đất lún được:
A. 6,34cm
B. 7,56cm
C. 8,57cm
D. 9,23cm
-
Câu 7:
Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định độ bão hòa:
A. 0,828
B. 0,58
C. 1,110
D. 0,406
-
Câu 8:
Những yếu tố nào sau đây có thể ảnh hưởng đến độ lún của công trình:
A. Tải trọng công trình
B. Đặc điểm địa chất
C. Sự thay đổi mực nước ngầm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 9:
Dựa vào chỉ số nào sau đây để xác định trạng thái của đất dính:
A. Hệ số rỗng
B. Chỉ số dẻo
C. Độ ẩm giới hạn nhão
D. Độ sệt.
-
Câu 10:
Lực dính của đất đắp sau lưng tường ảnh hưởng đến áp lực đất bị động như thế nào:
A. Làm gia tăng áp lực đất
B. Làm giảm áp lực đất
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
-
Câu 11:
Theo điều kiện cân bằng Mohr-Rankine khi đất ở trạng thái cân bằng giới hạn thì:
A. \({\theta _{{\rm{max}}}} < \varphi '\)
B. \({\theta _{{\rm{max}}}} > \varphi '\)
C. \({\theta _{{\rm{max}}}} = \varphi '\)
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 12:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 170,4 kN/m2
B. 115,1kN/m2
C. 126,5 kN/m2
D. 73,9 kN/m2
-
Câu 13:
Người ta dùng một dao vòng có thể tích V = 57cm3 để lấy mẫu đất nguyên dạng đem cân xác định được khối lượng của mẫu 100g; sau đó mang sấy khô thu được khối lượng 76g; biết tỷ trọng hạt của đất Gs = 2,68. Hãy xác định độ bão hòa:
A. 0,80
B. 0,72
C. 0,89
D. 0,84
-
Câu 14:
Người ta dùng một dao vòng có thể tích V = 57cm3 để lấy mẫu đất nguyên dạng đem cân xác định được khối lượng của mẫu 100g; sau đó mang sấy khô thu được khối lượng 76g; biết tỷ trọng hạt của đất Gs = 2,68. Hãy xác định độ rỗng:
A. 50,25%
B. 61,05%
C. 55,85%
D. 49,05%
-
Câu 15:
Độ lún theo thời gian là:
A. Độ lún cuối cùng của nền đất
B. Độ lún tại thời điểm quá trình lún kết thúc
C. Độ lún tại thời điểm nào đó trong quá trình nền đất đang lún
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 16:
Phương pháp phân tầng cộng lún nên dùng để tính lún cho:
A. Tất cả các loại móng
B. Móng có bề rộng nhỏ hơn 10m
C. Móng có bề rộng lớn hơn 10m
D. Móng có bề rộng lớn hơn 20m
-
Câu 17:
Ý nghĩa của thí nghiệm phân tích thành phần hạt là:
A. Đánh giá tính chất xây dựng của đất.
B. Xác định hệ số rỗng của đất
C. Xác định trạng thái của đất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 18:
Lực dính của đất đắp sau lưng tường ảnh hưởng đến áp lực đất tĩnh như thế nào:
A. Làm gia tăng áp lực đất
B. Làm giảm áp lực đất
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
-
Câu 19:
Khi tính độ lún theo thời gian sử dụng kết quả của bài toán:
A. Nén lún một chiều
B. Boussinesq
C. Cố kết thấm 1 chiều
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 20:
Một mẫu đất khi thí nghiệm thu được các chỉ tiêu vật lý sau. Tỷ trọng Gs = 2,7; Trọng lượng riêng tự nhiên \(\gamma\) = 19kN/m3; độ ẩm tự nhiên W = 22%; độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15% , độ ẩm giới hạn nhão WL = 40%. Hãy xác định tên đất:
A. Sét
B. Cát vừa
C. Cát pha
D. Sét pha
-
Câu 21:
Đất rời có đường bao sức chống cắt có đặc điểm nào sau đây:
A. Đi qua gốc tọa độ
B. Song song với trục hoành (trục \(\sigma\))
C. Cắt trục trung (trục \(\tau\)) tại c.
D. Cả ba ý trên
-
Câu 22:
Cho một mẫu đất hình trụ có đường kính 6cm, chiều cao 5cm. Khối lượng mẫu đất ban đầu là 255g. Khối lượng mẫu đất sau khi sấy khô là 195g. Thí nghiệm xác định được độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15%, độ ẩm giới hạn nhão WL = 30% và tỷ trọng hạt Gs = 2,66. Hãy xác định độ ẩm tự nhiên:
A. 28%
B. 30,77%
C. 31,5%
D. 32%
-
Câu 23:
Quan hệ giữa ứng suất tổng \(\sigma\), ứng suất có hiệu \(\sigma '\) và áp lực nước lỗ rỗng u trong nền đất tuân theo quan hệ nào:
A. \(u = \sigma ' + \sigma \)
B. \(\sigma = \sigma ' + u\)
C. \(\sigma ' = \sigma + u\)
D. \(u = \sigma ' - \sigma \)
-
Câu 24:
Khi thí nghiệm một mẫu đất người ta xác định được các chỉ tiêu như sau: Độ rỗ n = 45%; tỷ trọng hạt Gs = 2,7; và độ bão hòa Sr = 0,8. Hãy xác định trọng lượng riêng đẩy nổi:
A. 10,15 kN/m3
B. 9,35 kN/m3
C. 8,15 kN/m3
D. 9,05 kN/m3
-
Câu 25:
Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất Ứng suất \({\sigma _x}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 69,0 kN/m2
B. 60,5 kN/m2
C. 73,0 kN/m2
D. 70,5 kN/m2