1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để tránh bỏng, trong khi cứu cho bệnh nhân chúng ta cần:
A. Động viên bệnh nhân cố gắng chịu nóng
B. Động viên bệnh nhân yên tĩnh
C. hầy thuốc cần ngồi cạnh bệnh nhân
D. Thầy thuốc cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận
-
Câu 2:
Cảm giác đắc khí được người bệnh ghi nhận là:
A. Nặng, chướng, tê tại chỗ châm
B. Nặng, chướng, tê tại chỗ châm, có thể lan lên trên hoặc xuống dưới
C. Nặng chướng, tê nhức tại chỗ châm, có thể lan lên trên hoặc xuống dưới
D. Nặng chướng, tê nhức tại chỗ châm
-
Câu 3:
Chỉ định điều trị lớn nhất của châm cứu là:
A. Chống đau
B. Chống viêm
C. Chống dị ứng
D. Điều chỉnh rối loạn thực vật
-
Câu 4:
Tuyệt đối không sử dụng châm cứu trên:
A. Phụ nữ
B. Trẻ em
C. Người già
D. Người suy kiệt
-
Câu 5:
Nguyên nhân của tình trạng kim bị gãy khi châm là:
A. Bệnh nhân không nằm yên khi châm
B. Thầy thuốc không loại bỏ kim rĩ khi châm
C. Kỹ thuật châm không đúng
D. Bệnh nhân gồng cơ khi châm
-
Câu 6:
Để đạt hiệu lực tốt nhất khi nấu một nồi nước xông trong điều trị cảm cúm, cần phải bỏ các lá thuốc vào nồi theo thứ tự sau:
A. Kháng sinh + hạ sốt; tinh dầu
B. Tinh dầu + kháng sinh; hạ sốt
C. Hạ sốt + tinh dầu; kháng sinh
D. Bỏ cùng một lần
-
Câu 7:
Triệu chứng nào sau đây là không đúng với cảm mạo phong hàn:
A. Phát sốt, không đổ mồ hôi, ho đờm trong loãng
B. Mạch phù khẩn, rêu trắng mỏng
C. Đổ mồ hôi nhiều, sợ gió, sợ lạnh
D. Đau đầu, ngạt mũi, ho đờm trong loãng
-
Câu 8:
Pháp điều trị của cảm mạo phong hàn là:
A. Khu phong tán hàn
B. Ôn thông kinh lạc
C. Phát tán phong hàn
D. Tân lương giải biểu
-
Câu 9:
Pháp điều trị của cảm mạo phong nhiệt là:
A. Khu phong thanh nhiệt
B. Khu phong là chính, thanh nhiệt là phụ
C. Tân lương giải biểu
D. Tân ôn giải biểu
-
Câu 10:
Khi bị cảm mạo phong nhiệt nên châm tả các huyệt:
A. Đại chùy, Phong trì, Hợp cốc, Xích trạch
B. Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì
C. Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì, Phong trì
D. Túc tam lý, Đại chùy, Phong môn
-
Câu 11:
Triệu chứng nào sau đây là không đúng với cảm mạo phong nhiệt:
A. Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi
B. Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, mạch phù sác
C. Không đổ mồ hôi, mạch phù khẩn, đại tiện táo
D. Đại tiện táo, rêu vàng mỏng, sợ gió
-
Câu 12:
Cảm cúm là chứng bệnh thường gặp nhất vào mùa:
A. Thu đông
B. Đông xuân
C. Bốn mùa
D. Hè thu
-
Câu 13:
Trong các lá thuốc nấu nồi nước xông sau đây, lá có tác dụng hạ sốt là:
A. Bạc hà
B. Tre
C. Hành tỏi
D. Kinh giới
-
Câu 14:
Chẩn đoán bát cương ở bệnh nhân cảm mạo phong hàn là:
A. Biểu - hư - hàn
B. Biểu - thực- nhiệt
C. Biểu - thực - hàn
D. Lý - thực - hàn
-
Câu 15:
Trong điều trị cảm mạo phong hàn, về mặt châm cứu, chúng ta nên:
A. Châm tả
B. Cứu
C. Châm bổ hoặc cứu
D. Châm tả hoặc cứu
-
Câu 16:
Khi bị cảm mạo phong hàn nên châm tả các huyệt:
A. Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì
B. Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì, Phong trì
C. Túc tam lý, Đại chùy, Phong môn
D. Phong trì, Ngoại quan, Đại chùy, Liệt khuyết
-
Câu 17:
Trong điều trị cảm cúm bằng châm cứu, để nâng cao vệ khí cần châm huyệt:
A. Đại chùy
B. Ngoại quan
C. Túc tam lý
D. Hợp cốc
-
Câu 18:
Trong các phương pháp chữa cảm cúm sau đây, phương pháp nào được xem là đơn giản, an toàn, phục vụ tại nhà, có hiệu quả, hay được áp dụng ở trẻ em:
A. Nấu nước xông
B. Đánh gió
C. Châm cứu
D. Đánh gió, nấu nước xông
-
Câu 19:
Phương pháp điều trị cảm theo Y học cổ truyền phổ biến và được ưa chuộng là:
A. A. Đánh gió
B. Nấu nước xông
C. Châm cứu
D. Đánh gió, nấu nước xông
-
Câu 20:
Triệu chứng nào sau đây có trong cảm mạo phong nhiệt:
A. Sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi
B. Sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, mạch phù sác
C. Không đổ mồ hôi, mạch phù khẩn, đại tiện táo
D. Đại tiện táo, rêu vàng mỏng, sợ lạnh
-
Câu 21:
Theo Y học cổ truyền, khi điều trị cảm cúm cơ bản phải:
A. Tán tà
B. Giải biểu
C. Giải biểu, tán tà
D. Tân ôn giải biểu
-
Câu 22:
Thời hành cảm mạo còn gọi là:
A. Cảm mạo
B. Cúm
C. Thương phong cảm mạo
D. Cảm mạo phong hàn
-
Câu 23:
Cảm mạo phong hàn còn gọi là:
A. Thương phong cảm mạo
B. Thời hành cảm mạo
C. Cúm
D. Cảm mạo
-
Câu 24:
Để phòng bệnh cảm cúm, hằng ngày có thể day ấn huyệt:
A. Huyết hải, Tam âm giao
B. Hợp cốc
C. Túc tam lý, Hợp cốc
D. Túc tam lý
-
Câu 25:
Cơ thể dễ bị cảm là do chức năng nào sau đây của cơ thể bị giảm sút:
A. Khí hóa
B. Phòng vệ
C. Cố nhiếp
D. Sưởi ấm
-
Câu 26:
Dấu chứng về rêu lưỡi ở bệnh nhân cảm mạo phong nhiệt là:
A. Trắng mỏng
B. Vàng mỏng
C. Trắng dày
D. Vàng dày
-
Câu 27:
Trong điều trị cảm mạo phong nhiệt, về mặt châm cứu, chúng ta nên:
A. Châm bổ
B. Châm tả
C. Cứu
D. Châm bổ hoặc cứu
-
Câu 28:
Để chẩn đoán phân biệt cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt cần dựa vào các triệu chứng:
A. Mồ hôi, rêu lưỡi
B. Sợ lạnh, sợ gió, mạch
C. Mạch, mồ hôi
D. Mạch, mồ hôi, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi
-
Câu 29:
Trong các lá thuốc nấu nồi nước xông sau đây, lá nào có tinh dầu là:
A. Bạc hà, Hương nhu, Tía tô, Kinh giới
B. Bạc hà, Tía tô, Hành, Tỏi
C. Tre, Bạc hà, Sả, Hương nhu, Tỏi
D. Chanh, Bưởi, Hương nhu, Hành, Kinh giới
-
Câu 30:
Các thủ thuật xoa bóp vùng đầu trong điều trị cảm cúm là:
A. Xoa, véo, phân, hợp
B. Véo, phân, hợp, day, ấn, miết, vờn, chặt
C. Xoa, xát, day, ấn, miết
D. Phân, hợp, day, ấn, vờn, rung