350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Trong phản ứng kết tủa trên gel thạch Ouchterlony:
A. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán (di chuyển) đồng thời trên gel thạch và theo hướng ngược chiều nhau
B. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán đồng thời trên gel thạch và theo tất cả mọi hướng
C. chỉ có kháng nguyên khuếch tán trên gel thạch; kháng thể không khuếch tán
D. chỉ có kháng thể khuếch tán trên gel thạch; kháng nguyên không khuếch tán
-
Câu 2:
Đặc điểm nào của niêm mạc đóng vai trò chính nhất trong MD bẩm sinh:
A. Niêm mạc có diện tích lớn gấp 200 làn da bao phủ hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…
B. Có lớp nhầy (niêm dịch) che phủ ngăn không cho vi sinh vật gây bệnh bám xâm nhập sâu vào cơ thể
C. Niêm mạc có các tuyến tiết dịch để rửa sạch niêm mạc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Chức năng sinh học quan trọng số 1 của bổ thể:
A. Ly giải (lyse: làm tan) tế bào mang kháng nguyên
B. Opsonin hóa
C. Xử lý phức hợp miễn dịch (KN-KT)
D. Hình thành phản ứng viêm
-
Câu 4:
IgA tiết (sIgA) có:
A. hoá trị 1
B. hoá trị 2
C. hoá trị 4
D. hoá trị 8
-
Câu 5:
Sữa mẹ có chứa kháng thể IgA tiết?
A. đúng
B. sai
-
Câu 6:
Xử lý phân tử kháng thể bằng enzym papain có thể:
A. tạo ra hai mãnh Fab và một mãnh Fc
B. tạo ra một mãnh F(ab/ )2 và một mãnh Fc/
C. tách được thành bốn chuỗi polypeptid riêng
D. tách được cặp hai chuỗi nặng riêng và cặp hai chuỗi nhẹ riêng
-
Câu 7:
Phù mặt diễn ra nhanh sau khi bị ong đốt thuôc quá mẫn:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào
-
Câu 8:
ă2ê2, ă2ë2 là cấu trúc của kháng thể thuộc lớp:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
-
Câu 9:
Đặc điểm nào của lympho bào B có vai trò quan trọng trong miễn dịch:
A. Có sIg bề mặt có vai trò nhận biết kháng nguyên
B. Có thụ thể với virus Epstein Barr (EBV)
C. Có thụ thể đặc hiệu với Fc Ig
D. Có thụ thể với C3d bổ thể
-
Câu 10:
Chức năng sinh học của globulin miễn dịch (Ig):
A. Kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
B. Hoạt hóa bổ thể
C. Hoạt hóa nhiều tế bào miễn dịch
D. Kết hợp các chức năng trên
-
Câu 11:
Việc đầu tiên cần phải làm trong xử trí sốc phản vệ:
A. Tiêm TM Solu – Medrol
B. Tiêm TM Dimedrol
C. Ngừng ngay việc đưa dị nguyên vào cơ thể bệnh nhân
D. Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp
-
Câu 12:
Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng cố định bổ thể cao nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 13:
Phụ nhóm lympho bào có vai trò nhạc trưởng trong dàn nhạc miễn dịch:
A. Tc
B. TDTH
C. Th
D. Ts
-
Câu 14:
Một cặp vợ chồng trong đó vợ nhóm máu A và chồng nhóm máu B, con của cặp vợ chồng này có thể thuộc nhóm máu nào:
A. nhóm O
B. nhóm AB
C. nhóm A
D. cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 15:
Trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây độc tế bào do lympho bào TC thực hiện đối với một tế bào ung thư hoá của cơ thể:
A. không có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư
B. nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư
C. không có sự tham gia của tế bào đại thực bào
D. có sự tham gia của tế bào đại thực bào; tế bào đại thực bào có khả năng gây độc dẫn đến tiêu diệt tế bào ung thư
-
Câu 16:
Người nhóm máu AB trong huyết thanh có kháng thể gì?
A. chống A
B. chống B
C. chống A và chống B
D. không có kháng thể chống A và chống B
-
Câu 17:
Tế bào dưỡng bào (Mastocyte):
A. Có nguồn gốc từ tủy xương
B. Nơi cư trú ngoài mạch máu
C. Vai trò gây quá mẫn
D. Có tỷ lệ rất ít trong tổng số bạch cầu chung
-
Câu 18:
Đặc điểm lâm sàng đặc trưng của hội chứng SJS:
A. Xuất hiện ban da > 30% diện tích da cơ thể
B. Loét ít nhất 2 hốc tự nhiên
C. Ban dạng nút
D. Hồng ban đa dạng
-
Câu 19:
Kháng nguyên PPD được sử dụng trong test tuberculin có bản chất là:
A. vi khuẩn lao sống
B. vi khuẩn lao sống đã làm giảm độc lực
C. vi khuẩn lao chết
D. protein có nguồn gốc từ vi khuẩn lao
-
Câu 20:
Chức năng sinh học chinh của IgG:
A. Hoạt hóa bổ thể
B. Có thụ thể gắn được trên một số té bào MD: đại thực bào, dưỡng bào, bạch cầu, tiểu cầu, NK…
C. Là kháng thể có vai trò chống vi khuẩn, virus, protein, hapten. Độc tố vi khuẩn
D. Trung hòa chất độc
-
Câu 21:
Hoạt tính sinh học của kháng thể IgE:
A. tương tự như IgG, nghĩa là IgE có thể kết hợp với kháng nguyên, gây ra những hiệu quả tương tự như khi IgG kết hợp với kháng nguyên
B. khác với của IgG ở chỗ IgE chỉ có thể tham gia vào hiện tượng opsonin hoá chứ không tham gia vào các hiệu quả khác mà IgG có thể tham gia, như cố định bổ thể, làm tan tế bào đích ...
C. khác với các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE không trực tiếp tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) như kháng thể nói chung (chẳng hạn opsonin hoá, cố định bổ thể, làm tan tế bào đích ...), mà nó có tác dụng tạo thuận cho các cơ chế đáp ứng miễn dịch khác
D. tương tự như các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE thể hiện các hoạt tính này khi ở dạng tự do lưu hành trong máu ngoại vi
-
Câu 22:
Lớp kháng thể IgG có khả năng gây phản ứng ngưng kết mạnh nhất trong các lớp kháng thể?
A. đúng
B. sai
-
Câu 23:
Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng gây phản ứng ngưng kết mạnh nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
-
Câu 24:
Immunoglobulin được vận chuyển qua nhau thai thuộc lớp:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
-
Câu 25:
Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn:
A. hoạt động của tế bào thực bào là không đặc hiệu với kháng nguyên, vì hiện tượng thực bào là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu
B. hoạt động của tế bào thực bào là đặc hiệu với kháng nguyên, vì kháng nguyên này trước đó được nhận diện một cách đặc hiệu bởi lympho bào T
C. sự sản xuất lymphokin có tính đặc hiệu kháng nguyên, vì vậy hình thức đáp ứng miễn dịch này được xếp vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. cả 3 lựa chọn trên đều sai