320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Căn cứ để khám người theo thủ thủ tục hành chính:
A. Khi cần thu thập thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý VPHC.
B. Khi cần xác định chính xác người VPHC.
C. Khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện VPHC.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 2:
Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của Lỗi vô ý do cẩu thả?
A. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
B. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
C. Người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi
D. Không mong muốn cho hậu quả xảy ra
-
Câu 4:
Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
C. Được miễn trách nhiệm hình sự nếu khai báo thành khẩn
D. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
-
Câu 5:
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Lỗi cố ý gián tiếp có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 7:
Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm cơ quan nào?
A. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân
B. Cơ quan điều tra ban đầu; Viện kiểm sát; Tòa án
C. Cơ quan điều tra chuyên trách; Viện kiểm sát; Tòa án.
D. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án quân sự
-
Câu 9:
Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những nội dung cơ bản nào?
A. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
B. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận bị can, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục phiên tòa; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
C. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, giải quyết nguồn tin về vi phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án tù; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và tòa án
D. Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan điều tra
-
Câu 10:
Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp của tội phạm đó?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Tổ chức bị xử lý hành chính về mọi hành vi VPHC do mình gây ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Đạo luật hình sự là Bộ luật Hình sự Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Phương pháp thỏa thuận
B. Phương pháp mệnh lệnh
C. Phương pháp quyền uy
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 15:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm:
A. Bị phát hiện
B. Được thực hiện
C. Hoàn thành
D. Kết thúc
-
Câu 16:
Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi được thực hiện trong thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp phạm tội phải có hậu quả nhiều người chết, kẻ phạm tội mới bị xử lý theo điểm 1 K1 Đ93 Bộ luật hình sự Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôi xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Luật hình sự Việt Nam phân biệt loại khách thể nào để chỉ mức độ khái quát khác nhau?
A. Khách thể trực tiếp
B. Khách thể loại
C. Khách thể chung
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 21:
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của bộ luật nào?
A. Bộ luật tố tụng dân sự
B. Bộ luật hình sự
C. Bộ luật thi hành án hình sự
D. Bộ luật tố tụng hình sự
-
Câu 22:
Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Cố ý phạm tội là gì?
A. Cố ý phạm tội là người phạm tội cố tình biết về hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
B. Cố ý phạm tội người người phạm tội cố tình thực hiện hành vi phạm tội của mình tuy biết là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vì đó là mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả sảy ra
C. Cố ý phạm tội là người phạm tội cố tình phạm tội, tuy biết hành vi cảu mình là nguy hiểm cho xã hội có thể mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không có ý thức để cho hậu quả xảy ra
D. Cố ý phạm tội là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
-
Câu 24:
Thành viên hội đồng quốc phòng và an ninh phải là đại biểu quốc hội?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
A. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt tiền theo mức từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng và mức từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm
B. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt tù ban giám đốc, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 02 năm đến 03 năm
C. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền theo mức 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 03 năm đến 04 năm
D. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị trục xuất, phạt tù, phạt tiền theo từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng , cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 03 năm đến 05 năm