130 Câu hỏi trắc nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm
tracnghiem.net chia sẻ hơn 130 Câu hỏi trắc nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Những hành vi bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?
A. Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm
B. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật
C. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất
D. Tất cả các hành vi trên
-
Câu 2:
Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đảm bảo an toàn có gây ô nhiễm cho thực phẩm không?
A. Có
B. Không
-
Câu 3:
Sản phẩm bia hơi được bán và sử dụng trong ngày phải công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Người chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện?
A. Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm
B. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 5:
Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống có phải có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải và rác thải bảo đảm vệ sinh không?
A. Có
B. Không
-
Câu 6:
Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyển) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?
A. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ
B. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50-200 suất ăn/lần phục vụ.
C. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ.
-
Câu 7:
Trong quá trình sản xuất dầu thực vật, việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hạt nguyên liệu
A. Là cần thiết
B. Không cần thiết
-
Câu 8:
Sàn nhà khu vực lên men trong sản xuất bia phải làm bằng vật liệu:
A. Không thấm nước
B. Dễ làm vệ sinh
C. Có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 9:
Người đang mắc viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không?
A. Có
B. Không
-
Câu 10:
Khu vực chế biến thực phẩm không cần cách biệt với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh viêm da nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không?
A. Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang
B. Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc
-
Câu 12:
Sữa tươi nguyên liệu cần đáp ứng các yêu cầu sau:
A. Màu đặc trưng của sản phẩm
B. Có mùi vị tự nhiên, đặc trưng của sản phẩm, không có mùi vị lạ
C. Dịch thể đồng nhất
D. Tất cả các yêu cầu trên
-
Câu 13:
Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có những nội dung nào?
A. Tên thực phẩm
B. Hạn sử dụng
C. Hướng dẫn bảo quản
D. Địa chỉ sản xuất
-
Câu 14:
Cơ quan nhà nước thuộc bộ /ngành nào có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm?
A. Ngành Y tế
B. Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
C. Ngành Công thương
-
Câu 15:
Khu vực vệ sinh của cơ sở kinh doanh thực phẩm:
A. Có thể đặt chung tại khu vực kinh doanh thực phẩm
B. Phải ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm và có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn thấy
C. Có thể đặt chung tại khu vực vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm
-
Câu 16:
Sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào là đúng?
A. Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn
B. Dùng các hóa chất có màu, hương vị bền, bóng
-
Câu 17:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở nào?
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai đóng trên địa bàn
B. Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 18:
Người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm không?
A. Có
B. Không
-
Câu 19:
Rượu thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh có điều kiện?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Có cần sử dụng dụng cụ, đồ chứa riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín không?
A. Có
B. Không
-
Câu 21:
Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?
A. Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường
B. Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 22:
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào?
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm trừ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
B. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm sữa chế biến
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 23:
Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và bánh kẹo thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào?
A. Bộ Y tế
B. Bộ Công thương
C. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
-
Câu 24:
Phụ gia thực phẩm sử dụng để sản xuất nước giải khát phải đáp ứng các điều kiện sau:
A. Trong danh mục được phép sử dụng
B. Trong giới hạn cho phép
C. Đúng loại thực phẩm
D. Cả 3 trường hợp trên
-
Câu 25:
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây?
A. Điều kiện về cơ sở
B. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
C. Điều kiện về con người
D. Cả 3 trường hợp trên