1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xuất huyết do tăng tính thấm thành mạch gồm có các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Xuất huyết do thiếu vitamin C.
B. Xuất huyết do thiếu vitamin PP
C. Bệnh Schonlein Henoch.
D. Xuất huyết do thiếu oxy kéo dài.
-
Câu 2:
Xuất huyết do rối loạn chức năng tiểu cầu gồm các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Bệnh Glanzmann.
B. Bệnh Bernard Soulier.
C. Bệnh Rendu – Osler
D. Bệnh tiểu cầu rỗng.
-
Câu 3:
Bệnh Hageman là bệnh xuất huyết do thiếu yếu tố sau:
A. X
B. XI
C. XII
D. V
-
Câu 4:
Các yếu tố đông máu sau phụ thuộc vào vitamin K, ngoại trừ:
A. II
B. V
C. VII
D. X
-
Câu 5:
Yếu tố ổn định sợi huyết là yếu tố:
A. VII
B. XII
C. XIII
D. X
-
Câu 6:
Nếu hình thái xuất huyết trên da chỉ dạng chấm, nốt và xuất hiện tự nhiên thường là:
A. Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu
B. Xuất huyết do nguyên nhân thành mạch.
C. Xuất huyết do thiếu yếu tố I
D. Xuất huyết do thiếu yếu tố XII
-
Câu 7:
Nếu xuất huyết nhiều dạng khác nhau, chấm , nốt, mảng bầm máu nông trên da, chảy máu cam, máu răng thường là do:
A. Nguyên nhân thành mạch
B. Nguyên nhân thiếu yếu tố IX
C. Nguyên nhân tiểu cầu.
D. Nguyên nhân thiếu yếu tố VIII.
-
Câu 8:
Nếu xuất huyết trên da tại các điểm chích lể kéo dài, ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi thường do:
A. Bệnh lý xuất huyết giảm phức hợp Prothrombin.
B. Bệnh Werloff
C. Bệnh Ưa chảy máu
D. Bệnh thiếu vitamin C
-
Câu 9:
Nếu xuất huyết chỉ mảng bầm máu lớn hoặc tụ máu lớn ở cơ sau chấn thương nhẹ thường do:
A. Bệnh lý xuất huyết giảm phức hợp Prothrombin.
B. Bệnh Werloff
C. Bệnh xuất huyết do thiếu oxy kéo dài
D. Bệnh thiếu yếu tố F.VIII.
-
Câu 10:
Thời gian Quick bình thường trong trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Bệnh thiếu vitamin C
B. Bệnh Werloff
C. Bệnh xuất huyết do thiếu oxy kéo dài
D. Bệnh lý xuất huyết giảm phức hợp Prothrombin.
-
Câu 11:
Bệnh Schoenlein Henoch có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Đau khớp thoáng qua
B. Xuất huyết dạng chấm
C. Nguyên nhân không rõ.
D. Thời gian chảy máu kéo dài.
-
Câu 12:
Yếu tố Willebrand có những đặc tính sau, ngoại trừ:
A. Là loại Glycoproteine
B. Là loại Mucoproteine
C. Trọng lượng phân tử 2.000.000
D. Là một thành phần của yếu tố VIII cổ điển.
-
Câu 13:
Bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Gia tăng phá huỷ yếu tố I
B. Số lượng tiểu cầu bình thường
C. Gây thiếu máu tổ chức.
D. Gây xuất huyết và thiếu máu tan máu.
-
Câu 14:
Các xét nghiệm đông máu cầm máu trong bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch sẽ biến đổi như sau, ngoại trừ:
A. Thời gian máu chảy máu đông kéo dài
B. Thời gian Quick kéo dài
C. Nghiệm pháp rượu (+)
D. Von Kaulla (+)
-
Câu 15:
Số lượng tiểu cầu gọi là giảm trong bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch khi:
A. < 50.000/ mm3
B. < 100.000/ mm3
C. < 30.000/ mm3
D. < 150.000/ mm3
-
Câu 16:
Tiêu chuẩn giảm yếu tố I trong chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch khi yếu tố I có nồng độ:
A. ≤ 2 g /L
B. ≤ 3 g /L
C. ≤ 1,5 g /L
D. ≤ 4 g /L
-
Câu 17:
Tương tác giữa giai đoạn tiểu cầu và giai đoạn thành mạch là do qua trung gian của:
A. Các yếu tố của huyết tương
B. Các yếu tố của thành mạch
C. Các yếu tố của tiểu cầu như adrenalin, calcium.
D. Các yếu tố của tiểu cầu như serotonin, adrenalin.
-
Câu 18:
Nguyên nhân kéo dài thời gian máu chảy TS bao gồm những trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Bệnh thiếu yếu tố VIII
B. Bệnh Willebrand.
C. Bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu: Suy nhược tiểu cầu Glanzmann, bệnh Jean-Bernard và Soulier
D. Bệnh giảm tiểu cầu tiên phát.
-
Câu 19:
Tất cả trẻ ưa chảy máu đều có truyền máu vì vậy nên tổ chức tiêm phòng bệnh lây sau:
A. Viêm gan siêu vi.
B. Lao
C. Bạch hầu
D. Thương hàn
-
Câu 20:
Trong bệnh ưa chảy máu trẻ em, xuất huyết thường do sang chấn, chiếm tỷ lệ khoãng:
A. 10%
B. 30%
C. 50%
D. 80%
-
Câu 21:
Đối với gia đình trẻ bị ưa chảy máu chúng ta khuyên thực hiện những điều sau:
A. Nên tổ chức tiêm phòng bệnh lây qua đường máu
B. Trong chẩn đoán cần chú ý phối hợp lâm sàng, xét nghiệm và tiền sử gia đình để tránh sai lầm vì nội khoa lại chuyển qua ngoại khoa xẻ các ổ tụ máu.
C. Tăng cường quản lý bệnh nhân bằng khám ngoại trú.
D. Tham vấn di truyền cho các gia đình để hạn chế sinh con mắc bệnh.
-
Câu 22:
Nghiệm pháp rượu (Ethanol) đễ phát hiện có tình trạng tiêu sợi huyết của bệnh nhân:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Chẩn đoán dương tính đông máu rãi rác trong lòng mạch phải có một tiêu chuẩn cận lâm sàng bắt buột đó là:
A. Số lượng tiểu cầu giảm
B. Thời gian máu chảy kếo dài
C. Thòi gian đông máu kéo đài
D. Nghiệm pháp rượu dương tính
-
Câu 24:
Thời gian máu chảy (TS) kéo dài với số lượng tiểu cầu bình thường chúng ta phải nghĩ đến bệnh lý của tiểu cầu và thành mạch.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Khi có xét nghiệm thời gian máu chảy (TS) kéo dài với số lượng tiểu cầu bình thường chúng ta phải nghĩ đến bệnh:
A. Hageman
B. Glanzmann
C. Willebrand
D. Jean-Bernard
-
Câu 26:
Khi có rối loạn đông máu nội sinh xét nghiệm chính về đông máu bị biến đổi đó là thời gian:
A. Cephalin Kaolin
B. Howell
C. Chảy máu
D. Quick
-
Câu 27:
Bệnh thiếu yếu tố IX được gọi là bệnh:
A. Ưa chảy máu A
B. Ưa chảy máu B
C. Jean-Bernard
D. Werlhof
-
Câu 28:
Xét nghiệm thời gian máu chảy (TS) để khảo sát tình trạng đông máu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Phương pháp Duke ( xét nghiệm thời gian Máu chảy) dùng để khảo sát cầm máu kỳ đầu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Xét nghiệm thời gian máu chảy theo phương pháp Duke được gọi là dài khi dài hơn:
A. 1 phút
B. 2 phút
C. 3 phút
D. 5 phút
-
Câu 31:
Xét nghiệm thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy được gọi là bình thường khi:
A. < 7 phút
B. < 9 phút
C. < 11 phút
D. > 7 phút
-
Câu 32:
Trong số các bệnh lý ác tính trẻ em, bạch cầu cấp là bệnh ung thư thường gặp và chiếm khoãng.
A. 1/3
B. 1/2
C. 3/4
D. 4/5
-
Câu 33:
Leucemi cấp trẻ em dòng lymphô chiếm:
A. Trên 70 % trường hợp
B. Trên 50% trường hợp
C. Trên 40% trường hợp
D. Trên 30% trường hợp
-
Câu 34:
Những nguyên nhân giả thiết của bệnh bạch cầu cấp bao gồm, trừ một trường hợp:
A. Do siêu vi trùng.
B. Do phóng xạ.
C. Do hóa chất.
D. Do ký sinh trùng.
-
Câu 35:
Trong xếp loại bệnh bạch cầu cấp theo phương pháp Anh - Mỹ (FAB), loại bạch cầu cấp thể tiền tủy bào được xếp vào loại:
A. M1.
B. M2.
C. M3.
D. M4.
-
Câu 36:
Hội chứng suy tủy trong bạch cầu cấp bao gồm những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Dòng nguyên hồng cầu giảm.
B. Dòng tiểu cầu giảm.
C. Tỷ lệ hồng cầu / bạch cầu hạt giảm.
D. Chỉ số trưởng thành dòng hồng cầu bị rối loạn.
-
Câu 37:
Đặc điểm lâm sàng bệnh bạch cầu cấp thời kỳ toàn phát thường có các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Không sốt.
B. Thiếu máu.
C. Xuất huyết.
D. Đau xương khớp.
-
Câu 38:
Mục đích điều trị tấn công trong bệnh bạch cầu cấp trẻ em là đạt được sự lui bệnh hoàn toàn với những tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn như sau:
A. Tăng hồng cầu lên 4 triệu/ cc
B. Tăng tiểu cầu > 100 x 109/l.
C. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi >1.5 x 109/l và tăng hồng cầu lên 4 triệu/cc
D. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi >1.5 x 109/l.Tăng tiểu cầu > 100 x 109/l và Tế bào non leucoblast > 5% tủy xương.
-
Câu 39:
Điều trị dự phòng cho hệ thần kinh trung ương để phòng các leucoblast vào màng não ta có thể thực hiện như sau:
A. Tia xạ vào hộp sọ.
B. Bơm Methotrexate vào nước não tủy.
C. Bơm Hydrocortisone vào nước não tủy.
D. Kháng sinh nội tủy
-
Câu 40:
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh tăng sinh ác tính những tế bào leucoblast. Những leucoblast này có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Rất non.
B. Chưa biệt hóa.
C. Đã biệt hóa.
D. Nhân nhiều thùy và có hạt nhân.
-
Câu 41:
Phản ứng giả Leucemi cấp ở trẻ em có thể gặp trong những trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Ho gà
B. Lao
C. Bạch cầu kinh
D. Nhiễm siêu vi
-
Câu 42:
Khoãng trống bạch cầu dùng để phân biệt bạch cầu kinh dựa vào điểm sau:
A. Có bạch cầu non không có bạch cầu trung gian
B. Có bạch cầu non và có bạch cầu trung gian
C. Có bạch cầu non và tất cả các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành
D. Không có bạch cầu non và có các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành
-
Câu 43:
Trong bệnh bạch cầu cấp trẻ em phải chọn lựa chuyền máu như sau, để đem lại các thành phần tế bào máu.
A. Plasma tươi
B. Máu tươi
C. Hồng cầu khối
D. Khối tiểu cầu
-
Câu 44:
Những lời khuyên cho bà mẹ có con mắc bệnh bạch cầu cấp:
A. Phòng bội nhiễm
B. Tuân thủ điều trị lâu dài
C. Phải điều trị duy trì xen kẻ tái cảm nhiễm
D. Phải cho uống thuốc Nam đầy đủ
-
Câu 45:
Trong điều trị bạch cầu cấp, nếu bệnh nhân suy gan thì người ta chống chỉ định sử dụng thuốc sau:
A. Prednisolone.
B. 6MP.
C. Asparaginase.
D. Cytosine arabinoside.