700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biện pháp an toàn khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ, quy định nào sau đây đúng?
A. Việc kiểm tra, theo dõi máy đang vận hành do nhân viên chuyên nghiệp đảm nhiệm.
B. Người làm việc phải mặc gọn gàng (nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn), kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình xong mới được khởi động cho máy chạy.
C. Kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay, cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Biện pháp an toàn khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ, quy định nào sau đây đúng?
A. Người tập sự không được tự ý làm bất cứ công việc gì khi không có sự giám sát của nhân viên vận hành.
B. Xung quanh máy phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
C. Khi máy đang quay, nếu không có dòng điện kích thích thì vẫn được xem như đang có điện. Cấm làm việc trên mạch stator của máy phát, hoặc các cuộn dây cao áp của máy bù.
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Biện pháp an toàn khi sửa chữa máy phát điện và máy bù đồng bộ, quy định nào sau đây đúng?
A. Sửa chữa phải tháo dỡ máy phát, máy bù thì phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức để làm việc theo đúng quy định của quy trình an toàn điện.
B. Nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối với điểm trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở mạch stator phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai.
-
Câu 4:
Biện pháp an toàn khi làm việc ở động cơ điện cao áp, quy đinh nào sau đây đúng?
A. Đóng, cắt động cơ do những nhân viên chuyên nghiệp đảm nhiệm.
B. Nếu tiếp xúc với thiết bị khởi động của động cơ điều khiển bằng tay thì phải đeo găng tay cách điện.
C. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực hiện theo chương trình đặc biệt được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt.
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Biện pháp an toàn khi sửa chữa động cơ điện cao áp, quy đinh nào sau đây đúng?
A. Cắt điện và có biện pháp để tránh đóng nhầm điện trở lại (như: khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại máy cắt và dao cách ly cấp điện cho động cơ);
B. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;
C. Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án đã được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt, không phải có Phiếu công tác.
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Biện pháp an toàn khi làm việc với tụ điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Hệ thống tụ điện đặt chung với trạm biến áp thì phải đặt các bộ tụ điện riêng một buồng và xây tường ngăn cách với buồng đặt thiết bị khác để ngăn ngừa hỏa hoạn.
B. Khi máy cắt của bộ tụ điện cắt do bảo vệ tác động (hoặc chì bị cháy, đứt), chỉ được phép đóng lại sau khi đã tìm được nguyên nhân và đã xử lý.
C. Đóng và cắt các tụ điện cao áp do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Đóng và cắt các tụ điện cao áp, quy định nào sau đây đúng?
A. Do hai người có trình độ bậc 3 an toàn điện trở lên thực hiện. Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
B. Do một người có bậc 5 an toàn điện thực hiện. Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
C. Do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 8:
Khi cắt tụ điện để sửa chữa, quy định nào sau đấy đúng?
A. Phải phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25mm2, tối đa 250mm2 và được ghép chặt vào mỏ sào cách điện có đủ tiêu chuẩn thao tác ở điện áp làm việc của tụ điện. Nếu tụ điện có bảo vệ riêng từng bình hoặc từng nhóm thì phải phóng điện riêng từng bình hoặc từng nhóm.
B. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
C. Khi phóng điện tích dư của tụ điện, không phải có điện trở hạn chế mà phóng trực tiếp xuống đất ngay.
D. Phải thực hiện theo cả a và b.
-
Câu 9:
Biện pháp an toàn khi làm việc với ắc-quy, quy định nào sau đây đúng?
A. Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc-quy, cửa buồng ắc-quy phải đề rõ: “Buồng ắc-quy! Cấm lửa - Cấm hút thuốc”.
B. Làm việc với axít do người chuyên nghiệp đảm nhiệm, vận chuyển bình axít phải có hai người, chú ý kiểm tra đường đi trước để tránh trơn, trượt ngã hoặc làm đổ bình;
C. Khi rót axít ra khỏi bình phải có phương tiện giữ bình để khỏi đổ vỡ. Bình chứa axít phải thật khô và sạch sẽ; Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa thuỷ tinh vào bình nước cất và luôn luôn khuấy để toả nhiệt tốt; Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
D. Cả a, b và c
-
Câu 10:
Kiểm tra định kỳ đường dây, quy đinh nào sau đây đúng?
A. Phải xem như đường dây không có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
B. Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới 10m, kể cả bản thân. Nếu là nơi có người qua lại thì phải cử người đứng gác và báo ngay cho trực ca Điều độ (hoặc trưởng ca vận hành lưới điện, nhà máy điện) biết. Nếu giao cho người khác đứng gác thì phải giải thích kỹ biện pháp an toàn cho người đứng gác biết.
C. Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột trên 3,0m thì phải thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
D. Cả a, b và c
-
Câu 11:
Khi tiến hành đo nối đất đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
A. Trời không có mưa, giông, sét;
B. Nếu đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất phải đeo găng tay cách điện, hoặc trước khi tháo, đấu dây nối đất ở cột phải nối tắt tạm thời đầu dây nối đất đó vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu 10mm2.
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 12:
Khi kiểm tra định kỳ đường dây, quy định nào sau đây đúng?
A. Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng, võng và đứt, rơi.
B. Trong lúc kiểm tra định kỳ đường dây, nếu phát hiện sự cố (ví dụ: vỡ sứ cách điện, dây tuột gác trên xà) thì trèo lên cột để xử lý ngay.
C. Phải trèo lên từng vị trí cột điện để kiểm tra.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 13:
Kiểm tra định kỳ đường dây, khi trèo lên cột phải:
A. Kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột trên 3,0m thì phải thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Cấm trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
B. Trường hợp cần thiết, cho phép trèo lên cột trên 3,0m không có dây đeo an toàn.
C. Trường hợp cần thiết, khi làm việc trên cao, cho phép trèo lên cột bê-tông ly tâm không sử dụng ty leo chuyên dùng.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 14:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Mọi công việc làm ở trên đường dây cao áp phải có ít nhất hai người thực hiện, cho phép một người tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa chân cột, đánh số cột v.v mà không trèo lên cột cao quá 3,0m và không sửa chữa các cấu kiện của cột.
B. Khi có giông, bão hoặc sắp có giông, bão người chỉ huy trực tiếp phải cho đơn vị công tác ra khỏi khu vực nguy hiểm do đứt dây hoặc đổ, gẫy cột v.v.
C. Cấm làm việc trên đường dây khi bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp như sau:
A. Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản lý đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng;
B. Giao chéo với đường bộ phải cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 16:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào sau đây đúng?
A. Phải có tiếp đất tại nơi làm việc theo quy định của Quy trình an toàn điện.
B. Nếu đường dây đã mất điện do sự cố thì không cần tiếp đất nơi làm việc.
C. Nếu máy cắt đầu xuất tuyến đã cô lập thì không cần tiếp đất nơi làm việc.
D. Thực hiện theo cả a, b và c.
-
Câu 17:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, mọi công việc trên đường dây cao áp phải:
A. Có ít nhất hai người thực hiện. Cho phép một người tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa chân cột, đánh số cột v.v. mà không trèo lên cột cao quá 3,0m và không sửa chữa các cấu kiện của cột.
B. Có ít nhất ba người thực hiện.
C. Không quy định về số người tối thiểu để thực hiện công việc.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 18:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, cấm làm việc trên đường dây khi:
A. Bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa to nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị.
B. Bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa to nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.
C. Bắt đầu có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên.
D. Có mưa phùn làm ẩm, ướt người và thiết bị.
-
Câu 19:
Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường bộ phải:
A. Chọn lúc ít người và phương tiện giao thông qua lại để thi công, không cần phân công người cảnh giới.
B. Cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
C. Nếu công việc làm trong thời gian ngắn thì không cần phân công người cảnh giới.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 20:
Khi chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
A. Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực tiếp chặt cây
B. Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho nhân viên đơn vị công tác biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm khoảng cách an toàn với dây dẫn
C. Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Khi thời tiết như thế nào thì cấm chặt cây gần đường dây đang vận hành?
A. Có gió cấp 3 trở lên
B. Có gió cấp 4 trở lên
C. Có gió cấp 5 trở lên
D. Có gió cấp 6 trở lên
-
Câu 22:
Chặt cây gần đường dây phải làm thế nào để bảo đảm an toàn điện?
A. Chặt cây ở phía đối diện với đường dây
B. Phải buộc thừng kéo cây về phía xa đường dây
C. Nếu không có biện pháp hạ cây, cành an toàn thì phải cắt điện
D. Cả b và c
-
Câu 23:
Khi chặt cây sắp đổ, cành sắp gẫy thì phải có hành động gì?
A. Hạ cây, hạ cành thật từ từ
B. Phải báo cho người xung quanh biết
C. Phải tránh xa khu vực cây sắp đổ, cành sắp rơi gẫy
D. Cả a, b và c
-
Câu 24:
Khi dùng dao để chặt cây, quy trình ATĐ lưu ý người chặt cây điều nào?
A. Dùng dao có cán dài, chắc chắn
B. Dùng dây buộc chuôi dao với cổ tay
C. Chú ý cầm nắm chuôi dao sao cho thật chắc
D. Cả b và c
-
Câu 25:
Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp phải:
A. Có lệnh công tác
B. Có phiếu công tác
C. Có phiếu công tác hoặc lệnh công tác
D. Có phiếu công tác và lệnh công tác