325 câu trắc nghiệm Truyền số liệu
Với hơn 325 câu trắc nghiệm Truyền số liệu được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát hiện lỗi được dùng trong lớp nào của mô hình OSI:
A. vật lý
B. kết nối dữ liệu
C. mạng
D. tất cả đều sai
-
Câu 2:
Trong cấu hình thông tin dạng nào mà phương pháp poll/select được dùng để điều khiển đường dây:
A. peer to peer
B. peer to primary
C. primary to peer
D. primary to secondary
-
Câu 3:
Một timer được thiết lập khi ____được gởi đi:
A. Một gói
B. ACK
C. NAK
D. Các câu trên
-
Câu 4:
Phương pháp phát hiện lỗi nào bao gồm bit VRC tại mỗi đơn vị dữ liệu cùng với bit VRC của toàn đơn vị dữ liệu:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. Checksum
-
Câu 5:
Poll/select cần có _____ để nhận dạng gói:
A. timer
B. buffer
C. địa chỉ
D. đường truyền
-
Câu 6:
Trong phương pháp điều khiển lưu lượng stop and wait, để truyền đi n gói thì bao nhiêu frame xác nhận cần có:
A. n
B. 2n
C. n-1
D. n+
-
Câu 7:
Cho biết phương pháp nào dùng phép bù:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. checksum
-
Câu 8:
Cho biết phương pháp dùng chỉ một bit dư trong đơn vị dữ liệu:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. checksum
-
Câu 9:
Phương pháp nào có liên quan đến ý niệm đa thức:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. checksum
-
Câu 10:
phát biểu nào mô tả lỗi một bit:
A. một bit bị đảo
B. một bit bị đảo trong một đơn vị dữ liệu
C. một bit bị đảo trong một lần truyền
D. tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Trong mã ASCII, ký tự G (100 0111) được gởi đi nhưng nhận lại được ký tự D(100 0100), thì đó là dạng lỗi gì:
A. lỗi một bit
B. lỗi nhiều bit
C. bệt
D. khôi phục được
-
Câu 12:
Trong mã ASCII, ký tự H (1001000) được gởi đi nhưng nhận lại được ký tự I (100 1001), thì đó là dạng lỗi gì:
A. lỗi một bit
B. lỗi nhiều bit
C. bệt
D. khôi phục được
-
Câu 13:
Trong phương pháp CRC, CRC có nghĩa là gì:
A. bộ chia
B. thương số (kết quả phép chia)
C. số bit chia
D. số dư
-
Câu 14:
Trong phương pháp CRC, bộ chia có kích thước so với CRC như thế nào:
A. cùng kích thước
B. nhỏ hơn một bit
C. lớn hơn một bit
D. lớn hơn hai bit
-
Câu 15:
Nếu đơn vị dữ liệu là 111111, bộ chia là 1010, và dư số là 110, hãy cho biết giá trị số bị chia (divident) tại máy thu?
A. 111111011
B. 111111110
C. 1010110
D. 110111111
-
Câu 16:
Nếu đơn vị dữ liệu là 111111, bộ chia là 1010, và dư số là 110, cho biết số bị chia (divident) tại máy phát?
A. 111111000
B. 1111110000
C. 111111
D. 1111111010
-
Câu 17:
Khi dùng phương pháp parity lẻ trong phát hiện lỗi trong mã ASCII, thì số bit 0 trong một ký tự 7 bit là:
A. chẵn
B. lẻ
C. không chẵn, không lẻ
D. 42
-
Câu 18:
Tại máy thu, khi không có lỗi thì tổng của checksum và dữ liệu là:
A. –0
B. +0
C. phần bù của checksum
D. phần bù của dữ liệu
-
Câu 19:
Mã Hamming là phương pháp dùng để:
A. phát hiện lỗi
B. sửa lỗi
C. đóng gói lỗi
D. a và b
-
Câu 20:
Trong CRC, không có lỗi khi thương số (quotient) tại máy thu là:
A. bằng với dư số tại máy phát
B. bằng không
C. khác không
D. là thương số (quotient) của máy phát
-
Câu 21:
Trong CRC, thương số tại máy phát sẽ trở thành:
A. số bị chia (dividend)
B. bộ chia tại máy thu
C. bị loại bỏ
D. là số dư
-
Câu 22:
Phương pháp phát hiện lỗi nào dùng bit parity:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. a và b
-
Câu 23:
Phương pháp phát hiện lỗi nào có thể phát hiện lỗi một bit:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. tất cả các dạng trên
-
Câu 24:
Phương pháp phát hiện lỗi nào có thể phát hiện lỗi bệt:
A. VRC
B. LRC
C. CRC
D. b và c
-
Câu 25:
Tính chiều dài LRC, có 10 nhóm, mỗi nhóm là 8 bit, số bit trong LRC là:
A. 10
B. 8
C. 18
D. 80