1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh:
A. Hiếm gặp
B. Khá phổ biến
C. Ít phổ biến
D. Rất phổ biến
-
Câu 2:
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh hay xuất hiện ở:
A. Trẻ em
B. Nam giới
C. Nữ giới
D. Mọi giới
-
Câu 3:
Chẩn đoán bát cương trong thể Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do phong nhiệt là:
A. Lý - hư - nhiệt
B. Biểu - thực - hàn
C. Biểu - hư - hàn
D. Biểu - thực - nhiệt 166.Nguyên nhân hay gặp
-
Câu 4:
Nguyên nhân hay gặp nhất gây bệnh Liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học hiện đại là do:
A. Lạnh
B. Nhiễm trùng
C. Chấn thương
D. Lạnh, nhiễm trùng
-
Câu 5:
Trong thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên do phong hàn, bệnh nhân có biểu hiện:
A. Rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác
B. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
C. Rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt sác
D. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn
-
Câu 6:
Để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên, người ta có thể châm xuyên:
A. Hạ quan → Thính cung
B. Tình minh → Toản trúc
C. Đồng tử liêu → Thái dương
D. Giáp xa → Hạ quan
-
Câu 7:
Để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do phong nhiệt nên dùng phương pháp:
A. Châm bổ
B. Cứu
C. Châm tả
D. Ôn châm
-
Câu 8:
Viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, Zona tai là những nguyên nhân gây Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Huyết ứ
D. Phong thấp
-
Câu 9:
Sang chấn vùng đầu làm vỡ xương đá, xương chủm; mổ viêm tai xương chủm làm đứt dây thần kinh VII, là nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên do:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Huyết ứ
D. Phong thấp
-
Câu 10:
Bệnh nhân có sốt, sợ gió sợ nóng, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác là những biểu hiện trong thể Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do:
A. Phong nhiệt
B. Phong hàn
C. Ứ huyết
D. Chấn thương
-
Câu 11:
Cơ chế dị ứng tức thì của nổi mẩn dị ứng là:
A. Truyền mẫn cảm thụ động bằng huyết thanh và trong huyết thanh không có kháng thể dị ứng
B. Truyền mẫn cảm thụ động bằng huyết thanh và trong huyết thanh có kháng thể dị ứng
C. Không truyền mẫn cảm thụ động bằng huyết thanh và trong huyết thanh không có kháng thể dị ứng
D. Không truyền mẫn cảm thụ động bằng huyết thanh và trong huyết thanh có kháng thể dị ứng
-
Câu 12:
Nguyên nhân gây nổi mẩn dị ứng theo y học cổ truyền là:
A. Nội nhân
B. Bất nội ngoại nhân
C. Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân
D. Nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân
-
Câu 13:
Trong cơ chế gây nổi mẩn dị ứng, ngoại tà thừa cơ xâm nhập vào cơ thể là do:
A. Chính khí thịnh
B. Tà khí thực
C. Dương vượng
D. Chính khí hư
-
Câu 14:
Thể lâm sàng thường gặp trong nổi mẩn dị ứng là:
A. Phong hàn và phong nhiệt
B. Khí huyết lưỡng hư
C. Xung nhâm thất điều
D. Trùng tích nội vưu
-
Câu 15:
Màu sắc ban trong thể phong hàn của nổi mẩn dị ứng là:
A. Đỏ
B. Trắng xanh
C. Hơi đỏ
D. Trắng xanh hoặc hơi đỏ
-
Câu 16:
Dấu chứng về mạch thường gặp trong thể phong hàn của nổi mẩn dị ứng là:
A. Phù huyền
B. Phù sác
C. Phù hoãn
D. Phù khẩn
-
Câu 17:
Tính chất của ban trong nổi mẩn dị ứng thể phong hàn là:
A. Gặp gió thì lan nhanh
B. Gặp lạnh thì lan nhanh
C. Gặp nóng thì lan nhanh
D. Gặp gió hoặc lạnh thì lan nhanh
-
Câu 18:
Tính chất của ban trong nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt là:
A. Gặp lạnh thì lan nhanh
B. Gặp nóng thì lan nhanh
C. Gặp gió hoặc lạnh thì lan nhanh
D. Gặp gió hoặc nóng thì lan nhanh
-
Câu 19:
Vị thuốc nào sau đây KHÔNG dùng để điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn:
A. Thương nhĩ tử
B. Bạch chỉ
C. Phù bình
D. Tô tử
-
Câu 20:
Phương pháp nào thường dùng trong châm cứu để điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn:
A. Cứu
B. Ôn châm
C. Cứu hoặc ôn châm
D. Chích nặn máu
-
Câu 21:
Huyệt nào sau đây thường dùng để chích nặn máu trong nổi mẩn dị ứng:
A. Đại chuỳ, khúc trì, huyết hải, túc tam lý
B. Đại chuỳ, khúc trì, túc tam lý, tam âm giao
C. Đại chuỳ, khúc trì, huyết hải, tam âm giao
D. Đại chuỳ, khúc trì, huyết hải, uỷ trung
-
Câu 22:
Phép điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn là:
A. Khu phong, trừ thấp, điều hoà dinh vệ
B. Khu phong, tán hàn, điều hoà dinh vệ
C. Khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp
D. Khu phong, thanh nhiệt, điều hoà dinh vệ
-
Câu 23:
Phòng bệnh nổi mẩndị ứng ở bệnh nhân dị ứng với thức ăn, cần tránh những thức ăn có tính:
A. Cay
B. Đắng
C. Chua
D. Tanh
-
Câu 24:
Bệnh nhân nổi mẩn dị ứng do ngoại nhân, trong phòng bệnh cần tránh:
A. Lao động nặng
B. Thức ăn sống
C. Thức ăn lạnh
D. Gió lạnh
-
Câu 25:
Bệnh nhân nổi mẩn dị ứng do ăn uống, trong bài thuốc thường gia thêm:
A. Sơn tra, thần khúc
B. Táo nhân, viễn chí
C. Khương hoạt, tần giao
D. Trần bì, táo nhân
-
Câu 26:
Vị thuốc nào sau đây có tác dụng khu phong điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn:
A. Quế chi
B. Sinh khương
C. Thương nhĩ tử
D. Ý dĩ nhân
-
Câu 27:
Nhóm huyệt nào sau đây có tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết trong điều trị đau dây thần kinh tọa do phong hàn thấp:
A. Tam âm giao, Thái xung, Can du
B. Tam âm giao, Can du, Huyết hải, Túc tam lý
C. Thái xung, Túc tam lý, Can du, Huyết hải
D. Hợp cốc, Can du, Thận du, Dương lăng tuyền.
-
Câu 28:
Đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống tương đương với thể nào dưới đây trong cách phân thể lâm sàng theo y học cổ truyền:
A. Phong nhiệt
B. Phong thấp
C. Phong thấp nhiệt
D. Phong hàn thấp
-
Câu 29:
Theo y học cổ truyền, trong đau dây thần kinh tọa thể phong hàn, sự lưu thông khí huyết của các đường kinh nào sau đây bị bế tắc:
A. Can, đởm
B. Bàng quang, đởm
C. Vị, đởm
D. Bàng quang, vị
-
Câu 30:
Pháp điều trị của đau dây thần kinh tọa thể phong hàn là:
A. Phát tán phong hàn
B. Ôn thông kinh lạc
C. Khu phong tán hàn - Ôn thông kinh lạc
D. Phát tán phong hàn - Ôn thông kinh lạc