610+ câu trắc nghiệm Hội thi Phụ trách Đội giỏi
Bộ 620 câu trắc nghiệm "Hội thi Phụ trách Đội giỏi" do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Hồ Chí Minh qua đời tại đâu?
A. Đà Nẵng
B. Huế
C. Cao Lãnh
D. Sài Gòn
-
Câu 2:
Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà sinh được mấy người con?
A. Hai người con
B. Ba người con
C. Bốn người con
D. Năm người con
-
Câu 3:
Khi đánh trống Đội, hai tay cầm dùi trống theo cách sau:
A. Tay trái úp, tay phải mở
B. Tay trái, phải cùng úp
C. Tay phải úp, tay trái mở
D. Tay trái, phải cùng mở
-
Câu 4:
Thân mẫu của Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, bà mất ở đâu?
A. Nghệ An
B. Huế
C. Vinh
D. Hà Tĩnh
-
Câu 5:
Thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng vào năm nào?
A. Năm 1856
B. Năm 1865
C. Năm 1858
D. Năm 1885
-
Câu 6:
Tiếng trống cái khởi đầu bài trống Hành tiến là:
A. 3 tiếng
B. 4 tiếng
C. 5 tiếng
D. Không có
-
Câu 7:
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có hai mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và giữa công nhân với tư sản
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và giữa dân tộc với thực dân Pháp
C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản và giữa dân tộc với thực dân Pháp
D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản và giữa tư sản với địa chủ
-
Câu 8:
Tiếng trống cái khởi đầu bài trống chào mừng là:
A. 2 tiếng
B. 3 tiếng
C. Không có
D. b và c đều đúng
-
Câu 9:
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có mâu thuẫn chủ yếu nào?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với tiểu tư sản
C. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp
D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
-
Câu 10:
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh nào sau đây theo hệ tư tưởng phong kiến?
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào Đông du
C. Phong trào Duy Tân
D. Phong trào Đông kinh nghĩa thục
-
Câu 11:
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh nào sau đây theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế
C. Phong trào Đông du
D. Khởi nghĩa Hương Khê
-
Câu 12:
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh nào sau đây theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế
C. Phong trào Đông du
D. Khởi nghĩa Hương Khê
-
Câu 13:
Tiếng trống cái khởi đầu bài trống Chào cờ là:
A. 3 tiếng
B. 5 tiếng
C. 4 tiếng
D. Không có
-
Câu 14:
Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cho thấy cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về:
A. Kinh tế
B. Văn hóa
C. Đường lối
D. Tiềm lực quân sự
-
Câu 15:
Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành năm nào?
A. Năm 1901
B. Năm 1905
C. Năm 1908
D. Năm 1911
-
Câu 16:
Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha, mẹ đến Huế vào năm nào?
A. Năm 1895
B. Năm 1898
C. Năm 1901
D. Năm 1905
-
Câu 17:
Bài trống Chào cờ được sử dụng vào:
A. Lễ chào cờ ở trường
B. Lễ chào cờ ở các cơ quan Nhà nước
C. Lễ chào cờ trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Nguyễn Tất Thành cùng anh Nguyễn Tất Đạt theo cha đến Huế vào năm nào?
A. Năm 1905
B. Năm 1906
C. Năm 1907
D. Năm 1908
-
Câu 19:
Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu “TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI” khi nào?
A. Đến Huế lần thứ nhất
B. Đến Huế lần thứ hai
C. Khi học ở Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh năm 1905
D. Đến Pháp năm 1911
-
Câu 20:
Các bài trống Đội quy định hiện nay là:
A. Trống chào cờ, trống đệm Quốc ca, Đội ca
B. Trống hành tiến, trống chào cờ
C. Trống chào cờ, trống chào mừng, trống cổ động
D. Trống chào cờ, trống chào mừng, trống hành tiến
-
Câu 21:
Động lực thôi thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành sang phương Tây để tìm đường cứu nước là:
A. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trong cuộc đại cách mạng Pháp
B. Lòng yêu nước, thương dân
C. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga
D. Sự phát triển của nền kinh tế phương Tây
-
Câu 22:
Tư thế đeo trống Cái:
A. Dây đeo để trên vai phải, mặt trống nghiêng 45 độ so với mặt đất
B. Dây đeo để trên vai trái, mặt trống nghiêng 45 độ so với mặt đất
C. Dây đeo để trên vai phải, mặt trống nghiêng 90 độ so với mặt đất
D. Dây đeo để trên vai trái, mặt trống nghiêng 90 độ so với mặt đất
-
Câu 23:
Sự phát triển của nền kinh tế phương Tây
A. Nguyễn Sinh Cung
B. Nguyễn Tất Thành
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Nguyễn Văn Ba
-
Câu 24:
Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi nào?
A. Khi lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911
B. Khi viết Yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vecxay năm 1919
C. Khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920
D. Khi dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô năm 1924
-
Câu 25:
Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh khi nào?
A. Khi trở về nước năm 1941
B. Khi bị quân Tưởng Giới Thạch bắt 1942
C. Khi viết Tuyên ngôn độc lập năm 1945
D. Khi viết Di chúc năm 1965
-
Câu 26:
Khi đánh trống Cái:
A. Gõ đầu dùi thẳng góc vào mặt trống
B. Gõ đầu dùi phất vào mặt trống
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 27:
Người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành ra đi tim đường cứu nước vào ngày, tháng năm nào?
A. Ngày 5/6/1911
B. Ngày 6/5/1911
C. Ngày 19/5/1911
D. Ngày 15/9/1911
-
Câu 28:
Tài sản có giá trị nhất trong hành trình của Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 là:
A. Một vốn học vấn chắc chắn cùng với năng lực trí tuệ sắc sảo của bản thân
B. Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết của nhân dân
C. Truyền thống cần cù, lạc quan, yêu đời của con người Việt Nam
D. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong dựng nước và giữ nước
-
Câu 29:
Với Hồ Chí Minh, yếu tố lúc đầu đưa Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba là:
A. Vốn hiểu biết sâu rộng cùng với năng lực trí tuệ sắc sảo của bản thân
B. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
C. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin
D. Khát vọng giải phóng dân tộc
-
Câu 30:
Tay cầm dùi trống con ở vị trí:
A. Khoảng 1/3 thân dùi, tính từ đầu dùi từ trên xuống
B. Khoảng 2/3 thân dùi, tính từ đầu dùi từ dưới lên
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai