195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự
Với hơn 195 câu trắc nghiệm môn Luật tố tụng dân sự (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp sơ thẩm xử lý như thế nào đối với đơn kháng cáo quá hạn?
A. Tòa án cấp sơ thẩm ra thông báo trả lại đơn
B. Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng
C. Cả hai đáp án đều sai
-
Câu 3:
Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Chọn phương án đúng 8:
A. Không phải trong mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị
B. Mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị
-
Câu 5:
Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự và đưa ra quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hạn kháng cáo của đương sự đối với bản án sơ thẩm?
A. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; nếu đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Nếu đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án
B. Đương sự tham gia phiên tòa và đương sự có đơn xin vắng mặt đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; Nếu đương sự vắng mặt tại thời điểm tuyên án thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án
C. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; nếu đương sự có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 20 ngày
-
Câu 9:
Trong mọi trường hợp, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp nào sau đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
A. Về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
B. Về sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
C. Về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
-
Câu 12:
Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những người nào là đương sự trong vụ án dân sự?
A. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức
B. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
C. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân
-
Câu 14:
Bị đơn có thể là Toà án nhân dân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát?
A. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
B. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
-
Câu 16:
Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những trường hợp nào Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án?
A. Không công bố mọi tài liệu, chứng cứ của vụ án
B. Không công bố tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập
C. Không công bố những tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự
-
Câu 18:
Không phải các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đều thuộc thẩm quyền của toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình không?
A. Có
B. Không
C. Tùy từng trường hợp cụ thể
-
Câu 20:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như thế nào về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
A. Có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
B. Có hiệu lực pháp luật sau thời hạn 07 ngày
C. Có hiệu lực sau 15 ngày nếu không có kháng nghị