190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng
Với hơn 190 câu trắc nghiệm môn Luật ngân hàng có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Luật sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán sec.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ CP, phần vốn góp được hiểu là gì?
A. Là phương án áp dụng khi có NHTM hoặc một doanh nghiệp nhận sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
B. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
C. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
D. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
-
Câu 3:
Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp được trích hàng năm theo tỷ lệ như thế nào?
A. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 15% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
B. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
C. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 07% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
D. Được trích hàng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
-
Câu 5:
Tờ sec nếu không đảm bảo tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá trị thanh toán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Chính phủ
-
Câu 7:
Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu NH thương mại không hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với tổ chức tín dụng đó?
A. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì Ban Kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét.
B. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
C. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ cho giải thể NH thương mại đó.
D. NHNN Việt Nam yêu cầu tăng vốn Điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp NH thương mại không hoàn thành việc tăng vốn thì NHNN Việt Nam yêu cầu bên nhận chuyển giao xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc để NHNN Việt Nam xem xét quyết định.
-
Câu 9:
Cá nhân muốn tham gia Quốc hội pháp luật ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của NHNNVN là:
A. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.
B. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.
C. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; Hoạt động thông tin báo cáo.
D. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
-
Câu 11:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quy định hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
A. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
B. Bộ Tài chính
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chính phủ
-
Câu 12:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho tổ chức tín dụng là ngân hàng vay vốn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu tổ chức tín dụng không hoàn thành phương án phục hồi hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với tổ chức tín dụng đó?
A. Tùy từng trường hợp mà quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD theo quy định pháp luật.
B. Tùy từng trường hợp mà Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương mua, sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD theo quy định pháp luật.
C. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD theo quy định pháp luật.
D. Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định chủ trương mua, sáp nhập, hợp nhất toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD theo quy định pháp luật.
-
Câu 14:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNNVN về quản lý và hoạt động ngoại hối bao gồm:
A. Quản lý và sử dụng ngoại hối tại Việt Nam theo pháp luật; Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; Trỡnh Thủ tướng quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
B. Quản lý và sử dụng ngoại hối tại Việt Nam theo pháp luật; Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối; Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
C. Quản lý và sử dụng ngoại hối tại Việt Nam theo pháp luật; Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối; Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
D. Quản lý và sử dụng ngoại hối tại Việt Nam theo pháp luật; Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối; Trỡnh Thủ tướng quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
-
Câu 16:
Khái niệm dữ liệu là?
A. Dữ liệu là đối tượng mang thông tin
B. Dữ liệu là các tín hiệu vật lý và các số liệu
C. Dữ liệu là các kí hiệu, các hình ảnh
-
Câu 17:
Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được tham gia Điều hành tổ chức tín dụng khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ Lãi suất như thế nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
A. Công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
B. Công bố lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
C. Công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
D. Công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
-
Câu 20:
NHNNVN được xác định có vị trí là:
A. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
B. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
C. Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
D. Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam; là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
-
Câu 21:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là những phương án nào?
A. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
B. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
C. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
D. Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc.
-
Câu 22:
Theo Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành, phương án chuyển giao bắt buộc được hiểu là gì?
A. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của NHTM được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
B. Là phương án áp dụng khi có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
C. Là phương án áp dụng các biện pháp để TCTD được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
D. Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho NHNN Việt Nam.
-
Câu 23:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, nếu tổ chức tín dụng không hoàn thành phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt hoặc phương án không được phê duyệt thì biện pháp nào sẽ được áp dụng đối với TCTD đó?
A. NHNN Việt Nam xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
B. Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc hoặc giải thể TCTD đó.
C. Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương giải thể hoặc phá sản TCTD đó.
D. Ban kiểm soát đặc biệt biệt xem xét, trình Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản TCTD đó.
-
Câu 24:
Mọi tổ chức tín dụng đều được phép vay vốn từ ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
A. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, NHHTX, Cty TC; Phê duyệt từng phương án đó; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với TCTD.
B. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Phê duyệt phương án sáp nhập, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC.
C. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD; Phê duyệt phương án phá sản TCTD; (iii) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.
D. (i) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với NHTM, Cty TC; (ii) Quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN Việt Nam với lãi suất ưu đãi đến mức 10% đối với TCTD.