1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ định kết hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai dựa vào vi khuẩn:
A. Vi khuẩn gram dương, gram âm, kỵ khí
B. Liên cầu khuẩn nhóm B, Hemophilus Influenza, Salmonella
C. Listeria Monocytogenese, Liên cầu khuẩn nhóm B, Pseudomonas
D. E.Coli, Listeria Monocytogenese, Liên cầu kuẩn nhóm B
-
Câu 2:
Kháng sinh hàng đầu để điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai là Claforan:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Một trẻ sơ sinh đủ tháng mẹ bị bệnh giống như cảm cúm 10 ngày trước sinh, ối xanh bẩn trong khi sinh, sau khi sinh cháu bé bị suy hô hấp. Cháu bé được chẩn đoán bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. Về điều trị, cần chỉ định kháng sinh:
A. Ampicilline + Gentamycine
B. Beta lactame + Aminosides
C. Claforan + Ampicilline
D. Ceftriaxone + Ampicilline
-
Câu 4:
Một trẻ sơ sinh đẻ non 34 tuần thai, mẹ không có bệnh lý nào đặt biệt, ối xanh bẩn trong khi sinh, sau khi sinh cháu bé bị suy hô hấp. Cháu bé được chẩn đoán bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai. Về điều trị, cần chỉ định kháng sinh:
A. Ceftriaxone + Ampicilline
B. Claforan + Ampicilline
C. Beta lactame + Aminosides
D. Claforan + Ampicilline + Gentamycine
-
Câu 5:
Nguyên nhân lây nhiễm thường gặp nhất của nhiễm trùng mắc phải sau sinh:
A. Do đường sinh dục mẹ bị nhiễm khuẩn
B. Do không chiếu tia cực tím sát khuẩn phòng sơ sinh
C. Do không rửa tay cẩn thận trước khi chăm sóc 1 trẻ sơ sinh
D. Do ối vỡ sớm
-
Câu 6:
Phương thức hữu hiệu nhất dự phòng nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện:
A. Rửa tay cẩn thận trước và sau khi chăm sóc mỗi trẻ sơ sinh.
B. Dùng dụng cụ khám và chăm sóc riêng cho từng trẻ sơ sinh
C. Chiếu tia cực tím sát khuẩn phòng bệnh
D. Chùi phòng bệnh hàng ngày
-
Câu 7:
Một trẻ sơ sinh đủ tháng 9 ngày tuổi từ nông thôn chuyển lên vì bỏ bú, bụng chướng, thở nhanh và sốt. Trẻ được chẩn đoán là viêm phổi sau sinh, về điều trị, cần chỉ định kháng sinh:
A. Vancomycine
B. Ampicillin + Gentamycine
C. Amoxilline uống
D. Cephalosporine thế hệ thứ III
-
Câu 8:
Loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện:
A. Liên cầu khuẩn nhóm B
B. Klebshiella
C. Tục cầu vàng
D. Tuỳ theo sinh thái của từng khoa sơ sinh
-
Câu 9:
Sơ sinh 30 tuần thai, sau sinh có suy hô hấp được điều trị 3 loại kháng sinh kết hợp cho nhiễm trùng sơ sớm. Từ ngày thứ 5 sau đẻ trẻ xuất hiện da tái, nhịp thở không đều. Trong trường hợp này cần phải xử trí:
A. Ngưng ngay các kháng sinh và theo dõi
B. Xét nghiệm cấy máu và đổi kháng sinh điều trị
C. Tiếp tục kháng sinh đang cho, chờ kết quả xét nghiệm sẽ đổi kháng sinh sau
D. Không xét nghiệm phải đổi ngay kháng sinh
-
Câu 10:
Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải tại cộng đồng thường gây kháng thuốc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Uốn ván rốn thuộc loại:
A. hiễm trùng sơ sinh sớm
B. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh
C. Viêm rốn (thuộc dạng nhiễm trùng sơ sinh sớm thể tại chỗ)
D. Không thuộc bệnh lý nhiễm trùng
-
Câu 12:
Đường gây bệnh thông thường nhất của uốn ván rốn là:
A. Đường ngoài da
B. Đường tai giữa
C. Đường máu
D. Đường rốn
-
Câu 13:
Phương thức nào quan trọng nhất trong điều trị uốn ván rốn:
A. Điều trị thuốc an thần
B. Điều trị hỗ trợ bằng chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ năng lượng
C. Điều trị bằng kháng độc tố chống uốn ván S.A.T
D. Tất cả các phương thức trên đều quan trọng
-
Câu 14:
Yếu tố nào sau đây có khả năng tiên lượng sớm bệnh uốn ván rốn:
A. Thời gian ủ bệnh
B. Cơn co giật
C. Cơn ngưng thở
D. Nhiệt độ
-
Câu 15:
Uốn ván rốn luôn là một bệnh nguy hiểm và hay gặp ở thời kỳ sơ sinh hiện nay:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Uốn ván rốn không còn là một bệnh hay gặp hiện nay trong giai đoạn sơ sinh:
A. Đẻ sạch
B. Thuốc sát khuẩn tốt
C. Tay nghề của nhân viên y tế đã nâng cao
D. Mẹ được tiêm phòng uốn ván
-
Câu 17:
Định nghĩa giai đoạn sơ sinh:
A. Từ 1- 7 ngày sau sinh
B. Từ 1- 28 ngày sau sinh
C. Từ tuần thai thứ 28 đến ngày thứ 7 sau sinh
D. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 30 sau sinh
-
Câu 18:
Theo dõi diễn biến chính xác quá trình thai nghén là theo dõi trong thai kỳ:
A. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn nguy cơ bệnh lý bào thai
B. Nhiễm vi khuẩn 3 tháng đầu nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sớm
C. Nhiễm vi khuẩn 3 tháng giữa nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai
D. Nhiễm vi khuẩn 3 tháng cuối nguy cơ nhiễ trùng sơ sinh sớm
-
Câu 19:
Một sản phụ tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng ở tuổi thai 41 tuần. Sau sinh trẻ bú yếu, mẹ sợ cháu bị bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Bạn hỏi hay khám gì đầu tiên:
A. Đánh giá tuổi thai theo tiêu chuẩn sản khoa
B. Hỏi xem kinh nguyệt mẹ đều hay không đều
C. Hỏi xem ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày nào
D. Khám đánh giá tuổi thai theo tiêu chuẩn hình thái
-
Câu 20:
Sản phụ mang thai con so kinh nguyệt không đều, 2 tháng có kinh một lần, đã mất kinh một tháng nhưng làm siêu âm vẫn chưa thấy có thai trong tử cung. Lần này tính theo kỳ kinh cuối cùng sản phụ chuyển dạ ở tuổi thai 41 tuần. Với tình huống này câu nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Trẻ sơ sinh sinh ra đời có khả năng ở tuổi thai 41 tuần
B. Trẻ sơ sinh ra đời không thể có tuổi thai 41 tuần
C. Chỉ dựa vào tiêu chuẩn thần kinh để khám và đánh giá tuổi thai
D. Chỉ dựa vào phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống để khám và đánh giá tuổi thai
-
Câu 21:
Khi làm bệnh án trẻ sơ sinh, khai thác bệnh sử phần diễn biến chuyển dạ của mẹ cần nắm yếu tố nào sau đây:
A. Thời gian vỡ ối
B. Số con đã sinh
C. Đường sinh (đường dưới, mổ đẻ hoặc đẻ có can thiệp bằng thủ thuật sản khoa khác)
D. Tiền sử những lần sinh trước
-
Câu 22:
Sản phụ sinh con rạ, lần mang thai đầu tiên lúc 6 tháng mẹ bị sốt rồi sẩy thai không được xác định nguyên nhân để điều trị, 10 tháng sau mẹ mang thai lại, tuổi thai 36 tuần, ối vỡ giờ thứ 13, mẹ không sốt, đẻ ra bé gái nặng 2800 gr, tuổi thai theo tiêu chuẩn hình thái là 35 - 36 tuần. Về điều trị kháng sinh cho em bé, câu nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Có 1 yếu tố nguy cơ chính trong tiền sử mẹ, cần điều trị
B. Có 2 yếu tố nguy cơ chính trong chuyển dạ, cần điều trị
C. Có nhiều yếu tố nguy cơ, cần điều trị
D. Không nên cho kháng sinh, phải theo dõi trong ít nhất 48 giờ
-
Câu 23:
Sản phụ sinh con so, chuyển dạ 3 ngày. Sinh thường đường dưới, bé trai APGAR 8/ phút thứ 1, 9 / phút thứ 5. Sau sinh 9 giờ trẻ bú vào nôn ra, rồi bú kém dần đi. Theo bạn xử trí nào sau đây là đúng nhất:
A. Làm xét nghiệm công thức máu, theo dõi tiếp lâm sàng trong khi chờ kết quả xét nghiệm
B. Theo dõi tiếp 4 dấu hiệu: nôn -bú kém, rối loạn thân nhiệt, ngủ nhiều, ít vận động
C. Theo dõi tiếp 4 dấu hiệu: nôn, bú kém, rối loạn thân nhiệt, ỉa chảy
D. Theo dõi tiếp các dấu hiệu nôn, bú kém
-
Câu 24:
Sản phụ sinh con so, thời kỳ chuyển dạ 16 giờ, ối vỡ 1 giờ, rặn đẻ > 45 phút. Đẻ can thiệp thủ thuật vì rặn đẻ lâu. Trẻ sinh ra khóc to, bú tốt. Đến 18 giờ sau sinh cháu bú vào nôn ra và sờ thấy 2 bàn chân lạnh. Em bé này có khả năng bị nhiễm trùng sơ sinh sớm vì:
A. Rặn đẻ lâu là yếu tố nguy cơ
B. Rặn đẻ lâu và có triệu chứng lâm sàng
C. Có 2 triêu chứng lâm sàng
D. Xét nghiệm CRP dương tính mới chẩn đoán được
-
Câu 25:
Định nghĩa sơ sinh đủ tháng theo tuổi thai:
A. Tuổi thai từ 37 - 40 tuần
B. Tuổi thai từ 37- 42 tuần
C. Tuổi thai từ 38 - 42 tuần
D. Tuổi thai từ 38 - 41 tuần
-
Câu 26:
Định nghĩa sơ sinh đẻ non theo tuổi thai dưới hoặc bằng:
A. 32 tuần
B. 35 tuần
C. 36 tuần
D. 37 tuần
-
Câu 27:
Tuổi thai được chẩn đoán theo tiêu chuẩn nhi khoa là dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và những dấu hiệu về hình thái.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Những nét chính trong chăm sóc sơ sinh tại nhà hộ sinh là:
A. Cho bú, phát hiện bệnh lý điều trị
B. Cho bú, phát hiện bệnh lý nội khoa để điều trị
C. Cho bú, phát hiện bệnh lý ngoại khoa để điều trị
D. Cho bú, chuyển khoa sơ sinh gần nhất nếu phát hiện bệnh lý vượt khả năng điều trị
-
Câu 29:
Theo dõi diễn biến chuyển dạ để xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh là ghi nhận xem đa ối hay thiểu ối.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Sản phụ có tiền sử nhiễm độc thai nghén từ tháng thứ 7 của thai kỳ, đến khi chuyển dạ bị tiền sản giật. Sinh thường đường dưới, bé trai nặng 2500 gr, vòng đầu 31 cm. Tiên lượng của trẻ tuỳ thuộc vào:
A. Loại sơ sinh chẩn đoán, những bệnh lý kèm theo
B. Điểm số APGAR ở phút thứ 5, bú được không nôn
C. Loại sơ sinh chẩn đoán, bệnh não thiếu khí
D. Không bị bệnh lý não thiếu khí, ối không xanh
-
Câu 31:
Có thể cho bú chủ động khi nuôi dưỡng tất cả trẻ sơ sinh đẻ non.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Loại trẻ sơ sinh nào khi chăm sóc nuôi dưỡng dễ bị hạ đường huyết nhất:
A. Sơ sinh đẻ non
B. Sơ sinh đẻ yếu
C. Sơ sinh già tháng
D. Sơ sinh non yếu
-
Câu 33:
Loại sơ sinh nào trong quá trình chăm sóc dễ bị hạ thân nhiệt nhất:
A. Sơ sinh đẻ non
B. Sơ sinh đủ tháng bệnh lý
C. Sơ sinh già tháng
D. Sơ sinh đẻ yếu - đẻ non
-
Câu 34:
Để có kế hoạch chăm sóc sơ sinh tốt phải biết phân loại trẻ sơ sinh. Phân loại trẻ sơ sinh dựa vào:
A. Đánh giá mức độ trưởng thành theo tuổi thai
B. Đánh giá tuổi thai và mức độ dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao, vòng đầu so với tuổi thai )
C. Các chỉ số cân, nặng, vòng đầu, chiều cao.
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng
-
Câu 35:
Cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đẻ non < 1500 gr có suy hô hấp là:
A. Chuyền sữa mẹ nhỏ giọt qua sonde dạ dày trong những ngày đầu
B. Chuyền tĩnh mạch nuôi dưỡng bằng dung dịch Glucose 10% cho đến khi suy hô hấp cải thiện
C. Chuyền tĩnh mạch nuôi dưỡng bằng dung dịch Glucose, Lipide và Protide để đảm bảo năng lượng
D. Cho bú mẹ
-
Câu 36:
Những dị tật bẩm sinh của tim thường xảy ra nhất vào thời gian nào trong thai kỳ:
A. Trong tuần đầu
B. Trong 2 tuần đầu
C. Trong tháng đầu
D. Trong 2 tháng đầu
-
Câu 37:
Nhiễm virus nào dưới đây trong 2 tháng đầu mang thai có thể gây ra tim bẩm sinh:
A. Coxackie B
B. Dengue
C. Rubéole
D. Viêm gan B
-
Câu 38:
Bệnh tim bẩm sinh chiếm vị trí nào trong các loại dị tất bẩm sinh nói chung ở trẻ em:
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
-
Câu 39:
Bệnh tim bẩm sinh nào sẽ gây chết ngay sau sinh:
A. Tim sang phải
B. Bloc nhĩ thất bẩm sinh
C. Tim một thất duy nhất
D. Hoán vị đại động mạch
-
Câu 40:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây không gây tăng áp lực động mạch phổi:
A. Thông liên thất
B. Tứ chứng Fallot
C. Hoán vị đại động mạch
D. Thân chung động mạch
-
Câu 41:
Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây gây tăng áp lực động mạch phổi sớm:
A. Thông liên thất lỗ nhỏ
B. Thông liên thất + Hẹp van động mạch phổi
C. Thông sàn nhĩ thất một phần
D. Thông sàn nhĩ thất hoàn toàn
-
Câu 42:
Bệnh tim bẩm sinh nào không có chỉ định phẫu thuật tim:
A. Thông sàn nhĩ thất hoàn toàn
B. Tứ chứng Fallot
C. Phức hợp Eissenmenger
D. Đảo gốc động mạch
-
Câu 43:
Bệnh tim bẩm sinh có tím nào dưới đây có tiên lượng tốt nhất:
A. Đảo gốc động mạch
B. Tứ chứng Fallot
C. Tim chỉ có một thất
D. Thân chung động mạch
-
Câu 44:
Triệu chứng lâm sàng của tăng áp lực động mạch phổi trong các bệnh tim bẩm sinh có Shunt trái-phải là, ngoại trừ:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Hay bị viêm phổi tái đi tái lại
C. Tím da và niêm mạc
D. Tiếng T2 mạnh
-
Câu 45:
Khi nghe tim ở trẻ em có 1 tiếng thổi liên tục ở gian sườn 2-3 cạnh ức trái trên lâm sàng phải nghĩ tới bệnh nào đầu tiên dưới đây:
A. Còn ống động mạch
B. Thông liên thất+Hở van chủ(hội chứng Laubry-Pezzi)
C. Hẹp hở van động mạch phổi
D. Dò động mạch vành vào tim phải