300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất
Chọn lọc hơn 300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về tính chất vật lý của đất, cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất, biến dạng lún của nền, sức chịu tải của đất nền, ổn định của mái đất... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bài toán Plamant là bài toán dùng để tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của dạng tải trọng nào:
A. Tải tập trung tác dụng trên mặt đất
B. Tải tập dụng tác dụng trong lòng đất
C. Tải trọng phân bố theo đường thẳng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 2:
Những dạng tải trọng nào sau đây thuộc bài toán không gian khi xác định ứng suất trong nền đất:
A. Tải trọng dưới đáy móng băng
B. Tải trọng dưới đáy móng đơn
C. Tải trọng dưới nền đường
D. Cả ba yếu tố trên
-
Câu 3:
Những dạng tải trọng nào sau đây thuộc bài toán phẳng khi xác định ứng suất trong nền đất:
A. Tải trọng dưới đáy móng băng
B. Tải trọng dưới đáy móng đơn
C. Tải trọng dưới nền đường
D. A và C
-
Câu 4:
Ứng suất hữu hiệu \(\sigma '\) bằng bao nhiêu tại thời điểm khi tải trọng phân bố có độ lớn p(kN/m2 ) vừa tác dụng lên nền đất dính bão hòa nước:
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
-
Câu 5:
Áp lực nước lỗ rỗng thặng dư bằng bao nhiêu tại thời điểm khi tải trọng phân bố có độ lớn p(kN/m2 ) vừa tác dụng lên nền đất dính bão hòa nước:
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
-
Câu 6:
Ứng suất hữu hiệu \(\sigma '\) bằng bao nhiêu tại thời điểm khi kết thúc quá trình cố kết của nền đất dính bão hòa nước dưới tác dụng của tải trọng ngoài có độ lớn p(kN/m2):
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
-
Câu 7:
Áp lực nước lỗ rông thặng dư bằng bao nhiêu tại thời điểm khi kết thúc quá trình cố kết của nền đất dính bão hòa nước dưới tác dụng của tải trọng ngoài có độ lớn p(kN/m2):
A. Bằng không
B. Bằng độ lớn tải trọng p
C. Rất lớn
D. Cả ba ý trên
-
Câu 8:
Khi tính ứng suất có hiệu \({\sigma '_z}\) cho đất ở bên dưới mực nước ngầm ta dùng trọng lượng riêng:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng khô
-
Câu 9:
Khi mực nước ngầm trong đất giảm thì ứng suất có hiệu \({\sigma '_z}\) trong đất có đặc điểm:
A. Tăng lên.
B. Giảm xuống
C. Không đổi.
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 10:
Khi mực nước ngầm trong đất tăng thì ứng suất có hiệu \({\sigma '_z}\) trong đất có đặc điểm:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Cả A, B và C đều sai.
-
Câu 11:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 170,4 kN/m2
B. 115,1kN/m2
C. 126,5 kN/m2
D. 73,9 kN/m2
-
Câu 12:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất có hiệu \({\sigma _x}\) tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 39,05 kN/m2
B. 65,30 kN/m2
C. 36,16 kN/m2
D. 54,02 kN/m2
-
Câu 13:
Một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\tau _{x{\rm{z}}}}\) tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 72,50 kN/m2
B. 31,06 kN/m2
C. 61,10 kN/m2
D. 45,20 kN/m2
-
Câu 14:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 176,3kN/m2
B. 111,1 kN/m2
C. 157,2 kN/m2
D. 136,5 kN/m2
-
Câu 15:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất có hiệu \({\sigma _x}\) tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 77,6 kN/m2
B. 30,2 kN/m2
C. 44,7 kN/m2
D. 63,2 kN/m2
-
Câu 16:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\tau _{x{\rm{z}}}}\) tại điểm A(x = 0.5m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 89,8 kN/m2
B. 67,0 kN/m2
C. 57,8 kN/m2
D. 37,6 kN/m2
-
Câu 17:
Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2 ; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 122,7 kN/m2
B. 112,5 kN/m2
C. 132,7 kN/m2
D. 128,5 kN/m2
-
Câu 18:
Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất Ứng suất \({\sigma _x}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 69,0 kN/m2
B. 60,5 kN/m2
C. 73,0 kN/m2
D. 70,5 kN/m2
-
Câu 19:
Cho hai tải trọng hình băng như trên hình vẽ, với p1 = 140kN/m2; p2 = 250kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\tau _{x{\rm{z}}}}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 53,0 kN/m2
B. 48,7 kN/m2
C. 50,7 kN/m2
D. 40,0 kN/m2
-
Câu 20:
Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 115,5 kN/m2
B. 114,5 kN/m2
C. 112,5 kN/m2
D. 124,5 kN/m2
-
Câu 21:
Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _x}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. 54,2 kN/m2
B. 65,2 kN/m2
C. 64,2 kN/m2
D. 62,2 kN/m2
-
Câu 22:
Cho tải trọng hình băng phân bố hình thang như hình vẽ với p1 = 200kN/m2; p2 = 350kN/m2. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\tau _{x{\rm{z}}}}\) tại điểm A có tọa độ như trên hình vẽ:
A. A. 67,4 kN/m2 B. C. D.
B. 66,4 kN/m2
C. 68,4kN/m2
D. 57,4 kN/m2
-
Câu 23:
Độ lún của đất dính bão hòa nước kéo dài theo thời gian khi chịu tải trọng là do:
A. Đất dính có hệ số rỗng nhỏ
B. Đất dính là đất yếu
C. Hệ số thấm của đất dính rất nhỏ
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 24:
Độ lún của công trình xây dựng trên nền đất hạt thô bão hòa nước xảy ra rất nhanh là do:
A. Hệ số rỗng của đất rất lớn
B. Hệ số thấm của đất rất lớn
C. Hệ số rỗng của đất rất nhỏ
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 25:
Điều kiện xuất hiện dòng thấm trong đất hạt thô:
A. Khi có sự chênh áp lực
B. Khi có sự chênh lệch cột nước
C. Khi có sự thay đổi gradient thủy lực
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng