320 câu trắc nghiệm Luật hình sự

Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

320 câu
1094 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về ai?


    A. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Tòa án. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội


    B. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và công tố viên. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội


    C. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội


    D. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người phạm tội. Người bị buộc tội có nghĩa vụ phải chứng minh là mình vô tội


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?


    A. Người bị buộc tội có nghĩa vụ tự bào chữa, hoặc thuê luật sư bào chữa


    B. Người bị buộc tội có quyền không khai gì mà nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình


    C. Bị can không có quyền tự bào chữa mà phải nhờ luật sư bào chữa cho mình


    D. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa


  • Câu 3:

    Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định như thế nào?


    A. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình


    B. Trong quá trình tiến hành tố tụng, Tòa án phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình


    C. Trong quá trình tiến hành điều tra, cơ quan điều tra phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật tố tụng và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình


    D. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân được bảo hộ trong quá trình tiến hành tố tụng như thế nào?


    A. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân tùy trường hợp có thể bị xử lý bằng Tòa án


    B. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính


    C. Mọi hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân có thể bị xử lý theo pháp luật, nếu có sự chỉ đạo


    D. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân trong quá trình tiến hành tố tụng đều bị xử lý theo pháp luật


  • Câu 5:

    Người bị tạm giữ có quyền gì?


    A. Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu không ảnh hưởng đến kết quả điều tra và bảo đảm bí mật của vụ án; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật


    B. Có thể được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, nếu không ảnh hưởng đến quá trình điều tra; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


    C. Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê duyệt của Viện kiểm sát và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật hình sự; Được thông báo về gia đình; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến theo lệnh của cán bộ điều tra, có thể buộc phải nhận tội, nhưng có quyền nhờ luật sư bào chữa và các quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


    D. Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội và các quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


  • Câu 6:

    Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thuộc về cơ quan nào?


    A. Tòa án nhân dân


    B. Cơ quan điều tra


    C. Công an nhân dân


    D. Viện kiểm sát nhân dân


  • Câu 7:

    Hội thẩm tham gia ở cấp xét xử nào?


    A. Xét xử giám đốc thẩm


    B. Xét xử tái thẩm


    C. Xét xử phúc thẩm


    D. Xét xử sơ thẩm


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Thẩm phán, Hội thẩm xét xử theo nguyên tắc nào?


    A. Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật


    B. Xét xử độc lập và theo lệnh của cấp trên


    C. Xét xử theo chỉ đạo và chỉ tuân theo pháp luật


    D. Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật


  • Câu 9:

    Tự thú là gì?


    A. Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện


    B. Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình sau khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện


    C. Là việc người nhà người phạm tội khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện


    D. Là việc Tổ dân phố khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của người trong tổ mình về tội phạm, về người phạm tội


  • Câu 10:

    Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị có được xét xử lại không?


    A. Có, Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật


    B. Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án có thể được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật


    C. Không,Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án không được xét xử phúc thẩm. Vì Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án đã có hiệu lực


    D. Có,Khi bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử tái thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án


  • Câu 11:

    Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng có được xét xử lại hay không?


    A. Có,Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật tố tung hình sự thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm


    B. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật hình sự thì không được xem xét lại theo trình tự nào


    C. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Tòa án thì không được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm


    D. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ công an thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm


  • Câu 12:

    Cơ quan tiến hành tố tụng gồm cơ quan nào?


    A. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân


    B. Cơ quan điều tra ban đầu; Viện kiểm sát; Tòa án


    C. Cơ quan điều tra chuyên trách; Viện kiểm sát; Tòa án.


    D. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án quân sự


  • Câu 13:

    Người tiến hành tố tụng gồm những người nào?


    A. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên


    B. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;Chánh án, Chủ tọa phiên tòa, Cán bộ Tòa án, Thư ký Tòa án, Giám thị trại giam


    C. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Công tố viên, Cán bộ khác;Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Cán bộ Mặt trần Tổ quốc


    D. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Công an viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ khác


  • Câu 14:

    Người bào chữa là những ai?


    A. Luật sư; Người bị buộc tội ủy quyền bào chữa cho người khác; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý


    B. Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý


    C. Luật gia; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý


    D. Luật sư; Cha, mẹ của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý


  • Câu 15:

    Người bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm nào?


    A. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can


    B. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi bắt giữ bị can


    C. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi truy tố bị can


    D. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xét xử bị cáo


  • Câu 16:

    Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người nào?

     

    A. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


    B. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc luật sư


    C. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện theo quy định của Bộ luật hình s


    D. Bị can là người hoặc pháp nhân bị truy tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo hợp đồng


  • Câu 17:

    Bị cáo là người ai? Bị cáo có quyền gì?


    A. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


    B. Bị cáo là người 18 tuổi trở lên hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật hình sự


    C. Bị cáo là người từ 16 tuổi trở lên hoặc doanh nghiệp đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng hình phạt, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án của Tòa án


    D. Bị cáo là người có trí tuệ bình thường hoặc công ty đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.Bị cáo có quyền: Nhận quyết định của Tòa án; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và quyền khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


  • Câu 18:

    Thời hạn cấm kinh doanh , cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định đối với pháp nhân thương mại phạm tội là bao nhiêu lâu?


    A. Thời hạn cấm kinh doanh , cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật


    B. Thời hạn cấm kinh doanh , cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 05 năm , kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật 


    C. Thời hạn cấm kinh doanh , cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 03 năm đến 05 năm , kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật 


    D. Thời hạn cấm kinh doanh , cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 02 năm đến 04 năm , kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật


  • Câu 19:

    Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động đối với pháp nhân thương mại phạm tội?


    A. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động


    B. Chính phủ quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động


    C. Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động


    D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động


  • Câu 20:

    Thời hạn đình chỉ hoạt động pháp nhân thương mại phạm tội là bao nhiêu lâu?


    A. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 03 năm


    B. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 06 năm


    C. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 04 tháng đến 04 năm


    D. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm


ZUNIA9