340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy
tracnghiem.net chia sẻ 340 câu trắc nghiệm Chi tiết máy có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật nhằm giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Mối ghép ren là mối ghép:
A. Mối ghép cố định không tháo rời được.
B. Mối ghép di động không tháo rời được.
C. Mối ghép di động tháo rời được.
D. Mối ghép cố định tháo rời được.
-
Câu 2:
Trục I của HGT lắp 2 ổ đũa côn như nhau (xem hình 1 - tại A và B) có α = 13°; Fat = 2500N ngược chiều trục X; FrA = 4000N; FrB = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ A và B lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078
-
Câu 3:
Để xích không tuột khỏi đĩa xích khi chuyển động, ta dùng các biện pháp sau:
A. phay rãnh trên đĩa xích & dùng má dẫn hướng đặt bên má xích
B. dùng má dẫn hướng đặt giữa xích & phay rãnh tương ứng trên đĩa xích
C. tăng kích thước má ngoài xích, dùng má dẫn hướng đặt giữa xích & phay rãnh tương ứng trên đĩa xích
D. tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Trong truyền động trục vít, bán kính cong ρ của bánh vít bằng bao nhiêu?
A. 0
B. ∞
C. 1
D. Tất cả điều sai.
-
Câu 5:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trượt đàn hồi trong truyền động đai là?
A. Do quá tải.
B. Do tính chất đàn hồi của vật liệu làm dây đai.
C. Do góc ôm bánh dẫn không đủ lớn.
D. Do lực căng ban đầu không đủ lớn.
-
Câu 6:
Bộ truyền trục vít – bánh vít có m = 6.5, q = 10, z2 = 30, T2 = 800000Nmm, x = 0, hệ số tải trọng KH = 1.2. Tính ứng suất tiếp xúc lớn nhất trong bộ truyền?
A. 299.1 MPa
B. 289.1 MPa
C. 279.1 MPa
D. 269.1 MPa
-
Câu 7:
Trên một trục lắp 2 ổ đũa côn theo sơ đồ , có α = 13°; Fat = 2500N; Fr0 = 4000N; Fr1 = 6000N. Lực dọc trục (N) tác động lên các ổ 0 và 1 lần lượt là:
A. 4225 và 1725
B. 1150 và 3650
C. 1150 và 4225
D. 4578 và 2078
-
Câu 8:
Vật liệu nào thường được sử dụng để làm vật liệu trục vít?
A. Gang
B. Thép
C. Polyme
D. Hợp kim đồng
-
Câu 9:
Ổ bi đỡ có số con lăn z = 10, chịu lực hướng tâm Fr = 3000 N. Xác định lực hướng tâm (N) lớn nhất tác dụng lên các con lăn ?
A. 1500
B. 1000
C. 500
D. 300
-
Câu 10:
Khi làm việc với vận tốc cao nên chọn xích có bước:
A. lớn
B. trung bình
C. nhỏ
D. nhiều dãy
-
Câu 11:
Mối hàn góc là mối hàn của các mối ghép hàn:
A. chồng
B. chữ T
C. góc
D. tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Trong mối ghép then hoa, để truyền mômen xoắn lớn nhưng không đòi độ đồng tâm cao, ta dùng kiểu lắp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính
-
Câu 13:
Bộ truyền đai dẹt có chiều dày dây đai là 5mm, góc ôm trên bánh chủ động α1 = 150°; Góc nghiêng của bộ truyền so với phương ngang là 45°; Vận tốc của dây đai là 5m/s. Ứng suất có ích cho phép trong điều kiện thí nghiệm là 1,8 MPa; Hệ số tải trọng động, Kđ = 1,2; Lực kéo cần thiết là Ft = 1500 N. Xác định chiều rộng dây đai thích hợp nhất?
A. 200 mm
B. 214 mm
C. 224 mm
D. 234 mm
-
Câu 14:
Ưu điểm của bộ truyền trục vít, bánh vít là:
A. Tỷ số truyền lớn.
B. Có khả năng tự hãm.
C. Làm việc êm.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 15:
Nhược điểm mối ghép ren là tạo ứng suất tại chân ren, vấn đề này làm:
A. tăng độ bền uốn mối ghép ren
B. giảm độ bền mỏi mối ghép ren
C. tăng độ bền mỏi mối ghép ren
D. giảm độ bền uốn mối ghép ren
-
Câu 16:
Một cặp bánh răng ăn khớp với nhau thì khi nào chiều quay 2 bánh răng cùng chiều với nhau?
A. Truyền động kín.
B. Ăn khớp trong.
C. Truyền động hở.
D. Ăn khớp ngoài.
-
Câu 17:
Khi mối ghép hàn giáp mối không đảm bảo độ cứng vững, người ta thường dùng các phương pháp nào để gia cường:
A. dùng tấm đệm
B. vát mép mối ghép
C. vát mép mối ghép kết hợp với dùng tấm đệm
D. tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Trong mối ghép then hoa, để đạt độ đồng tâm cao trong mối ghép, ta dùng kiểu lắp định tâm theo:
A. đường kính trong
B. đường kính ngoài
C. cạnh bên
D. đường kính
-
Câu 19:
Cho mối hàn chồng hỗn hợp (chỉ hàn theo 3 đường trong mặt phẳng: 2 đường hàn dọc và 1 đường hàn ngang), chiều dài 1 đường hàn dọc là: 100mm; chiều dài đường hàn ngang là 300mm. Mối hàn chịu lực kéo dọc đúng tâm là 100000N và mô men trong mặt phẳng tấm là 8000000Nmm. Ứng suất cắt cho phép của mối hàn là 100Mpa. Xác định cạnh hàn k để mối hàn vừa đủ bền:
A. 5,4mm
B. 4,4mm
C. 6,4mm
D. 7,4mm
-
Câu 20:
Lò xo xoắn ốc có chỉ số lò xo c = 5, đường kính dây lò xo là d = 3 mm, chịu lực kéo lớn nhất và nhỏ nhất là Fmax = 100 N, Fmin = 50 N ứng với chuyển vị làm việc x = 5 mm. Biết mô đun đàn hồi trượt G = 8.104 MPa. Xác định số vòng làm việc của lò xo?
A. 24
B. 22
C. 23
D. 25
-
Câu 21:
Khi vận tốc bộ truyền đai thang quá lớn (>30m/s) sẽ gây ra hiện tượng:
A. tạo dao động xoắn dây đai
B. tăng lực ly tâm & làm nóng đai
C. giảm hiệu suất & tuổi thọ bộ truyền
D. tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Trong truyền động bánh răng, thông số hình học cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng là:
A. Mô đun, đường kính vòng chia.
B. Mô đun, khoảng cách trục.
C. Mô đun, số răng.
D. Mô đun, chiều cao răng.
-
Câu 23:
Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có z1 = 20; z2 = 65; m = 3; góc của thanh răng sinh bằng 25°; aw = 130. Xác định tổng hệ số dịch chỉnh?
A. 0,869
B. 0,849
C. 0,889
D. 0,829
-
Câu 24:
Thuốc hàn trong que hàn có tác dụng:
A. Giữ hồ quang hàn ổn định
B. Giữ cho kim loại hàn không bị oxy hoá
C. a & b đúng
D. a & b sai
-
Câu 25:
Nguyên nhân đai hỏng do mỏi là:
A. ứng suất thay đổi
B. lực kéo thay đổi
C. tải trọng thay đổi
D. tất cả đều đúng