485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Người cao tuổi, vấn đề vệ sinh tâm lý cần quan tâm chăm sóc chu đáo của:
A. Gia đình
B. Xã hội
C. Gia đình, xã hội
D. Y tế
-
Câu 2:
Những nhu cầu thiết yếu của trẻ cần cố gắng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, còn những nhu cầu khác, cần đáp ứng có chọn lọc và không nên gây cho trẻ đòi gì được nấy.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Giai đoạn báo động của trạng thái Stress, chủ thể có thể chết trong giai đoạn này. Nếu tồn tại được thì phản ứng sẽ chuyển sang.
A. Giai đoạn báo động
B. Giai đoạn phản ứng
C. Giai đoạn kiệt quệ
D. Giai đoạn thích nghi
-
Câu 4:
Các cặp phạm trù cơ bản của đạo đức học:
A. Vật chất và ý thức
B. Nghĩa vụ và lương tâm
C. Thiện và ác; Nghĩa vụ và lương tâm; Hạnh phúc và lẽ sống
D. Hạnh phúc và lẽ sống
-
Câu 5:
Nghiên cứu tâm lý của từng loại bệnh là đối tượng của:
A. Tâm lý học
B. Tâm lý y học
C. Tâm lý y học, tâm lý học
D. Tâm lý lao động
-
Câu 6:
Để tác động tốt tâm lý bệnh nhân, thầy thuốc cần phải:
A. Có kiến thức tâm lý
B. Lời nói phải nhỏ nhẹ
C. Nghiên cứu kỹ tâm lý bệnh nhân, để nắm được rối loạn các quá trình tâm lý ở bệnh nhân.
D. Thăm khám hàng ngày
-
Câu 7:
Bản chất của hiện tượng tâm lý là:
A. Bản chất của vật chất cao cấp, phản xạ
B. Bản chất của vật chất cao cấp, phản xạ, phản ánh thế giới khách quan và xã hội lịch sử
C. Bản chất là xã hội lịch sử
D. Phản ánh thế giới khách quan
-
Câu 8:
Ý thức, vô thức, tiền ý thức là cách phân loại hiện tượng tâm lý theo mức độ nhận biết.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Năng lực bao gồm các khái niệm:
A. Tài năng, phẩm chất, năng khiếu.
B. Tư chất, năng khiếu, khả năng, thiên tài.
C. Phẩm chất, biệt tài, năng khiếu.
D. Năng khiếu, biệt tài, thiên chức, khả năng.
-
Câu 10:
Hành động trí tuệ thường sử dụng các thao tác sau:
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. Trừu tượng hóa, khái quát hóa
D. Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa
-
Câu 11:
Tâm lý y học có cấu trúc gì:
A. Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học
B. Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe
C. Hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế
D. Hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế, tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe, Stress và vệ sinh tâm lý, một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học, tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng
-
Câu 12:
Bản chất đạo đức y học xã hội chủ nghĩa:
A. Đạo đức người thầy thuốc trước hết phải có đạo đức của một công dân XHCN
B. Hành nghề vì mục đích trong sáng
C. Đạo đức người thầy thuốc trước hết phải có đạo đức của một công dân XHCN; phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân
D. Đạo đức người thầy thuốc trước hết phải có đạo đức của một công dân XHCN; phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân và hành nghề vì mục đích trong sáng
-
Câu 13:
Nhân cách có đặc điểm:
A. Ổn định, bền vững và thống nhất.
B. Ổn định, thống nhất, tích cực, giao lưu.
C. Ổn định, bền vững và kế thừa.
D. Linh hoạt thay đổi và tính nhân văn.
-
Câu 14:
Đặc điểm của phạm trù:
A. Là những khái niệm chung nhất
B. Phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
C. Là những khái niệm riêng biệt, phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
D. Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
-
Câu 15:
Khi khám bệnh, thầy thuốc giải thích ngay cho người bệnh là bệnh nặng hay nhẹ:
A. Đúng, vì để người bệnh yên tâm,
B. Không nên giải thích vội vàng khi chưa đủ cơ sở để xác định chẩn đoán và tiên lượng
C. Đúng, để bệnh nhân tin tưởng thầy thuốc
D. Đúng để thể hiện tài năng của thầy thuốc
-
Câu 16:
Vệ sinh tâm lý gia đình là nhằm tạo nên một môi trường tâm lý thuận lợi cho sự:
A. Phát triển tâm lý trong lao động
B. Phát triển nhân cách hài hòa của các thành viên trong gia đình, nhất là con trẻ
C. Phát triển tâm lý trong sinh hoạt
D. Phát triển tâm lý cá nhân
-
Câu 17:
Tiền sử cá nhân có ý nghĩa gì về tâm lý:
A. Đánh giá được mức độ bệnh tật
B. Có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nhân cách người bệnh
C. Biết được lịch sử bệnh tật
D. Biết được lịch sử đời sống
-
Câu 18:
Quan niệm đạo đức của các giai cấp khác nhau luôn đồng nhất ở mỗi chế độ xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Điều kiện quyết định hiệu quả công tác của thầy thuốc, nhân viên y tế cộng đồng đó là:
A. Giao tiếp cộng đồng
B. Kiến thức chuyên môn
C. Kiến thức về xã hội
D. Kỹ năng thăm khám lâm sàng
-
Câu 20:
Giữa các nhân cách có sự tác động và ảnh hưởng qua lại. Thông qua giao tiếp và hoạt động chủ thể nhân cách dần dần trưởng thành và hoàn thiện mình, không ngừng phát triển đó là:
A. Tính ổn định, bền vững và thống nhất của nhân cách
B. Tính tích cực của nhân cách
C. Tính Thống nhất trọn vẹn của nhân cách
D. Tính giao lưu của nhân cách
-
Câu 21:
Ở chế độ công xã nguyên thủy, đạo đức thể hiện dưới:
A. Kinh nghiệm
B. Truyền thống
C. Kinh nghiệm, truyền thống, phong tục, tập quán, các điều cấm kỵ
D. Kinh nghiệm, truyền thống
-
Câu 22:
Con người muốn thực hiện được các chức năng phản ảnh tâm lý thì chỉ cần:
A. Sống
B. Hoạt động trong xã hội
C. Sống và hoạt động trong xã hội
D. Có cảm giác
-
Câu 23:
Thuộc tính của nhân cách gồm:
A. Khí chất.
B. Năng lực, khí chất.
C. Tính cách, năng lực.
D. Khí chất, năng lực, tính cách
-
Câu 24:
Đặc điểm của đạo đức xã hội chủ nghĩa:
A. Các giá trị sáng tạo của cá nhân không được biết đến
B. Là nền đạo đức tiến bộ nhất
C. Không vì mục tiêu con người
D. Lợi ích của người lao động không đồng nhất với lợi ich của toàn xã hội
-
Câu 25:
Phân tích về mặt bản chất các bệnh thần kinh là một bộ bộ phận của:
A. Tâm lý y học
B. Tâm lý học
C. Tâm lý lao động
D. Tâm lý y học, tâm lý học