340+ Câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu
tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ đến các bạn 300+ câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về đấu thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, các gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Đối với gói thầu chia phần, đáp án nào sau đây không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu:
A. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần và ghi rõ giá trị ước tính cho tửng phần trong gói thầu.
B. Trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần.
C. Việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm giá trị đề nghị trúng thầu của từng phần không vượt quá giá ước tính của từng phần được phê duyệt trong KHLCNT.
D. Trường hợp có nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu chia phần có nhiều hợp đồng
-
Câu 2:
Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị?
A. Không quá 1 tỷ đồng
B. Không quá 2 tỷ đồng
C. Không quá 3 tỷ đồng
D. Không quá 5 tỷ đồng
-
Câu 3:
Điều kiện phát hành HSMT:
A. Có KHLCNT được duyệt; HSMT được duyệt; và thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu.
B. Có KHLCNT được phê duyệt; HSMT được phê duyệt; thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu; nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu; Nội dung, danh mục hàng hóa và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
C. Có KHLCNT được duyệt và thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu.
D. Có KHLCNT được phê duyệt; HSMT được phê duyệt; thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu; nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu; nội dung, danh mục hàng hóa và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung; bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu;
-
Câu 4:
Nhà thầu X thực hiện gói thầu xây lắp với giá họp đồng trọn gói là 5,2 tỷ đồng. Dự toán được duyệt trưỏc đó của gói thầu X là 5,4 tỷ đồng. Theo biên bản nghiệm thu khối lượng công việc thực tế, giá trị công việc đã thực hiện hoàn thành của nhà thầu X tương đương 5,5 tỷ đồng. Hỏi trong trường họp này, sau khi hoàn thành họp đồng, nhà thầu đưọc thanh toán bao nhiêu tiền?
A. 5,5 tỷ đồng
B. 5,4 tỷ đồng
C. 5,2 tỷ đồng
-
Câu 5:
Hạn mức giá gói thầu xây lắp được áp dụng chào hàng cạnh tranh:
A. Không quá 5 tỷ VNĐ đối với gói thầu XL công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
B. Không quá 5 tỷ VNĐ đối với gói thầu XL công trình thông thường.
C. Không quá 2 tỷ VNĐ đối với gói thầu XL công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
D. Cả a và b.
-
Câu 6:
Đối vói gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp quy mô nhỏ được áp dụng phương pháp đánh giá hô sơ dự thâu nào sau đây:
A. Phương pháp giá thấp nhất
B. Phương pháp dựa trên kỹ thuật
C. Phương pháp giá đánh giá
D. Phương án a) và c) đều đúng
-
Câu 7:
Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ:
A. Không quá 8 tỷ VNĐ đối với xây lắp, 5 tỷ VNĐ đối với mua sắm hàng hóa, 3 tỷ VNĐ đối với dịch vụ tư vấn.
B. Không quá 10 tỷ VNĐ đối với xây lắp, 10 tỷ VNĐ đối với mua sắm hàng hóa, 5 tỷ VNĐ đối với dịch vụ tư vấn
C. Không quá 20 tỷ VNĐ đối với xây lắp, 10 tỷ VNĐ đối với mua sắm hàng hóa, 10 tỷ VNĐ đối với dịch vụ tư vấn.
D. Không quá 20 tỷ VNĐ đối với xây lắp, 10 tỷ VNĐ đối với mua sắm hàng hóa, 10 tỷ VNĐ đối với dịch vụ phi tư vấn.
-
Câu 8:
Nhà thầu với Chủ đầu tư được coi là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính trong trường hợp nào dựới đây?
A. Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau hoặc không cùng thuộc công ty mẹ;
B. Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau hoặc không cùng thuộc công ty mẹ;
C. Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau hoặc không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức ra quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
D. Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau hoặc không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
-
Câu 9:
Việc chuyển nhượng thầu trái phép cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ đi phần công việc thuộc trách nhiệm nhà thầu phụ) thì bị xử lý như thế nào?
A. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm
B. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm
C. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm
D. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 05 năm đến 07 năm
-
Câu 10:
Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh, thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
A. Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định
B. Tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định
C. Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định
D. Tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định
-
Câu 11:
Trong trường hợp nhà thầu liên danh, việc ký kết hợp đồng với chủ đầutư được quy định như sau:
A. Người đứng đầu liên danh sẽ thay mặt liên danh đứng ra ký kết hợp đồng với chủ đầu tư
B. Tất cả các thành viên tham dự liên danh đều phải ký tên trong hợp đồng với chủ đầu tư
C. Việc ký tên trong hợp đồng với chủ đầu tư được quy định trong thỏa thuận liên danh
D. Không có đáp án nào đúng.
-
Câu 12:
Quy định nào sau đây về giám sát thực hiện hợp đồng là không chính xác:
A. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng.
B. Chủ đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện việc giám sát nhà thầu.
C. Chủ đầu tư có thể trực tiếp thực hiện việc giám sát nhà thầu, cũng có thể thuê tổ chức, cá nhân bên ngoài.
D. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi che dấu, thông đồng với tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm giám sát.
-
Câu 13:
Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu nào?
A. Đấu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế, chỉ định thầu
B. Đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu.
C. Đầu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.
D. Đầu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.
-
Câu 14:
Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu.
A. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
B. Đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
C. Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã kỹ kết với nhà thầu được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu.
D. Tất cả các phương án a và b và c.
-
Câu 15:
Thời điểm đóng thầu là:
A. Là thời điểm quy định trong hồ sơ mời thầu.
B. Là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
C. Là thời điểm bên mời thầu tuyên bố đóng thầu.
-
Câu 16:
Theo quy định của luật đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm tối thiểu là bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm
B. 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm
C. 20 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm
D. 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm
-
Câu 17:
Hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán sẽ bị xử lý vi phạm theo hình thức nào?
A. Cấm nhà thầu vi phạm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng tới 01 năm.
B. Cấm nhà thầu vi phạm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm tới 03 năm.
C. Cấm nhà thầu vi phạm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm tới 05 năm.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 18:
Giá dự thầu nêu trong đon dự thầu của nhà thầu A là 1.800.000.000 đồng, nhà thầu Acó thư giảm giá 10%. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá về tài chính, giá trị sai lệch thiếu của hồ sơ dự thầu là 100 triệu đồng. Trong trưòug hơp này, tỷ lê phần trăm về sai lệch thiếu được xác định trên mức giá nào?
A. 1.800.000.000 đồng
B. 1.700.000.000 đồng
C. 1.620.000.000 đồng
-
Câu 19:
Thời gian có hiệu lực của Bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT, HSYC như thế nào?
A. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 10 ngày
B. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 20 ngày
C. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày
D. Luật Đấu thầu không có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu
-
Câu 20:
Việc nêu xuất xứ của hàng hóa trong hồ sơ mời thầu là vi phạm hành vi bị cấm nào?
A. Thông thầu
B. Gian lận
C. Cản trở
D. Không bảo đảm công bằng, minh bạch.
-
Câu 21:
Sau khi KQLCNT được phê duyệt, bên mời thầu phải đăng tải KQLCNT lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời gian bao nhiêu ngày?
A. Tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày KQLCNT được phê duyệt;
B. Tối đa 7 ngày kể từ ngày KQLCNT được phê duyệt
C. Tối đa 5 ngày kể từ ngày KQLCNT được phê duyệt;
D. Tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày KQLCNT được phê duyệt;
-
Câu 22:
Đơn vị được giao tự thực hiện gói thầu không được phép:
A. Chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên.
B. Chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dựới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng.
C. Chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 20% giá gói thầu trở lên.
D. Chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 20% giá gói thầu trở lên hoặc dựới 20% nhưng trên 50 tỷ đồng.
-
Câu 23:
Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Việc nhà thầu chào hiệu lực hồ sơ dự thầu 182 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu được đánh giá như thế nào?
A. Bị coi là không hợp lệ và bị loại
B. Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu
C. Xử lý tình huống linh hoạt trên cơ sớ số lượng nhà thầu tham dự thầu
-
Câu 24:
Ngay sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu phát hiện trong hồ sơ dự thầu đã không đính kèm tài liệu chứng minh năng lưc, kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt dự kiến huy động để thực hiện gói thầu. Trong trường hợp này:
A. Nhà thầu không được bổ sung tài liệu làm rõ.
B. Nhà thầu bị đánh giá không đáp ứng vê nhân sự chủ chốt.
C. Nhà thầu đươc phép gửi hồ sơ chứng minh về năng lực kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt đến bên mời thầu trong thời gian quy định.
-
Câu 25:
Phương pháp giá thầp nhất thường được áp dụng trong trường hợp nào?
A. Gói thầu quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuât tài chính thương mại được coi là cùng một măt bằng khi đáp ứng các Yêu câu ghi trong HSMT
B. Gói thầu quy mô lớn
C. Gỏi thầu quy mô lớn, phức tạp
D. Tất cả các đáo án trên đều đúng