1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Đặc điểm của thể hen ẩn ở trẻ em là:
A. Trẻ ho nhiều vào ban ngày
B. Đáp ứng tốt với theophyllin
C. Đáp ứng tốt với các thuốc chủ vận beta 2 giao cảm
D. Nghe được ran rít và ran ngáy lúc trẻ ho
-
Câu 2:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ sơ sinh được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
A. \(\ge\) 30 lần/phút.
B. \(\ge\) 40 lần/phút.
C. \(\ge\) 50 lần/phút.
D. \(\ge\) 60 lần/phút.
-
Câu 3:
Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp?
A. Methicilline + Gentamycine
B. Cephalexine + Gentamycine
C. Cefalotine + Nebcine
D. Fosfomycine + Methicilline.
-
Câu 4:
Những nguyên tắc trong tiêm dưới da ở trẻ em là, ngoại trừ:
A. Cần thay kim sau khi đã dùng để lấy thuốc
B. Dùng kim nhỏ cở 26-30
C. Lượng thuốc tiêm không quá 0,5ml.
D. Góc tiêm là 900 đối với những trẻ có lớp mỡ dưới da mỏng
-
Câu 5:
Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghi ngờ viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh:
A. Vàng da, lách to, chảy máu
B. Tam chứng màng não, Kernig (+)
C. Bỏ bú, nôn, suy hô hấp, vàng da
D. Bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ, gan lách to
-
Câu 6:
Những dị tật bẩm sinh của tim thường xảy ra nhất vào thời gian nào trong thai kỳ:
A. Trong tuần đầu
B. Trong 2 tuần đầu
C. Trong tháng đầu
D. Trong 2 tháng đầu
-
Câu 7:
Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt là:
A. Miệng của trẻ mở rộng
B. Môi trẻ không đưa ra ngòai hoặc môi dưới mím vào
C. Có nhiều quầng vú mẹ ở phía dưới miệng của trẻ
D. Má trẻ căng hoặc lõm khi trẻ bú
-
Câu 8:
Phác đồ điều trị chung cho vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường là chiếu đèn nên việc chẩn đoán nguyên nhân vàng da không nhất thiết phải đặt ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Theo chiến lược IMCI, trẻ được phân loại là viêm phổi, cán bộ y tế cho kháng sinh thích hợp trong 5 ngày và hướng dẫn bà mẹ làm giảm đau họng và giảm ho bằng các thuốc an toàn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Bé Tâm, 3 tháng tuổi, thường bị nôn sau ăn. Để tránh tình trạng nôn, cần phải để Tâm nằm yên sau khi bú.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Phần lớn các thuốc chống động kinh trong giai đoạn đầu đều gây tác dụng phụ sau:
A. Rối loạn hô hấp
B. Rối loạn trương lực kiểu ngoại tháp
C. Giảm bạch cầu hạt
D. Nổi mụn
-
Câu 12:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây dễ bị bỏ sót nhất trên lâm sàng:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch
D. Thông sàn nhĩ thẩt
-
Câu 13:
Độc tố hay loại men nào sau đây quyết định độc lực của tụ cầu khuẩn?
A. Leucocidine
B. Staphylokinase
C. Coagulase
D. Enterotoxine
-
Câu 14:
Herpangina là bệnh về khoang miệng với đặc điểm:
A. Các vết loét nông ở môi
B. Các vết loét ở vòm khẩu cái mềm
C. Gây bởi virus herpes
D. Câu B và C đúng
-
Câu 15:
Trước một trẻ sơ sinh có vàng da, luôn luôn nghĩ đén vàng da sinh lý là đầu tiên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp cho thời kỳ răng sữa:
A. Miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyền sang còn nhiều nên trẻ ít mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu
B. Trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng
C. Ngôn ngữ phát triển
D. Chức năng vận động phát triển nhanh
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây giải thích trẻ sơ sinh dễ bị tác dụng xấu của thuốc:
A. Hệ enzyme ở gan chưa chín muồi
B. Nồng độ protein huyết thanh cao
C. Chức năng thận chưa hoàn chỉnh
D. Câu A và C đúng
-
Câu 18:
Một trẻ 1 tuổi, nằm im, 2 mắt nhắm; ta gọi lớn tiếng trẻ không có phản ứng gì; khi ta ấn mạnh vào điểm giữa 2 cung mày của trẻ thì trẻ không mở mắt, hai tay co cứng, thở kiểu Cheyne - Stokes, đồng tử 2 bên 2mm, còn phản xạ với ánh sáng. Trong trường hợp này:
A. Trẻ đã bị tụt kẹt gian não trung tâm.
B. Trẻ đang bị đe doạ tụt kẹt trung tâm.
C. Trẻ đang bị đe doạ tụt kẹt qua lổ chẩm.
D. Tổn thương đã ở mức cuống não.
-
Câu 19:
Một trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm (mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu do E.Coli trong 3 tháng cuối trước khi sinh), trong trường hợp này chọn lựa kháng sinh cho điều trị:
A. PNC
B. PNC + Gentamycine
C. Ampicilline + Gentamycine
D. Claforan +Amoxilline
-
Câu 20:
Ngay sau sinh máu lên phổi nhiều là do tăng áp lực trong động mạch phổi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Thể suy tim cấp do thiếu vitamin B1 thường gặp ở lứa tuổi:
A. 1-2 tháng.
B. 2-4 tháng.
C. 4-6 tháng.
D. 6-8 tháng.
-
Câu 22:
Chống chỉ định dùng Digoxin trong suy tim có kèm rung nhĩ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Trẻ nhũ nhi không có khả năng chống nóng như người lớn vì:
A. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn chỉnh
B. Diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn người lớn
C. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
D. Không câu nào đúng
-
Câu 24:
Bé Anh 2 tháng tuổi nôn rất nhiều, để đánh giá hậu quả của nôn cần phải làm xét nghiệm gì để có thái độ xử trí kịp thời:
A. Đường máu
B. Protid máu
C. Điện giải đồ
D. Urê máu
-
Câu 25:
Các nguyên tắc khi kê đơn thuốc cho trẻ em gồm các điểm sau, ngoại trừ:
A. Đơn thuốc phải ghi tên và địa chỉ của quầy thuốc.
B. Đơn thuốc phải ghi tên, tuổi của bệnh nhi
C. Liệu trình cần được xác định trong một thời hạn nhất định
D. Đơn phải được ghi ngày kê và có ký tên
-
Câu 26:
Ở trẻ bắt đầu đi học thì táo bón chủ yếu do:
A. Thay đổi chế độ sinh hoạt và môi trường
B. Thay đổi chế độ ăn
C. Phình đại tràng bẩm sinh
D. Thiếu nước
-
Câu 27:
Trẻ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ là do:
A. Giảm phát triển của não thời kỳ bào thai
B. Giảm kiểm soát các gen tổng hợp protein của myelin và neuron.
C. Chậm phát triển và trưởng thành của tế bào não
D. Giảm tăng sinh của các đuôi gai, sợi trục
-
Câu 28:
Liên cầu khuẩn gây viêm cầu thận cấp thuộc nhóm và týp sau:
A. Anpha nhóm A, týp 25 và týp 14
B. Beta nhóm A, týp 12 và týp 49
C. Beta nhóm B, týp 12 và týp 25
D. Anpha nhóm B, týp 14 và týp 49.
-
Câu 29:
Yếu tố nguy cơ cao của bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm do vi khuẩn truyền bằng đường mẹ - thai:
A. Mẹ bị ngứa âm hộ không rõ nguyên nhân trước sinh
B. Bàn tay chăm sóc của nhân viên y tế không vệ sinh
C. Mẹ bị nấm âm đạo
D. Mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu 15 ngày trước sinh không được điều trị kháng sinh
-
Câu 30:
Bệnh tim bẩm sinh nào không có chỉ định phẫu thuật tim:
A. Thông sàn nhĩ thất hoàn toàn
B. Tứ chứng Fallot
C. Phức hợp Eissenmenger
D. Đảo gốc động mạch
-
Câu 31:
Đặc điểm chung của thanh khí phế quản trẻ em là:
A. Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
B. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc có nhiều mạch máu.
C. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
D. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có nhiều mạch máu.
-
Câu 32:
Một trong những đặc điểm của sự tạo máu ở trẻ em là:
A. Rất yếu
B. Khó hồi phục
C. Rất ổn định
D. Rất mạnh
-
Câu 33:
Viêm họng là nguyên nhân gây nôn thường gặp ở lứa tuổi:
A. Sơ sinh
B. Bú mẹ
C. Trẻ nhỏ
D. Dậy thì
-
Câu 34:
Uốn ván rốn không còn là một bệnh hay gặp hiện nay trong giai đoạn sơ sinh:
A. Đẻ sạch
B. Thuốc sát khuẩn tốt
C. Tay nghề của nhân viên y tế đã nâng cao
D. Mẹ được tiêm phòng uốn ván
-
Câu 35:
Khi nói về cơ chế bệnh sinh của hôn mê, thì phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Ta có ý thức là nhờ có hoạt động của "2 bán cầu đại não" và "hệ thống lưới phát động hướng lên".
B. Tổn thương chức năng hay tổn thương cấu trúc của hệ thống lưới phát động hướng lên chắc chắn sẽ gây hôn mê.
C. Tổn thương chức năng hay cấu trúc của cả một bán cầu sẽ gây hôn mê.
D. Khi tổn thương lan toả cả 2 bán cầu đại não thì bệnh nhân mới mất khả năng nhận biết và phản ứng thích hợp bằng vận động và lời nói, tuy vẫn còn mở mắt.
-
Câu 36:
Khi có dấu hiệu ngộ độc Digoxin trên lâm sàng cần phải:
A. Giảm liều Digoxin xuống còn 1 nửa và cho thêm bicarbonat natri 14%
B. Không cần giảm liều, chỉ cần làm điện giải đồ để điều chỉnh Kali
C. Chỉ cần giảm liều xuống một nửa và tăng thêm lượng Kali
D. Ngừng ngay Digoxin, làm điện giải đồ và bù thêm kali và magné
-
Câu 37:
Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp:
A. Nằm ngửa cổ.
B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có.
C. Súc rửa dạ dày.
D. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn.
-
Câu 38:
Việc nào sau đây được chương trình IMCI khuyến cáo thực hiện trước và trong khi chuyển 1 trẻ bị hôn mê lên tuyến trên:
A. Tiêm ngay cho trẻ liều kháng sinh thích hợp và hoặc là liều thuốc chống sốt rét đầu tiên.
B. Làm hạ thân nhiệt để chống phù não.
C. Cho trẻ liều Glucose tiêm tĩnh mạch nếu có hoặc bơm sửa qua sonde để phòng hạ đường huyết cho trẻ.
D. Chương trình IMCI chỉ khuyến cáo 2 việc A và C.
-
Câu 39:
Cơ trẻ em phát triển không đồng đều. Ở trẻ dưới 6 tuổi, các cơ ở đùi, vai, cẳng chân, cánh tay phát triển trước trong khi đó các cơ nhỏ như cơ ở bàn tay, ngón tay phát triển sau. Nhận định trên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Dùng muối iod không đúng dễ gây dư thừa Iode khi dùng muối Iode như món ăn phụ hàng ngày.
A. Sai
B. Đúng
-
Câu 41:
Để gây nhiễm khuẩn đường tiểu, vi khuẩn thường xâm nhập vào hệ tiết niệu qua:
A. Máu (Đường từ trên đi xuống)
B. Từ niệu đạo đi vào (Đường từ dưới đi lên trên)
C. Bạch mạch
D. Từ ruột
-
Câu 42:
Dấu chứng nào sau đây đặc trưng của viêm phổi tụ cầu?
A. Khó thở chậm
B. Khó thở kiểu Kussmaul
C. Khó thở ậm ạch
D. Khó thở vào
-
Câu 43:
Loại kháng sinh nào sau đây không nên dùng để điều trị bệnh ho gà:
A. Erythromycine.
B. Bactrim.
C. Rulide.
D. Streptomycine.
-
Câu 44:
Hội chứng xám là hội chúng với các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Do Chloramphenicol
B. Chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh đẻ non
C. Trẻ bị tiêu chảy
D. Có thể truỵ mạch
-
Câu 45:
Mục đích điều trị tấn công trong bệnh bạch cầu cấp trẻ em là đạt được sự lui bệnh hoàn toàn với những tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn như sau:
A. Tăng hồng cầu lên 4 triệu/ cc
B. Tăng tiểu cầu > 100 x 109/l.
C. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi >1.5 x 109/l và tăng hồng cầu lên 4 triệu/cc
D. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi >1.5 x 109/l.Tăng tiểu cầu > 100 x 109/l và Tế bào non leucoblast > 5% tủy xương.