99 câu hỏi trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Ngoại vụ
Tổng hợp và chia sẻ bộ đề trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Ngoại vụ có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục Tạo đề ngẫu nhiên để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực ký hiệu NG1 được cấp cho thành viên đoàn khách mời của:
A. Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
B. Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Câu 2:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất:
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 60 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 3:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh:
A. Không quá 1 năm và có thể gia hạn.
B. Không quá 2 năm và không gia hạn.
C. Không quá 3 năm và có thể gia hạn.
D. Không quá 4 năm và có thể gia hạn.
-
Câu 4:
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày nào?
A. 16/6/2014
B. 01/7/2014
C. 16/7/2014
D. 01/01/2015
-
Câu 5:
Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có bao nhiêu nhiệm vụ chủ yếu:
A. 6 nhiệm vụ
B. 8 nhiệm vụ
C. 9 nhiệm vụ
D. 10 nhiệm vụ
-
Câu 6:
Theo anh, chị Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nào?
A. Bộ Ngoại giao.
B. Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 7:
Hãy tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh nội dung quy định về nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong việc tổ chức và quản lý các đoàn ra và đoàn vào: “Tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ................ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thống kê, tổng hợp các đoàn đi nước ngoài của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”?
A. Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài.
B. Thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
C. Tổ chức, thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
D. Quản lý các đoàn cán bộ, công chức đi nước ngoài.
-
Câu 8:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp tỉnh về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trong thời hạn là bao nhiêu ngày?
A. Mười bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
B. Bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
C. Năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
D. Mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
-
Câu 9:
Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao -Bộ Nội vụ quy định nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong công tác lãnh sự có những nội dung nào sau đây?
A. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao theo quy định của pháp luật.
B. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật.
C. Quy định công tác xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 10:
Theo anh, chị Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào?
A. Bộ Ngoại giao.
B. Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 11:
Về biên giới lãnh thổ quốc gia, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Là cơ quan thường trực của Ban công tác biên giới lãnh thổ.
B. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc của tỉnh.
C. Chủ trì giải quyết tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, quy chế quản lý biên giới trên đất liền và các tranh chấp nảy sinh trên đất liền và trên biển thuộc địa bàn tỉnh.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 12:
Về kinh tế đối ngoại, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Phối hợp các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài lựa chọn, thẩm tra cho phép các đối tác nước ngoài vào kinh doanh, liên doanh, liên kết kinh tế, đầu tư tại địa phương theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Tổ chức việc xúc tiến kinh tế, thương mại, đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
C. Giúp các doanh nghiệp địa phương mở rộng hợp tác với các nước.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 13:
Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
C. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 14:
Theo quy định tại Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh là cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
C. Giám đốc Sở Ngoại vụ.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 15:
Về thông tin đối ngoại, Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tổ chức tuyên truyền chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
B. Cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến địa phương để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền.
C. Tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - an ninh, kinh tế của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 16:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc mời các đoàn cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với tỉnh do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định?
A. Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Bộ Ngoại giao.
D. Sở Ngoại vụ.
-
Câu 17:
Theo quy định tại Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
A. Bộ Ngoại giao.
B. Các cơ quan có liên quan.
C. Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đến hoạt động hợp tác thuộc thỏa thuận quốc tế đó.
D. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đến hoạt động hợp tác thuộc thỏa thuận quốc tế đó.
-
Câu 18:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc mời và đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng và tương đương của nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
C. Chủ tịch nước.
D. Cả a, b,c đều sai
-
Câu 19:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh thì cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm phải làm gì?
A. Trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
B. Quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
C. Đề nghị Bộ Ngoại giao báo cáo Chính phủ xem xét.
D. Trình Chính phủ xem xét quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
-
Câu 20:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc đi công tác nước ngoài của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ trường hợp đồng chí này kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo quy định riêng của Bộ Chính trị)?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
C. Chủ tịch nước.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 21:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
A. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
B. Gửi bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để báo cáo cho Thủ tướng.
C. Báo cáo Bộ Ngoại giao bằng văn bản, đồng thời gửi Thủ tướng Chính phủ bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 22:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh đi công tác nước ngoài của do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định?
A. Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.
D. Sở Ngoại vụ.
-
Câu 23:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh thì ý kiến của cơ quan, tổ chức cá nhân nào là cơ sở để người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế?
A. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
B. Chính phủ.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm.
-
Câu 24:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền quyết định việc đi công tác nước ngoài của Chủ tịch UBND cấp tỉnh?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
C. Chủ tịch nước.
D. Bí thư Tỉnh ủy.
-
Câu 25:
Anh, chị hãy tìm đáp án đúng để hoàn chính nội dung quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập tại Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế: “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó ........,........... trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.”
A. Cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt.
B. Cần phải cương quyết, khôn khéo.
C. Cần phải cương quyết, khôn khéo và linh hoạt.
D. Cần phải chủ động, lợi dụng thời cơ và thuận lợi.
- 1
- 2
- 3
- 4
- Đề ngẫu nhiên
Phần