1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thuốc trừ thấp có mấy loại:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 2:
Những bài tập vận động trị liệu Đau dây thần kinh tọa. Tư thế nằm ngữa:
A. Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc
B. Tập để sau gáy, nhấc đầu và vai lên
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 3:
Phép trị thể Khí uất trong Viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Hành khí hoạt huyết
B. Sơ can lý khí giải uất an thần
C. Bổ can thận âm
D. Bổ khí huyết
-
Câu 4:
Nằm trên lằn chỉ cổ tay, ở phía ngoài gân cơ gan tay lớn, ngoài mạch quay là huyệt:
A. Thái xung
B. Thái khê
C. Thái uyên
D. Thần môn
-
Câu 5:
Nói về khí huyết trong các đường kinh thì kinh dương minh:
A. Huyết nhiều
B. Khí nhiều
C. A và B đúng.
D. A và B sai
-
Câu 6:
Để phòng bệnh tâm căn suy nhược cần chú trọng các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh các chấn thương về tâm thần
B. Sinh hoạt, làm việc hợp lý
C. Rèn luyện nhân cách
D. Dùng thuốc bổ thường xuyên
-
Câu 7:
Công năng chủ trị chung của thuốc giải biểu:
A. Thanh nhiệt tả hỏa
B. Sơ phong giải kinh
C. Hoạt huyết hóa ứ
D. Điều hòa kinh nguyệt
-
Câu 8:
Màu sắc và mùi vị nào dưới đây quy nạp KHÔNG ĐÚNG vào tạng phủ:
A. Vị thuốc có màu đỏ, vị đắng quy vào tạng tâm
B. Vị thuốc có màu xanh, vị chua quy vào tạng can
C. Vị thuốc có màu trắng, vị cay quy vào tạng phế
D. Vị thuốc có màu vàng, vị ngọt quy vào tạng thận
-
Câu 9:
Nguyên nhân gây Suy nhược thần kinh theo Y học cổ truyền là do thất tình làm tổn thương 3 tạng nào sau:
A. Tỳ, Can, Đởm
B. Tâm, Bàng quang, Thận
C. Tỳ, Can, Thận
D. Tâm, Can, Phế
-
Câu 10:
Kê đơn thuốc theo toa căn bản, thì vị thuốc có tác dụng giải độc cơ thể. Ngoại trừ:
A. Cam thảo đất
B. Ké đầu ngựa
C. Cỏ mần trầu
D. Tế tân
-
Câu 11:
Di chứng tai biến mạch máu não, nếu nhẹ thì Y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Trúng tạng phủ
B. Trúng kinh lạc
C. Trúng khí huyết
D. Tất cả đúng
-
Câu 12:
Huyệt Địa thương có tác dụng chữa:
A. Đau răng, viêm màng tiếp hợp
B. Liệt dây VII, đau răng
C. Đau dây thần kinh V, mất ngủ
D. Liệt dây VII, liệt dây VI
-
Câu 13:
Những hiện tượng của hành hoả:
A. Màu đỏ
B. Vị đắng
C. Mùa hạ
D. Lửa, màu đỏ, vị đắng, mùa hạ
-
Câu 14:
Ngũ tạng bao gồm có:
A. Tâm, can, tỳ, phế, thận
B. Tâm, can, tam tiêu, phế, đởm
C. Can, vị, phế, thận, bang quang
D. Tâm, can, tỳ, phế, tiểu trường
-
Câu 15:
Thủ thuật châm cứu để điều trị tâm căn suy nhược thể Can Tâm Thận âm hư là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Châm bình bổ, bình tả
D. Ôn châm
-
Câu 16:
Phép chữa Chứng bế trong Di chứng tai biến mạch máu não?
A. Khai bế tỉnh não, hoạt huyết chỉ huyết
B. Khu phong tán hàn thông kinh lạc
C. Tán hàn trừ thấp
D. Hóa đàm chỉ khái
-
Câu 17:
Thời hành cảm mạo còn gọi là:
A. Cảm mạo
B. Cúm
C. Thương phong cảm mạo
D. Cảm mạo phong hàn
-
Câu 18:
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính. Ba kinh dương ở tay đi từ hướng nào?
A. Từ chân trái lên hai tay
B. Từ bàn tay vào trong và lên đầu
C. Từ đầu xuống tay rồi xuống chân
D. Tất cả đều sai
-
Câu 19:
Chống chỉ định của phương pháp châm là:
A. bệnh thuộc chứng nhiệt
B. bệnh thuộc chứng thực
C. bệnh thuộc hư hàn
D. bệnh thuộc chứng biểu nhiệt
-
Câu 20:
Pháp điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt là:
A. Khu phong, tán hàn, hành khí
B. Khu phong, thanh nhiệt, lương huyết
C. Phát tán phong hàn, hoạt lạc
D. Khu phong thanh nhiệt, hành khí
-
Câu 21:
Pháp điều trị tâm căn suy nhược thể Can Tâm Thận âm hư là:
A. Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần
B. Bổ Thận âm, ôn Thận dương, an thần
C. Tư âm giáng hoả, bình Can tiềm dương, an thần
D. Tư âm giáng hoả, kiện Tỳ, an thần
-
Câu 22:
Dựa vào bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên thì Đởm thuộc:
A. Mộc
B. Hỏa
C. Thổ
D. Thủy
-
Câu 23:
Tập luyện cơ trong Liệt mặt ngoại biên gồm phương pháp nào?
A. Mỉm cười
B. Nhắm hai mắt lại
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 24:
Bệnh nhân đau nhói vùng thắt lưng sau khi mang vác nặng, đau tăng dần và lan xuống dưới mông, khoeo, theo đường kinh bàng quang, có lúc đau âm ỉ, lúc đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi hoặc khi gập cổ đột ngột, nằm yên thì đỡ đau. Triệu chứng trên thuộc đau dây thần kinh tọa thể lâm sàng nào:
A. Phong hàn phạm kinh lạc
B. Can Thận âm hư, hàn thấp xâm nhập
C. Huyết ứ khí trệ ở kinh lạc
D. Do phong nhiệt
-
Câu 25:
Mạch sác phản ánh bệnh thuộc chứng nào dưới đây:
A. Nhiệt chứng
B. Hàn chứng
C. Phong chứng
D. Thấp chứng
-
Câu 26:
Thuốc bổ huyết có tác dụng gì?
A. Phá huyết.
B. Chỉ huyết.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
-
Câu 27:
Thời kỳ nào Y học cổ truyền được phục hồi:
A. Thời Kỳ Độc Lập Dưới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn
B. Thời Kỳ Pháp Xâm Lược
C. Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 28:
Chữa các bệnh viêm tuyến vú, đau thần kinh liên sườn, nôn, nấc, hạ huyết áp là huyệt:
A. Huyền trung
B. Can du
C. Chiên trung
D. Phế du
-
Câu 29:
Tâm căn suy nhược là biểu hiện rối loạn hoạt động ở tạng phủ nào dưới đây:
A. Ngũ tạng
B. Lục phủ
C. Tâm, Can, Thận
D. Nhiều tạng phủ
-
Câu 30:
Ở mặt sau đùi, giữa nếp lằn mông là huyệt:
A. Trật biên
B. Thượng liêu
C. Thừa phù