790 câu trắc nghiệm Thương mại điện tử
Nhằm giúp sinh viên khối ngành Thương mại có thêm tư liệu tham khảo ôn tập, chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn 790 câu trắc nghiệm Thương mại điện tử có đáp án đi kèm. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử như: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, Mô hình kinh doanh điện tử, Cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, nghiệp vụ thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử,... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vì ……. là chứng từ có thể chuyển nhượng được nên ngân hàng có thể giữ chứng từ này như một sự đảm bảo cho các khoản tín dụng cấp cho người nhập khẩu. Khi hàng hoá tới cảng đến, người mua xuất trình ……… gốc cho người chuyên chở để nhận hàng.
A. Vận đơn đường biển
B. Vận đơn điện tử
C. Hợp đồng điện tử
D. Bộ chứng từ thanh toán
-
Câu 2:
Đặc điểm nào không phải của mã khó bí mật?
A. Khó để mã hoá và giải mã giống nhau
B. Người gửi và người nhận cùng biết khó này
C. Chi phí quản lý loại khó này thấp và quản lý đơn giản với cả hai bên
D. Doanh nghiệp sẽ phải tạo ra khó bí mật cho từng khách hàng
-
Câu 3:
Yếu tố nào không thuộc quy trình tạo lập chữ kí điện tử?
A. Thông điệp gốc
B. Bản tóm lược của thông điệp
C. Khó công cộng
D. Chữ kí điện tử
-
Câu 4:
Yếu tố nào không thuộc quy trình xác nhận chữ kí điện tử?
A. Thông điệp nhận được
B. Khó bí mật
C. Bản tóm lược của thông điệp
D. Kết quả so sánh hai bản tóm lược
-
Câu 5:
Về cơ bản, trên chứng thực điện tử (hay chứng chỉ số hoá) được cấp cho một tổ chức gồm có, ngoại trừ:
A. Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch
B. Địa chỉ liên lạc
C. Thời hạn hiệu lực, mã số của chứng thực
D. Mã số công cộng và khả năng tài chính của tổ chức
-
Câu 6:
Trong thương mại quốc tế, các chứng thực cần được một tổ chức cấp, tổ chức này cần có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Một tổ chức hàng đầu thế giới
B. Có uy tín trong cộng đồng kinh doanh, ngân hàng, vận tải
C. Có khả năng đặc biệt về ứng dụng CNTT trong TMĐT
D. Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp thế giới
-
Câu 7:
Các quy tắc của CMI sử dụng công cụ………… để thực hiện việc kí hậu và chuyển quyền sở hữu đối với vận đơn điện tử.
A. Khó công cộng của vận đơn điện tử
B. Khó bí mật của vận đơn điện tử
C. Chữ kí điện tử
D. Hệ thống Bolero
-
Câu 8:
Người nắm giữ…………. của vận đơn điện tử có thể ra lệnh giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên thứ ba, chỉ định hoặc thay thế người nhận hàng, nhìn chung có đầy đủ các quyền mà người nắm giữ vận đơn giấy có được.
A. Khó công cộng
B. Khó bí mật
C. Chữ kí điện tử
D. Hệ thống Bolero
-
Câu 9:
Các vấn đề chính được đề cập trong các nguồn luật điều chỉnh TMĐT gồm, ngoại trừ:
A. Hiệu lực pháp lý của các thông điệp dữ liệu
B. Yêu cầu về Văn bản
C. Yêu cầu về Chữ kí
D. Vận đơn điện tử
-
Câu 10:
Chỉ ra mệnh đề không đúng.
A. Tại nhiều quốc gia, các bản ghi điện tử đã được chấp nhận là bằng chứng
B. Hiệu lực pháp lý, giá trị hay hiệu lực thi hành của thông tin thường vẫn bị phủ nhận vì nó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu mà không phải bằng giấy
C. Quy tắc bằng chứng tốt nhất hay bằng chứng bổ sung khi áp dụng với thông điệp dữ liệu thì cũng không thay đổi hiệu lực pháp lý và giá trị làm bằng chứng của các thông điệp này
D. Trong trường hợp không có chứng từ gốc, một thông điệp dữ liệu hoặc một bản in từ máy tính có thể được coi là bằng chứng tốt nhất
-
Câu 11:
“Bằng văn bản” theo luật của Úc, được hiểu là, ngoại trừ:
A. Bất kì giấy tờ hoặc chất liệu nào có chữ trên đó
B. Bất kì giấy tờ hoặc chất liêu nào có các kí hiệu, hình ảnh… có ý nghĩa và có thể hiểu được
C. Bất kì đồ vật hoặc chất liệu nào phát ra hình ảnh hoặc chữ viết mà có thể tái tạo lại được
D. Các hình thức khác chữ trên giấy hoặc chất liệu tương tự đều không được chấp nhận
-
Câu 12:
Việc chứng thực một thông điệp điện tử bằng ………… là để cho người nhận thông điệp đó hay bên thứ ba biết được nguồn gốc của thông điệp cũng như ý chí của bên đưa ra thông điệp đó.
A. Mã khó bí mật
B. Mã khó công cộng
C. Chữ kí điện tử
D. Cơ quan chứng thực
-
Câu 13:
Incoterms 2000 và eUCP 1.0 đều:
A. Có quy định chi tiết và rõ ràng về các chứng từ điện tử
B. Có quy định và đề cập đến những nội dung cơ bản về chứng từ điện tử
C. Chưa có quy định cụ thể về chứng từ điện tử
D. Chấp nhận tất cả chứng từ điện tử
-
Câu 14:
Chỉ ra định nghĩa TMĐT theo chiều ngang?
A. MSDP
B. MSPD
C. MDSP
D. MDPS
-
Câu 15:
Chỉ ra định nghĩa TMĐT theo chiều dọc?
A. IMBSA
B. IMBAS
C. IBMSA
D. IBMAS
-
Câu 16:
Đặc trưng nào không phải của riêng TMĐT?
A. Các bên giao dịch không cần gặp trực tiếp, không cần biết nhau từ trước
B. Xoá nhoà khái niệm biên giới quốc gia
C. Sự tham gia của cơ quan chứng thực là tất yếu
D. Thông tin thị trường trở thành công cụ cạnh tranh đắc lực
-
Câu 17:
Các mô hình kinh doanh sau đây, mô hình nào không phù hợp với môi trường kinh doanh trên Internet?
A. Marketing liên kết
B. Đấu giá
C. Chuyển phát nhanh
D. Khách hàng tự đặt giá
-
Câu 18:
Công ty XYZ có dịch vụ giúp các cá nhân bán hàng cho các cá nhân khác và thu một khoản phí trên các giao dịch được thực hiện. Mô hình kinh doanh EC nào được công ty sử dụng?
A. B2B
B. B2C
C. C2C
D. P2P
-
Câu 19:
Cá biệt hoá rộng rãi cho phép công ty có thể:
A. Sản xuất số lượng lớn sản phẩm giống nhau
B. Sản xuất các sản phẩm phù hợp từng nhóm khách hàng
C. Sản xuất số lượng lớn sản phẩm phù hợp từng cá nhân
D. Hiểu được những nhu cầu cụ thể của số đông khách hàng để từ đó tạo ra những sản phẩm thành công
-
Câu 20:
Nhận xét nào không phải là hạn chế của TMĐT?
A. Một số khách hàng thích kiểm tra hàng hoá thực khi mua
B. Tốc độ đường truyền Internet ngày càng nhanh hơn
C. Vấn đề an ninh còn ít được chú ý và đang trong giai đoạn xây dựng
D. Các phần mềm ứng dụng thay đổi thường xuyên
-
Câu 21:
Công ty XYZ bán hàng hoá cho các khách hàng cá nhân, mô hình nào được sử dụng?
A. B2B
B. B2C
C. C2C
D. P2P
-
Câu 22:
Chỉ ra hạn chế của TMĐT.
A. Khả năng hoạt động liên tục 24/7
B. Liên kết với hệ thống thông tin của nhà cung cấp, nhà phân phối
C. Yêu cầu về hệ thống phần cứng, phần mềm, nối mạng
D. Mở rộng thị trường
-
Câu 23:
Chỉ ra lợi ích của TMĐT.
A. Khắc phục hạn chế về đường truyền
B. Mọi người có thể giao tiếp dễ dàng hơn
C. Khách hàng mua hàng có thể yên tâm hơn về an ninh TMĐT
D. TMĐT và các công nghệ liên quan ngày càng phát triển mạnh
-
Câu 24:
TMĐT làm giảm chu kì của các hoạt động sau, ngoại trừ:
A. Sự thoả mãn của khách hàng
B. Các chiến lược marketing
C. Vòng đời sản phẩm
D. Thời gian tung sản phẩm ra thị trường
-
Câu 25:
Tại sao TMĐT B2C lại kém hấp dẫn hơn so với B2B?
A. Dễ tiến hành hơn
B. Chi phí đầu tư và thực hiện thấp hơn
C. Số lượng khách hàng lớn hơn
D. Xung đột trong kênh phân phối
-
Câu 26:
Công ty XYZ giúp các cá nhân trao đổi các sản phẩm số hoá, mô hình kinh doanh đã được áp dụng là mô hình nào?
A. B2B
B. B2C
C. C2C
D. P2P
-
Câu 27:
Công ty ABC có nhiều chi nhánh đã thiết kế được hệ thống thông tin của mình cho phép truy cập từ bên ngoài thông qua Internet. Công ty sẽ liên kết các chi nhánh này với nhau. Mạng của công ty thuộc loại gì?
A. Internet
B. Intranet
C. Extranet
D. VPN
-
Câu 28:
Công ty XYZ bán nhiều loại sản phẩm thông qua website của mình, họ đang sử dụng mô hình kinh doanh nào?
A. Marketing liên kết
B. Đấu giá trực tuyến
C. Bán lẻ trực tuyến
D. Khách hàng tự định giá
-
Câu 29:
ABC là một hiệp hội giúp các thành viên của mình mua sắm với giá thấp hơn khi mua số lượng lớn. Mô hình kinh doanh mà ABC đang sử dụng là mô hình gì?
A. Mua sắm theo nhóm
B. Đấu giá trực tuyến
C. Marketing liên kết
D. Khách hàng tự định giá
-
Câu 30:
Yếu tố nào không phải chức năng của thị trường?
A. Kết nối người mua và người bán
B. Tạo điều kiện để tiến hành giao dịch
C. Đảm bảo lợi nhuận cho người môi giới
D. Cung cấp môi trường để tiến hành các hoạt động kinh doanh